Cá ươn, bốc mùi sau khi được tẩm ướp gia vị, hương liệu trở thành món đặc sản bún cá, chả cá viên thơm ngon.
Tin nên đọc
25 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Khai mạc Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Nam Bộ tại Hà Nội
Đầu bếp Olympic nấu thực phẩm thừa cho người nghèo Brazil
200 kg thực phẩm bẩn suýt tuồn vào các cửa hàng pa tê, xúc xích
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Vĩnh Long vừa phát hiện gần một tấn cá diêu hồng chứa trong 13 thùng đá đã đổi màu, bốc mùi hôi thối tại quán ăn Gia Long (xã Phú Quới, huyện Long Hồ).
Chủ quán thừa nhận, toàn bộ số cá được thu gom từ các tiểu thương bán cá chết tại chợ Vĩnh Long về chế biến món ăn bán cho khách. Hàng ngày, cơ sở vẫn cung cấp nguyên liệu và nhiều suất ăn cho công nhân tại khu công nghiệp trên địa bàn huyện.
Quán cơm này hiện vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, toàn bộ khu sơ chế và chế biến dùng chung, vật dụng bừa bãi, hệ thống nấu ăn bên ngoài không có mái che chắn côn trùng, bụi bẩn, vật dụng để bừa bãi, nhem nhuốc khắp nền nhà…
|
Người tiêu dùng không thể biết đằng sau một bát bún ngon... |
Tại Hà Nội, các chợ đầu mối cũng hoạt động khá sôi nổi vào các buổi sáng sớm hàng ngày, chủ quán ăn, nhà hàng, thương lái là các mối quen tại các chợ này.
Một góc phía trong chợ đầu mối Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội bày bán đa dạng các loại cá nước mặn, nước ngọt... Từng đống cá rô phi, ruồi nhặng bu kín được các tiểu thương thoăn thoắt lọc thịt ngay trên nền gạch, mùi máu tanh, hôi thối bốc lên nồng nặc.
Các tiểu thương cho biết, cá chủ yếu bán sỉ cả chục kg cho các quán ăn, nhà hàng, hoặc các “đầu nậu trung gian” lấy hàng phân phối cho các quán ăn trên địa bàn.
Cá ươn sau khi lọc thành phẩm giá từ 10- 20.000 đồng/kg. “Cá ươn tý thôi, khách vẫn mua đều đều, không sao hết”, một tiểu thương cho biết.
|
...mà nguyên liệu có thể được chế biến như thế này. |
Theo một đầu nậu, hầu hết các quán cơm, bún canh cá trên phố Duy Tân, Đường 32, Phú Diễn, Hà Nội…đều nhập loại hàng này vì giá rẻ. Trung bình mỗi này, đầu nậu này bỏ mối tới 100kg cá ươn.
Cá ươn sau khi được “phù phép” trở thành món ăn đặc sản chả cá viên, bún cá, cá chiên,... sinh viên, người lao động hàng ngày vẫn tiếp thêm bệnh vào cơ thể mà không hay biết.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện sinh học - công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm quy định, cấm sử dụng các nguyên liệu đã bị hư hỏng, ôi thiu do những thực phẩm này chứa phần lớn protein, khi bị hư hỏng sẽ sinh ra rất nhiều độc tố.
Vì ham lợi nhuận cao, không ít các chủ quán cơm, nhà hàng đã mua những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh về chế biến. Để đánh lừa người người tiêu dùng, họ sử dụng chất tạo mùi. Khi ăn phải thực phẩm hư hỏng có nhiễm độc tố dẫn tới ngộ độc thực phẩm và có thể nguy hại đến tính mạng.
Vì vậy, cần hạn chế việc mua đồ ăn sẵn ở các quầy lưu động, quán cơm bình dân vì nguy cơ nhiễm độc tố rất cao. Nên chọn những chỗ uy tín, đảm bảo chất lượng, đã qua kiểm dịch để sử dụng.