Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 26 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 20 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 26°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 20°C

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Báo chí phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa"

Dân sự
12/11/2024 11:59
Đại Văn
aa
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý, nếu báo chí chạy theo mạng xã hội, chúng ta sẽ đứng ở phía sau, do vậy phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên.

Phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực Y tế, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, phiên chất vấn diễn ra sôi nổi với 41 đại biểu chất vấn và 08 lượt đại biểu tranh luận.

Còn 17 đại biểu chưa được chất vấn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu gửi câu hỏi cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chuyển tới Bộ Y tế trả lời theo đúng quy định.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng:
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết thúc nhóm vấn đề y tế. Ảnh: quochoi.vn

Trình bày Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đối với 03 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn gồm: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Việc quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng; Việc đầu tư, phát triển và nâng cao chất lượng hạ tầng viễn thông, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được nhiều kết quả…

Cụ thể, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.

Thông tin tuyên truyền đã phát huy vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận và niềm tin xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam và biến nó thành sức mạnh tinh thần to lớn, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược chuyển đổi số báo chí, coi không gian này là mặt trận chính của báo chí.

Nhiều cơ quan báo chí đã nỗ lực nghiên cứu xây dựng đề án chuyển đổi số với mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại, tiếp cận được với đông đảo công chúng.

Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tăng cường giám sát hoạt động quảng cáo trên báo chí trên môi trường mạng; phối hợp với các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật về rà quét, phát hiện các quảng cáo vi phạm pháp luật, trong đó tập trung vào các nền tảng mạng xã hội lớn, có nhiều vi phạm như: Facebook, Youtube… và tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các nhãn hàng, các quảng cáo có nội dung vi phạm pháp luật; tập trung đấu tranh với nền tảng xuyên biên giới để yêu cầu tuân thủ Luật pháp Việt Nam…

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, lĩnh vực viễn thông đang bước vào công cuộc đổi mới lần hai.

Tổng bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh, hạ tầng số là hạ tầng chiến lược phải được đầu tư đi trước để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số và xã hội số.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng:
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn. Ảnh: quochoi.vn.

Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất ban hành cứu chiến lược, kế hoạch, xác định rõ các nội hàm cũng như các yêu cầu phát triển cho hạ tầng số quốc gia, đặc biệt lưu ý đến nội dung phổ cập nâng cao chất lượng hạ số tại khu vực, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhìn nhận, trên thực tế, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, những vấn đề mới phát sinh thuộc chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. “Chúng tôi luôn coi những tồn tại, hạn chế này là động lực để thúc đẩy phát triển ngành.

Các vấn đề mà các vị đại biểu Quốc hội sẽ nêu ra ngày hôm nay dưới các góc nhìn khác nhau, cách tiếp cận khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau… chắc chắn sẽ giúp chúng tôi nhìn thấy rõ hơn và toàn cảnh hơn về ngành mình, nhìn thấy rõ hơn những vấn đề của mình, những hạn chế, tồn tại của mình và trách nhiệm của mình, cũng như hé mở những giải pháp mới, cách làm mới, cách tiếp cận mới”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Duy Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau về vấn đề quản lý mạng xã hội chống tin giả, tin sai sự thật, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, đây là vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà mang tính toàn cầu. Bàn về một số giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đầu tiên là vấn đề hoàn thiện thể chế.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng:
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau tham gia chất vấn. Ảnh quochoi.vn

“Trước đây, chúng ta mới quy định xử lý cá nhân sử dụng mạng xã hội khi đưa thông tin sai sự thật, tin giả. Mới đây, chúng ta đã đưa vấn đề xử lý các nền tảng xã hội khi vi phạm luật pháp Việt Nam. Trước đây, chúng ta cho rằng đây là trách nhiệm của quản lý nhà nước, nhưng thật ra trách nhiệm lớn là đối với các nền tảng xã hội”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ.

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, họ phải có trách nhiệm rà quét, tự động gỡ bỏ các thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc.

Bên cạnh đó, chúng ta đang sống trong không gia mới là không gian số trong khoảng 10 năm trở lại đây. Vì vậy, vấn đề truyền thông để mọi người có kĩ năng số, biết sử dụng các nền tảng số, có khả năng đề kháng cho không gian số, đào tạo cho cả thế hệ tương lai (học sinh, sinh viên) là rất cần thiết.

