Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Cá chết bất thường ở miền Trung: Tại sao cần thận trọng?

Nhà nước và Pháp luật
05/05/2016 12:58
Hải Minh/khoahocphattrien.vn
aa
"Việc phân tích các chỉ tiêu hoá lý của nước, kim loại nặng bằng AAS hay phân tích các chất hữu cơ bằng GC-MS không quá phức tạp. Định hướng phân tích cái gì và phân tích ra sao mới là việc cần bàn" - Ths Phan Viết Khôi - một nhà nghiên cứu môi trường tại Mỹ nói.


“Hiện tượng hải sản chết bất thường thời gian qua tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế là sự cố môi trường nghiêm trọng, bất thường, lần đầu tiên xảy ra ở nước ta trên vùng biển rộng, nên việc xác định nguyên nhân phải thực hiện khẩn trương, thận trọng, chắc chắn, có căn cứ khoa học”.

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc họp ngày 1/5 về sự cố môi trường kể trên, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, các bộ, ngành liên quan, kể cả huy động các nhà khoa học nước ngoài để nhanh chóng kết luận nguyên nhân một cách khách quan, độc lập.

Tìm đúng nguyên nhân có thể mất cả năm

Về việc xác định thủ phạm gây ô nhiễm khiến cá chết bất thường dễ hay khó, thời gian qua có rất nhiều ý kiến trái chiều. Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, ông Phan Viết Khôi – Thạc sĩ khoa học công nghệ môi trường ở Bỉ, thạc sĩ an toàn sức khoẻ ở Mỹ, người có 14 năm làm tại trung tâm an toàn và môi trường dầu khí PetroVietnam - cho rằng, việc phân tích các chỉ tiêu hoá lý của nước, kim loại nặng bằng AAS hay phân tích các chất hữu cơ bằng GC-MS không quá phức tạp. Định hướng phân tích cái gì và phân tích ra sao mới là việc cần bàn.

Ông Khôi dẫn ví dụ về một chuyến khảo sát tràn dầu ven biển mà ông tham gia. Khi đó, các nhà khoa học thấy một vệt vàng nhầy khá dài trên biển, ngư dân cho biết vệt này gây ngứa khi tiếp xúc. “Tôi vớt mẫu đó về phòng thí nghiệm, định phân tích trên GC-MS xem là độc tố gì. Tuy nhiên, khi cho dung môi vào thì không thể chiết được vì nó không phân lớp. Bước đầu tiên và đơn giản nhất đã thất bại. Đấy là chưa kể các độc chất trong tự nhiên thường không bền và dễ phân huỷ nhiệt ngay trên buồng bơm mẫu của máy GC-MS” - ông Khôi diễn giải.

Ảnh chụp qua vệ tinh VNREDSat-1 khu vực lân cận Vũng Áng. Ảnh: Viện hàn lâm KH&CNVN.
Ảnh chụp qua vệ tinh VNREDSat-1 khu vực lân cận Vũng Áng. Ảnh: Viện hàn lâm KH&CNVN.

Về việc đưa ra mối liên hệ giữa chất thải ra tại nguồn thải và cá chết ở khu vực cách nguồn thải cả trăm cây số, ông Phan Viết Khôi cũng cho là hoàn toàn không dễ. Lấy ví dụ 2 hóa chất của sản phẩm Nalco 7330 trong danh sách 45 sản phẩmhóa chất mà công ty Formosa nhập về sử dụng là 5-Chloro-2-Methyl-4-Isothiazolin-3-one và 2-Methyl-4-Isothiazolin-3-one, được cho là thuốc trừ sâu (pesticide) cực độc. Formosa nhập 200kg các hóa chấtsản phẩm này có hàm lượng hoạt chất 1-5%. Giả sử công ty sử dụng và thải ra môi trường 5kg sản phẩm trong một /ngày (toàn bộ sản phẩm nàyhoá chất trong kho dùng được khoảng hơn 1 tháng), lượng chất độc thải ra cỡ 50-250gam/ngày. Mỗi ngày Formosa thải ra chừng 10.000-12.000 tấn nước thải. Từ đó cho thấy, nồng độ các chất này trong nước thải vào khoảng 0,005 – 0,02 phần triệu (ppm) hay 5-20 phần tỷ (ppb).

