Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 24 °C
Hải Phòng 23 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 18 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 24°C
  • Hải Phòng Hà Nội 23°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 18°C

Cần quản lý chặt chẽ thị trường, không để giá vàng “nhảy múa”

Tư vấn pháp luật
14/05/2024 10:22
Tường Minh
aa
Đây là ý kiến được nhấn mạnh tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 13/5, cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Đánh giá toàn diện kết quả triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Tại phiên họp, giá vàng và việc quản lý thị trường vàng là vấn đề được nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề cập.

“Không lẽ cứ để nhảy múa thế? Thị trường gì thì thị trường, không thể có thị trường kiểu nhảy múa thế được. Tôi chưa bao giờ thấy một thị trường mà giá vàng tăng giảm rất đột biến như vậy”, Phó Chủ tịch Quốc hội - Thượng tướng Trần Quang Phương - lưu ý về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Cũng băn khoăn về công tác quản lý thị trường vàng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng “chưa bao giờ giá vàng cao như hiện nay và chênh lệch với giá vàng thế giới quá cao”.

“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đã có các chỉ đạo ngành Ngân hàng để quản lý thị trường vàng nhưng từ khi có chỉ đạo đến nay thì giá vàng lại càng tăng. Ngân hàng nhà nước cũng đưa ra đấu thầu vàng được vài phiên nhưng giá vàng vẫn tăng đến mức đỉnh. Do đó, cần quản lý chặt chẽ thị trường vàng, phải có bàn tay quản lý của nhà nước để can thiệp vào thị trường”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.

Cần quản lý chặt chẽ thị trường, không để giá vàng “nhảy múa”
Hình ảnh tại phiên họp.

Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cũng băn khoăn về vấn đề giá vàng “nhảy múa”, có thời điểm lên tới 92 triệu đồng/lượng.

“Tại sao lĩnh vực đầu tư tư nhân và đầu tư vàng lại có nghịch cảnh như thế? Cần đánh giá kỹ hơn vấn đề này và có giải pháp cho những vấn đề như doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao, cầu tiêu dùng tăng thấp, tăng trưởng tín dụng tăng thấp trong khi lãi suất giảm… Có phải là môi trường đầu tư kinh doanh đang có vấn đề? Nguồn vốn đầu tư từ lĩnh vực tư nhân vẫn rất thấp trong khi đầu tư vào vàng lại cao như vậy có phải là người dân không yên tâm vào đầu tư cho sản xuất? Những nội dung này cần phân tích kỹ hơn”, bà Thanh nói.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, những ngày qua, giá vàng nhảy múa lên đỉnh, điều này làm tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, nguyên nhập liệu… tác động đến lạm phát trong nước. Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo theo dõi sát sao diễn biến tình hình trong nước và thế giới; có phương án điều hành linh hoạt, kịp thời để cân bằng mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

“Đề nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo rà soát, đánh giá toàn diện kết quả triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng để khắc phục tình trạng vàng miếng trong nước cao hơn thị trường quốc tế”, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.

Tăng đấu thầu để đảm bảo nguồn cung, giảm chênh lệnh

Giải trình về vấn đề thị trường vàng và quản lý nhà nước tại phiên họp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà cho biết, trước năm 2012, do những bất cập của thị trường đặt ra yêu cầu cấp thiết phải ban hành quy định mới. Trên cơ sở đó, Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã ra đời.

Sau khi triển khai các biện pháp quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24, thị trường vàng đã tương đối ổn định.

Cần quản lý chặt chẽ thị trường, không để giá vàng “nhảy múa”
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp.

Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, cụ thể là từ năm 2019, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến kinh tế toàn cầu suy thoái, lạm phát tăng cao. Thêm nữa là căng thẳng địa chính trị giữa các quốc gia tiếp tục phát sinh và leo thang dẫn đến giá vàng quốc tế tăng mạnh, khiến giá vàng trong nước tăng theo.

Đặc biệt, từ năm 2022 trở lại đây, thị trường vàng trong nước bộc lộ sự hạn chế, cụ thể là chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước với giá vàng quốc tế thường xuyên giữ ở mức cao.

Nguyên nhân là do giá vàng thế giới tăng cao, giá vàng trong nước phụ thuộc vào giá vàng thế giới.

“Đến hôm nay, giá vàng thế giới tăng khoảng 14% so với đầu năm, trong nước giá vàng cũng tiếp tục tăng theo giá thế giới. Thêm vào đó, nguồn cung trong nước hạn chế khiến giá vàng trong nước ở mức chênh lệch cao so với giá vàng quốc tế”, ông Phạm Thanh Hà nói.

Nêu giải pháp khắc phục, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, trước mắt, vì thị trường thiếu nguồn cung nên sẽ tiếp tục tăng cung cho thị trường, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu để tăng nguồn cung để ổn định giá cả, thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng SJC và giá vàng quốc tế.

Về các biện pháp hỗ trợ về quản lý thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo đối với các chi nhánh tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đồng thời, tiếp tục triển khai công tác thanh tra đối với các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng; chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh, mua bán vàng miếng chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật như hóa đơn chứng từ về thanh toán, kiểm soát các giao dịch mua bán theo đúng quy định.

Ngân hàng nhà nước cũng đã có các văn bản đề nghị các Bộ Công an, Công Thương và Tài chính, Khoa học và công nghệ phối hợp để cùng nắm tình hình, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi như buôn lậu, trục lợi, đầu cơ, đẩy giá…

Ngân hàng Nhà nước cũng đã phối hợp với UBND các tỉnh để triển khai công tác quản lý thị trường trên các địa bàn. Đến hôm nay, giá vàng trong nước đã có chuyển biến giảm so với ngày 11/5.