Tham gia chất vấn, đại biểu Tạ Thị Yên, Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên đặt câu hỏi, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa báo chí truyền thống và internet, mạng xã hội, ngoài việc tăng cường chất lượng, đẩy mạnh số hóa báo chí thì bài toán kinh tế báo chí, mô hình kinh doanh báo chí sẽ phải giải quyết như thế nào để báo chí truyền thống có thể cạnh tranh và tồn tại, làm tốt vai trò người lính xung kích trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước?

Trả lời chất vấn của đại biểu Tạ Thị Yên, Bộ trưởng cho biết, khi kinh tế thị trường phát triển, các doanh nghiệp bắt buộc phải quảng cáo để bán hàng, vì thế chi khá nhiều tiền cho quảng cáo, khi đó quảng cáo chủ yếu trên báo chí.

Các cơ quan báo chí cũng mong muốn được tự tài chính, nhưng sau đó mạng xã hội xuất hiện, 80% quảng cáo trực tuyến, như vậy nguồn thu của báo chí, nhất là các cơ quan báo chí tự chủ tài chính đã giảm đáng kể nguồn thu.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn về các vấn đề  thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông
Đại biểu Tạ Thị Yên - Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên tham gia chất vấn tại kỳ họp. Ảnh quochoi.vn

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, số lượng cơ quan báo chí ra đời nhiều (880 cơ quan báo chí) nhưng nguồn thu giảm.

Trong chỉ thị Thủ tướng Chính phủ ban hành về truyền thông chính sách có yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp phải coi truyền thông là việc của mình.

Ngoài chủ động đưa thông tin, có kế hoạch đưa thông tin, có bộ máy đưa thông tin, có ngân sách hàng năm để chi cho truyền thông chính sách và dùng đến ngân sách để đặt hàng báo chí.

Đây là một thay đổi, thực tế cho thấy, từ năm ngoái, các cơ quan, chính quyền các cấp bắt đầu tăng ngân sách cho báo chí.

Trong kế hoạch sửa Luật Báo chí sắp tới, cũng có một mục đề cập đến kinh tế báo chí, trong đó cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, kinh doanh xung quanh lĩnh vực truyền thông, nhưng kinh doanh để làm báo.

Bộ trưởng cũng lưu ý, nếu báo chí chạy theo mạng xã hội, chúng ta sẽ đứng ở phía sau, do vậy phải có sự khác biệt với mạng xã hội là dùng công nghệ số để lấy lại trận địa, tăng số lượng độc giả, từ đó quảng cáo cũng sẽ tăng lên.

Đặc biệt, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.

Về tình trạng lừa đảo trực tuyến gia tăng, Bộ trưởng cho biết, có tình trạng nhà nhà thu thập thông tin cá nhân, mà không biết rằng thu thập thông tin cần xin phép, khi thu thập thông tin phải có hệ thống an toàn để bảo vệ thông tin không bị tấn công…

Để giải quyết tình trạng này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, việc phổ biến Luật An toàn thông tin, Luật An ninh mạng, trách nhiệm của người thu thập thông tin bảo vệ dữ liệu, sử dụng đúng quy định của pháp luật… là câu chuyện lớn.

Năm 2023, 2024 Bộ Thông tin và Truyền thông coi đây là trọng điểm, tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị dễ để xảy ra lộ lọt thông tin cá nhân.

Bộ đã công bố những sai sót của các doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, để nhắc nhở các doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương: Có nên đưa kinh tế số vào môn học chương trình giáo dục phổ thông?

Tham gia chất vấn, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông có nên phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành khác để nghiên cứu đưa kinh tế số, kỹ thuật số trở thành môn học và đưa vào chương trình giáo dục phổ thông hay không?

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn về các vấn đề  thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông
Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương tham gia chất vấn. Ảnh: quochoi.vn

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, “cuộc di chuyển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại là sự di chuyển từ thế giới thực sang thế giới số”.