“Đây mới là trong nước thải ra ở ống xả. Nước thải ra biển Vũng Áng sẽ được pha loãng cả hàng ngàn lần nên nồng độ các chất có thể về đến phần ngàn tỷ (ppt). Nước về đến Quảng Bình, Quảng Trị được pha loãng đi bao nhiêu lần thì tôi không thể ước tính được. Đến tôm cá, các chất có phần tích tụ sinh học thì nồng độ cao hơn nhưng đây vẫn là ngưỡng rất khó để phân tích. Đấy là chưa kể các chất này ra đến môi trường có thể biến đổi thành chất khác. Tính toán như vậy để thấy rằng việc phân tích một đối tượng đã xác định trước vẫn không hề dễ” - ông Khôi phân tích.

Từ những lập luận của mình, ông Khôi cho rằng: “Xác định nguyên cá chết từ nguồn thải tĩnh (như ống xả của Formosa) đã khó nhưng nguyên nhân từ các nguồn thải di động hay từ thiên nhiên lại càng khó hơn. Nên tôi hoàn toàn thông cảm với ông thứ trưởng Võ Tuấn Nhân - để tìm ra nguyên nhân có thể mất cả năm trời”.

Mọi thứ không thể theo gió bay đi

Đang cùng đoàn khảo sát trở lại Vũng Áng để lấy mẫu phục vụ công tác nghiên cứu, khi nghe phóng viên Khoa học và Phát triển chia sẻ về lập luận của ông Khôi, PGS. TS Lê Văn Cát - Phòng Hóa môi trường, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, tỏ ý đồng tình. PGS Cát cho rằng, để tìm ra nguyên nhân một cách chính xác và có căn cứ khoa học, cần nhiều thời gian và nhiều chứng cứ, số liệu.

Mẫu cá được thu thập tại hiện trường được các nhà khoa học phân tích độc chất trong gan, ruột và mang cá (Ảnh: Viện hàn lâm KH&CNVN).
Mẫu cá được thu thập tại hiện trường được các nhà khoa học phân tích độc chất trong gan, ruột và mang cá (Ảnh: Viện hàn lâm KH&CNVN).

“Thông thường, để xác định nguyên nhân cá chết trên biển, nếu chỉ đơn thuần xét nghiệm cá, mổ để xét nghiệm các chất tồn dư trong mang, gan, tim hay dạ dày cá thì các chất này cũng đã biến chất. Tất nhiên mọi thứ không thể theo gió bay đi hết, kiểu gì cũng có bằng chứng để lại. Tuy nhiên, tìm ra kết quả nhanh hay chậm và độ tin cậy ở mức nào thì chắc chắn phụ thuộc nhiều thứ và không thể vội vã quy kết. Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, khoa học vẫn có thể truy cứu, tìm ra nguyên nhân để khẳng định cá chết vì lý do gì”- TS Cát nhấn mạnh.

Với việc truy tìm các chất kim loại nặng dưới biển, TS Cát cho rằng, phải tìm được bằng chứng các chất này đang tồn tại và tác động. Ví dụ, trong nước, chúng còn tồn tại dưới bùn, nước và cơ thể động vật, thực vật. Sẽ có cách để tìm ra và truy ngược lại để tìm nguồn xả.

“Để tuân thủ đúng quy trình bài bản mà không đưa kết luận một cách cảm tính, rất cần định hướng đúng. Nếu không, sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền của” – ông Cát cảnh báo.

bài liên quan
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ

Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ

Ngày 17/10, Bộ Tư pháp đã tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc (LHQ).
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.