Trong tuần này, Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức 2 phiên đấu thầu vàng miếng thay vì 1 phiên như trước để tiếp tục tăng cung ra thị trường để đảm bảo nguồn cung, giảm chênh lệnh giữa giá vàng trong nước và quốc tế.

Về lâu dài, Ngân hàng nhà nước đã trình báo cáo tổng kết Nghị định 24 và đề xuất những giải pháp để ổn định thị trường trong thời gian tới, đồng thời tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành để đề xuất thêm các biện pháp phù hợp với tình hình mới để sửa Nghị định 24.

bài liên quan
Bổ sung quy định nhà giáo được nhà nước hỗ trợ tiền thuê nhà ở khi công tác tại vùng có điều kiện khó khăn

Bổ sung quy định nhà giáo được nhà nước hỗ trợ tiền thuê nhà ở khi công tác tại vùng có điều kiện khó khăn

Đây là nội dung được Đại biểu Hoàng Ngọc Định - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang nêu trong phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về dự án Luật Nhà giáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.
Hôm nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo

Hôm nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Nhà giáo

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo đúng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Dự luật này kỳ vọng sẽ có các quy định tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho thầy cô giáo trong việc dạy và học.
Chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025

Chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025

Chiều 13/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Chất vấn Quốc hội: Ba Bộ trưởng trả lời đúng và trúng nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Chất vấn Quốc hội: Ba Bộ trưởng trả lời đúng và trúng nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sau 2 ngày làm việc, chiều 12/11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành có liên quan thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề ra.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Báo chí phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa"

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Báo chí phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa"

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, nếu báo chí chạy theo mạng xã hội, chúng ta sẽ đứng ở phía sau, do vậy phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên.
Mới nhất
Đọc nhiều
Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo đẩy nhanh trồng rừng thay thế

Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo đẩy nhanh trồng rừng thay thế

UBND tỉnh Tuyên Quang vừa có văn bản chỉ đạo các sở, nghành, các huyện sớm hoàn thành trồng rừng thay thế sau khi Báo Pháp luật Việt Nam phản ánh.
Chồng đột ngột qua đời, vợ có được toàn quyền bán nhà?

Chồng đột ngột qua đời, vợ có được toàn quyền bán nhà?

Nếu đột nhiên người chồng qua đời mà không để lại di chúc thì người vợ có được toàn quyền định đoạt đối với tài sản chung này không?
Hà Giang: Bắt tạm giam “nghịch tử” tưới xăng thiêu bố, mẹ tử vong

Hà Giang: Bắt tạm giam “nghịch tử” tưới xăng thiêu bố, mẹ tử vong

Mâu thuẫn gia đình, Thiêng lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lửa lên để đe dọa, nhưng lửa bùng phát khiến ông T, bà H tử vong.
Tin bài khác
Chồng đột ngột qua đời, vợ có được toàn quyền bán nhà?

Chồng đột ngột qua đời, vợ có được toàn quyền bán nhà?

Nếu đột nhiên người chồng qua đời mà không để lại di chúc thì người vợ có được toàn quyền định đoạt đối với tài sản chung này không?
Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp...
Diện tích đất thực tế nhỏ hơn trên sổ đỏ, phải làm sao?

Diện tích đất thực tế nhỏ hơn trên sổ đỏ, phải làm sao?

Khi đo đạc xác định lại diện tích thửa đất mà thấy diện tích thực tế nhỏ hơn so với diện tích trên sổ đỏ thì tùy theo nguyên nhân mà có cách xử lý khác nhau.
Quốc Oai: Cần xem xét tạm đình chỉ giải quyết vụ án “Hủy hoại tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Bình Minh

Quốc Oai: Cần xem xét tạm đình chỉ giải quyết vụ án “Hủy hoại tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Bình Minh

Sắp tới, TAND huyện Quốc Oai sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Hủy hoại tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Bình Minh. Do có tình tiết mới và nhiều tình tiết chưa được làm rõ, luật sư tham gia vụ án đã có kiến nghị HĐXX tạm đình chỉ vụ án.
Thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền

Thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền

Theo GS.TS Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp, nếu pháp luật không được thực thi một cách công bằng thì Nhà nước pháp quyền chưa phải là Nhà nước pháp quyền trên thực tế. Do đó, yêu cầu thực thi pháp luật trở thành một giá trị, một yêu cầu rất cao trong Nhà nước pháp quyền.
Con cái bị bác bỏ quyền thừa kế tài sản của cha mẹ khi nào?

Con cái bị bác bỏ quyền thừa kế tài sản của cha mẹ khi nào?

Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người thừa kế bị bác bỏ phải trả lại di sản.
Theo quy định mới nhất, trẻ em có được đứng tên trên sổ đỏ?

Theo quy định mới nhất, trẻ em có được đứng tên trên sổ đỏ?

Theo Luật Đất đai mới nhất, trẻ em có được đứng tên trên sổ đỏ? Nếu trẻ em được tặng cho nhà đất thì khi làm thủ tục có cần sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật?
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo 2 dự án luật

Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo 2 dự án luật

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1372/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Tự ý cài định vị vào điện thoại người khác sẽ bị phạt như thế nào?

Tự ý cài định vị vào điện thoại người khác sẽ bị phạt như thế nào?

Việc thu thập, sử dụng, lưu giữ thông tin liên quan đến đời sống riêng tư của cá nhân của người khác mà không được người đó đồng ý là hành vi vi phạm pháp luật.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.