Vấn đề đặt ra là có nên dạy kĩ năng số, kiến thức về kinh tế số, xã hội số vào chương trình giáo dục phổ thông hay không? Công nghệ số là sự phát triển tiếp theo của công nghệ thông tin và có tính cách mạng, tạo ra cuộc cách mạng về chuyển đổi số.

Vì vậy, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ TTTT sẽ nâng cấp dạy môn tin học và đưa vào kĩ năng số, có thể tăng thời lượng cho môn học này.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên: Giải pháp khắc phục tình trạng cơ quan báo chí có dấu hiệu trục lợi?

Tham gia chất vấn, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng một số cơ quan báo chí chú trọng khai thác mặt trái của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có dấu hiệu trục lợi? Qua đó, đảm bảo hoạt động báo chí bám sát tôn chỉ, mục đích để tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Liên quan đến chất vấn của đại biểu Nguyễn Đại Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, mỗi năm có 14-15 phóng viên, cộng tác viên bị bắt, tuy nhiên so với 21 nghìn người làm báo có thẻ phóng viên và gần 45 nghìn người làm báo, Bộ trưởng cho rằng, đây là những “con sâu làm rầu nồi canh”, 80% trong số người bị bắt này thuộc các tạp chí nhỏ, tạp chí thuộc các , xã hội nghề nghiệp, những nơi mà cơ quan chủ quản, Tổng biên tập có sự buông lỏng quản lý đối với cơ quan báo chí và phóng viên của mình.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn về các vấn đề  thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên tham gia chất vấn. Ảnh quochoi.vn

Bàn về cách để xử lý vấn đề tạp chí không bị báo hóa và hoạt động đúng tôn chỉ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đầu tiên Bộ TTTT công bố tiêu chí để nhận dạng “thế nào là báo hóa tạp chí” và đăng công khai trên các trang tin và mạng xã hội để toàn xã hội giám sát, sẽ dựa trên các tiêu chí này để thanh tra, kiểm tra, qua đó, đánh giá các cơ quan báo chí có vi phạm hay không?

Đồng thời công khai tôn chỉ, mục đích của 800 cơ quan báo chí trên các Cổng thông tin để bất kỳ tổ chức, địa phương có thể tra cứu chức năng hoạt động, tôn chỉ, mục đích, “nếu không đúng thì có quyền từ chối, còn nếu bị ép thì có đường dây nóng để báo cáo”. Bộ TTTT sẽ thanh tra, kiểm tra, giám sát nhiều hơn các tạp chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích.

Vừa qua, Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã ban hành quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo. Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn các ĐBQH quan tâm đến việc sửa đổi Luật Báo chí trong thời gian tới, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng phóng viên báo chí.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Hải Anh, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, Bộ trưởng cho biết, có tình trạng doanh nghiệp sử dụng phương thức hỗ trợ truyền thông tác động vào cơ quan báo chí để thông tin theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng phát hiện, rà soát, đánh giá. xử lý; đồng thời cũng ban hành các quy định về bảo hộ truyền thông giữa doanh nghiệp và cơ quan báo chí để thực hiện đúng, tránh lợi dụng thông tin.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn về các vấn đề  thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông
Đại biểu Nguyễn Hải Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp. Ảnh quochoi.vn

Để lan tỏa tấm gương, các thông tin tốt, để lan tỏa năng lượng tích cực, Bộ trưởng khẳng định: thở bằng không khí, mà không khí ô nhiễm thì ảnh hưởng đến phổi, nhưng não chúng ta thì có loại không khí chính là tin tức và tin tức ô nhiễm thì não bị ô nhiễm.

Bộ trưởng cho biết, có thuận lợi là các loại báo chí có trên không gian mạng, chúng ta có rất nhiều công nghệ mới có thể rà quét.

Bộ cũng có tiêu chuẩn, tiêu chí để xác định tiêu cực, tích cực, trong đó thông tin trên báo chí tích cực trên 60%, thông tin trung tính 25%, thông tin tiêu cực khoảng 15% và đang cố gắng hạ thấp xuống bằng đánh đánh giá hàng ngày đối với các cơ quan báo chí.

Ngoài ra, có thuận lợi là người dùng trên không gian mạng chán nản với những thông tin tiêu cực và quay trở lại với những thông tin tích cực nhiều hơn.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Yến về hợp tác quốc tế báo chí, Bộ trưởng nêu rõ, không nhiều quốc gia quản lý báo chí, hiện có hợp tác quốc tế với các nước có quản lý báo chí.

Chúng ta cũng có chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia không có luật về báo chí, nhưng ở các quốc gia này có quy định ở mức dưới luật liên quan đến hoạt động báo chí.

Bộ trưởng khẳng định, luôn coi trọng thông tin truyền thông, trong rất nhiều chính sách mà Bộ Thông tin và truyền thông đề xuất đều có tham vấn trong kinh nghiệm quốc tế.

Đối với tranh luận của đại biểu Phạm Văn Hòa về hình ảnh phản cảm, Bộ trưởng cho biết, hiện nay có công cụ giám sát và chúng ta có quyền lực đối với các nền tảng xuyên biên giới để ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật.

Nhưng định nghĩa thế nào là nhạy cảm cũng khó khăn, do vậy, các cơ quan liên quan, bộ, ngành phải định nghĩa trong ngành của mình như thế nào là nhạy cảm, vì mỗi ngành, mỗi nghề có mức độ nhạy cảm riêng, không chỉ riêng ngành văn hóa.

Sau khi định nghĩa được mới có công cụ rà soát, phát hiện và hạ xuống. Bộ Thông tin và Thông tin sẽ phối hợp với các bộ, ngành tường minh hóa các định nghĩa này để làm cơ sở rà quét, làm cơ sở yêu cầu các nhà cung cấp mạng hạ thông tin xấu độc, phản cảm…

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn về các vấn đề  thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông
Chủ tịch Quốc Hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp. Ảnh quochoi.vn

Trả lời đại biểu về lo ngại báo hóa tạp chí, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu các giải pháp, trong đó cần công khai tiêu chí nhận dạng; phát triển phần mềm để rà soát, đánh giá và theo dõi hàng ngày, hàng tháng và hiện đang được sử dụng, bước đầu phát huy hiệu quả; tăng cường thanh tra, kiểm tra cũng được thực hiện tốt (mỗi năm tăng 20% số lượt thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan báo chí).

Tuy nhiên, thời gian qua vẫn ít kiểm tra cơ quan chủ quản báo chí, do vậy để khắc phục tình trạng này, có nhiều văn bản được ban hành để nhấn mạnh đến vai trò của cơ quan chủ quản.

Mới đây, Ban Bí thư cũng ban hành quy định về công tác cán bộ, trong đó có đề cập đến vai trò của người đứng đầu cơ quan báo chí và nêu rõ những biện pháp xử lý nghiêm nếu để xảy ra sai phạm. Đặc biệt, khi cơ quan báo chí để xảy ra sai phạm, sẽ xem xét trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí.

Bộ trưởng cho rằng, về lâu dài, vẫn phải thực hiện kinh tế báo chí. Cơ quan chủ quản phải đủ năng lực, đủ nguồn lực để hỗ trợ một phần cơ quan báo chí, khi đó mới thành lập cơ quan báo chí.

Quốc hội sẽ tiếp tục phiên chất vấn vào đầu giờ chiều nay (12/11).

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

bài liên quan
Chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025

Chuyển hơn 110.000 tỷ đồng sang chi trả lương cơ sở năm 2025

Chiều 13/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2025. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Chất vấn Quốc hội: Ba Bộ trưởng trả lời đúng và trúng nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Chất vấn Quốc hội: Ba Bộ trưởng trả lời đúng và trúng nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sau 2 ngày làm việc, chiều 12/11, phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Phát biểu kết thúc nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành có liên quan thực hiện hiệu quả các giải pháp đã đề ra.
Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn của các Đại biểu về những vấn đề nóng

Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn của các Đại biểu về những vấn đề nóng

Sáng 12/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về lĩnh vực y tế và nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Mới nhất
Đọc nhiều
Cô giáo Việt lan toả văn hoá Việt Nam, gắn kết tình hữu nghị Việt - Lào

Cô giáo Việt lan toả văn hoá Việt Nam, gắn kết tình hữu nghị Việt - Lào

Đền đáp xứng đáng cho sự nỗ lực hết mình trong sự nghiệp giảng dạy Tiếng Việt trên đất nước Triệu Voi, năm 2009, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng.
Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II

Sáng 14/11, tịa tỉnh Bình Dương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ II với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩn
Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm

Xem xét quy định thời gian công bố phương án thi tuyển sinh lớp 10 sớm

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 8347/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long xử lý thông tin báo chí phản ánh liên quan đến dự thảo Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Tin bài khác
Cô giáo Việt lan toả văn hoá Việt Nam, gắn kết tình hữu nghị Việt - Lào

Cô giáo Việt lan toả văn hoá Việt Nam, gắn kết tình hữu nghị Việt - Lào

Đền đáp xứng đáng cho sự nỗ lực hết mình trong sự nghiệp giảng dạy Tiếng Việt trên đất nước Triệu Voi, năm 2009, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền vinh dự được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng.
Gia Lai: Thủng đập thủy lợi chứa 10 triệu khối nước, khẩn trương sơ tán dân

Gia Lai: Thủng đập thủy lợi chứa 10 triệu khối nước, khẩn trương sơ tán dân

Thân đập Ia Ring, ở Chư Sê bị hư hỏng, nước chảy thông qua thân đập rộng chừng 30 mét đổ về vùng hạ du gây ngập lụt.
Bạc Liêu: Triển khai các giải pháp ứng phó với triều cường

Bạc Liêu: Triển khai các giải pháp ứng phó với triều cường

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của triều cường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động các biện pháp phòng tránh. Đồng thời, cảnh báo và di dời dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đến nơi an toàn.
BĐBP Cà Mau tăng cường tuần tra, kiểm soát đảm bảo an toàn cho sự kiện 70 năm Tập kết ra Bắc

BĐBP Cà Mau tăng cường tuần tra, kiểm soát đảm bảo an toàn cho sự kiện 70 năm Tập kết ra Bắc

Tại sự kiện Lễ kỷ niệm 70 Tập kết ra Bắc (1954-2024) tại tỉnh Cà Mau đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa được diễn ra nhiều nơi trong tỉnh, trong đó có Lễ kỷ niệm 70 năm được tổ chức tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải giải đáp băn khoăn của Đại biểu về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ trưởng Giao thông Vận tải giải đáp băn khoăn của Đại biểu về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã giải đáp, làm rõ nhiều băn khoăn của đại biểu Quốc hội.
Vĩnh Phúc: Hơn 100 cán bộ, Đảng viên bị xử lý vi phạm nồng độ cồn

Vĩnh Phúc: Hơn 100 cán bộ, Đảng viên bị xử lý vi phạm nồng độ cồn

Cảnh sát giao thông tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện, xử lý trên 100 cán bộ, công chức, viên chức, Đảng viên vi phạm trật tự an toàn giao thông liên quan đến nồng độ cồn.
Lâm Đồng: Xóa hơn 1.000 nhà tạm, dột nát trong năm 2024

Lâm Đồng: Xóa hơn 1.000 nhà tạm, dột nát trong năm 2024

Năm 2024, Lâm Đồng đặt ra mục tiêu xóa hơn 1.000 căn nhà tạm, nhà dột nát giúp hộ nghèo và cận nghèo, trong đó xây dựng mới 840 căn và sửa chữa, cải tạo 166 căn.
Bộ đội Biên phòng Việt Nam cứu sống công dân Trung Quốc bị nước cuốn trôi

Bộ đội Biên phòng Việt Nam cứu sống công dân Trung Quốc bị nước cuốn trôi

Nguồn tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Thanh Thủy ngày 14/11 cho hay, đơn vị vừa cứu sống công dân Trung Quốc gặp nạn.
Nổ lớn tại nhà dân ở Bắc Giang, 1 người tử vong

Nổ lớn tại nhà dân ở Bắc Giang, 1 người tử vong

Vụ nổ lớn xảy ra vào tối 13/11 tại thôn Đồng Mận, xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, (tỉnh Bắc Giang) khiến chủ nhà tử vong.
Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Ngày 13/11, ông Nguyễn Tiến Hải - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau, làm trưởng đoàn công tác đi kiểm tra về việc công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau).