Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 23 °C
Đà Nẵng 27 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 23°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 27°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Bức tranh về thị trường lao động sau Covid-19 có nhiều điểm sáng

Hình sự & tố tụng hình sự
07/10/2022 13:29
Như Trường
aa
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho hay, trái ngược với thời điểm cùng kỳ năm 2021, bức tranh về thị trường lao động quý III năm 2022 đã có rất nhiều điểm sáng. Lực lượng lao động tăng nhanh và ổn định.


Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm 2022 là 51,9 triệu người, tăng hơn 0,2 triệu người so với quý trước và tăng 2,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước – thời điểm dịch Covid ảnh hưởng nặng nề đối với thị trường lao động trong nước.

So với quý trước, lực lượng lao động ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị đều tăng khoảng 0,1 triệu người, lực lượng lao động nam tăng hơn 0,2 triệu người, trong khi đó lực lượng lao động nữ tăng không đáng kể. So với cùng kỳ năm trước, lực lượng lao động tăng mạnh ở khu vực thành thị (tăng 1,3 triệu người) và khu vực nông thôn (tăng 1,5 triệu người).

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên các quý, giai đoạn 2020-2022                                                                                     Đơn vị tính: Triệu người

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên các quý, giai đoạn 2020-2022. Đơn vị tính: Triệu người. Ảnh đồ hoạ TCTK

Nỗ lực thúc đẩy phát triển sản xuất, sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, tranh thủ thời gian để đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 đã góp phần giảm thiểu số lao động bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19.

Trong quý III năm 2022, cả nước chỉ còn hơn 4,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, giảm gần một nửa (3,6 triệu người) so với quý trước. Trong tổng số hơn 4,4 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch, có 0,3 triệu người bị mất việc, chiếm 6,4%; 1,3 triệu người phải tạm nghỉ, tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 29,6%, 1,2 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 27,7% và 3,6 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 80,7%.

Thị trường lao động chứng kiến sự tăng trưởng về quy mô của lao động có việc làm ở cả sáu vùng kinh tế-xã hội. Ba vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 trong năm 2021 đã ghi nhận mức phục hồi mạnh.

Trong quý III năm 2022, tình hình kinh tế-xã hội nói chung và tình hình lao động việc làm nói riêng tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,8 triệu người, tăng 255,2 nghìn người so với quý trước và tăng 3,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Thị trường lao động đã phục hồi khá tốt với số người có việc làm trong quý này tăng mạnh và đạt quy mô cao hơn so với cùng kỳ năm 2019, thời kỳ trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện (tăng 232,1 nghìn người so với cùng kỳ năm 2019).

Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm quý III, giai đoạn 2019-2022    Đơn vị tính: Triệu người

Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm quý III, giai đoạn 2019-2022. Đơn vị tính: Triệu người. Ảnh đồ hoạ TCTK

Sự phục hồi của thị trường lao động diễn ra ở tất cả các vùng kinh tế xã hội, điều này có thể thấy qua sự tăng trở lại của lao động có việc làm trong độ tuổi lao động ở các vùng, đặc biệt ở hai vùng còn nhiều khó khăn là vùng Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Quý III năm 2022, lao động có việc làm trong độ tuổi lao động ở hai vùng này lần lượt là 5,4 triệu người và 3,2 triệu người, tăng 461,0 nghìn người và 149,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước và cao hơn thời điểm trước đại dịch Covid-19 xuất hiện (năm 2019) là 276,5 nghìn người và 232,7 nghìn người.

Ba vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 trong quý III năm 2021 là Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đã ghi nhận sự phục hồi mạnh trong quý III năm nay.

Trong quý III năm trước, ba vùng này có sự sụt giảm mạnh về lao động có việc làm nhiều nhất, nhưng đến cùng kỳ năm nay, quy mô lao động có việc làm ở ba vùng này tăng rất mạnh, đặc biệt là ở vùng Đông Nam Bộ. Số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động của vùng Đông Nam Bộ trong quý III năm 2022 đạt 9,7 triệu người, tăng 1,6 triệu người (tương ứng 19,5%) so với cùng kỳ năm trước và đã vượt quy mô lao động của cùng kỳ năm 2019 (trước khi chịu tác động của dịch Covid-19) là 61,7 nghìn người (tương ứng tăng 0,6%). Hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, mặc dù quy mô lao động chưa đạt được về mức như trước khi có dịch Covid-19 nhưng vẫn ghi nhận mức tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2021.

Trong quý III năm 2022, số người có việc làm trong độ tuổi lao động của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 8,0 triệu người, tăng 883,2 nghìn người (tương ứng tăng 12,4%) so với cùng kỳ năm trước. Con số này ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 8,9 triệu người, tăng 578,5 nghìn người (tương ứng tăng 6,9%) so với cùng kỳ năm trước.

Số người có việc làm trong độ tuổi lao động  theo vùng kinh tế-xã hội quý III, giai đoạn 2019-2022    Đơn vị tính: Triệu người

Số người có việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng kinh tế-xã hội quý III, giai đoạn 2019-2022 Đơn vị tính: Triệu người. Ảnh đồ hoạ TCTK

Về lao động trong các ngành, một số ngành có sự phục hồi khá nhanh như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 12 triệu người, tăng 156,2 nghìn người so với quý trước và tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước và cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 – khi chưa xảy ra dịch Covid-19 là 413,5 nghìn người; ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy đạt gần 8,0 triệu người, tăng 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 662,4 nghìn người so với cùng kỳ năm 2019; ngành dịch vụ khác đạt 1,1 triệu người, tăng 240,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 125,0 nghìn người so với cùng kỳ năm 2019.

Thị trường lao động có nhiều chuyển biến tích cực và mang tính bền vững với mức tăng trưởng khá ở quy mô lao động có việc làm chính thức, tỷ lệ lao động phi chính thức phi nông nghiệp giảm

Trong quý III năm 2022, số người có việc làm chính thức đạt 17,8 triệu người, tăng 642,8 nghìn người (tương ứng tăng 3,8%) so với quý trước, tăng 2,7 triệu người (tương ứng tăng 19,4%) so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 1,7 triệu người so với cùng kỳ năm 2019. Tốc độ tăng của lao động chính thức cao hơn so với tốc độ tăng của lao động phi chính thức phi nông nghiệp trên 2 điểm phần trăm[2]. Sự phục hồi của lao động chính thức là tín hiệu đáng mừng đối thị trường lao động.

xkld-dai-loan-co-nhung-nganh-nghe-gi.

Thị trường lao động quý III năm 2022 đã có rất nhiều điểm sáng. Ảnh minh hoạ

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi nông nghiệp quý III năm 2022 là 54,1%, giảm 1,5 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ phi chính thức giảm mạnh ở khu vực thành thị, giảm 2,1 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 61,4%, giảm 0,9 điểm phần trăm so với với quý trước và giảm 0,4 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước.

Tuy chưa trở về bằng thời điểm cùng kỳ trước khi dịch Covid-19 xuất hiện nhưng tình trạng thiếu việc làm vẫn tiếp tục được cải thiện

Trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh đang trên đà phục hồi mạnh, thị trường lao động quý III tiếp tục duy trì đà phục hồi. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 22/9/2022 gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đã giải ngân khoảng 3.539 tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 5 triệu người lao động tại 120.295 doanh nghiệp.

Cụ thể, hỗ trợ 3.055 tỷ đồng, cho 4,7 triệu người lao động đang làm việc trong 91.892 doanh nghiệp; hỗ trợ hơn 484 tỷ đồng cho 422.687 người lao động quay trở lại thị trường lao động tại 28.403 doanh nghiệp.

Mặc dù, không phải tất cả người lao động đều nhận được hỗ trợ nhưng Nhà nước và nhân dân nước ta đã cố gắng khắc phục khó khăn để các hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục trở lại trạng thái bình thường mới. Bên cạnh số người có việc làm tăng lên so với quý trước và cùng kỳ năm trước, thì số thiếu việc làm đã giảm đi so với quý trước và cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, số người thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2022 là khoảng 871,6 nghìn người, giảm 10,1 nghìn người so với quý trước và đặc biệt giảm 993,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý này là 1,92%, giảm 0,04 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 2,54 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 1,48% và 2,20%). Mặc dù, tỷ lệ thiếu việc làm quý III năm nay vẫn còn cao hơn đôi chút so với cùng kỳ năm 2019 (1,92% so với 1,32%) nhưng so với năm trước, tỷ lệ này đã được cải thiện rất nhiều. Thị trường lao động đã phục hồi và đang trở lại trạng thái ổn định và phát triển như trước khi chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý,  giai đoạn 2020-2022. Ảnh đồ hoạ TCTK

Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý, giai đoạn 2020-2022. Ảnh đồ hoạ TCTK

Trong quý III năm 2022, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi cao nhất thuộc về vùng đồng bằng sông Cửu Long với 3,63% và thấp nhất thuộc về vùng Đồng bằng sông Hồng với 0,49%. So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này đều giảm ở cả 6 vùng kinh tế-xã hội, giảm nhiều nhất thuộc về vùng Đông Nam Bộ với 6,39 điểm phần trăm và giảm ít nhất thuộc về Trung du và miền núi phía Bắc với 0,08 điểm phần trăm. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2022 ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì mức thấp, tương ứng là 0,25% và 0,53%.

Trong ba khu vực kinh tế, so với cùng kỳ năm trước, lao động thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2022 ở khu vực công nghiệp và xây dựng giảm nhiều nhất. Trong tổng số 871,6 nghìn người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực có tỷ trọng thiếu việc làm cao nhất trong quý này với 49,0% (tương đương với 426,7 nghìn người thiếu việc làm); tiếp theo là khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 29,5% (khoảng 256,8 nghìn người); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng thấp nhất với 21,6% (khoảng 188,2 nghìn người). So với cùng kỳ năm trước, số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2022 giảm ở cả ba khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ (tương ứng giảm 106,7 nghìn người, giảm 457,3 nghìn người và giảm 409,5 nghìn người).

Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao, tỷ lệ thiếu việc làm càng thấp. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2022 của lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 2,21%; sơ cấp là 1,95%; trung cấp là 1,41%; cao đẳng là 1,11%; từ đại học trở lên là 0,66%. Như vậy, tỷ lệ thiếu việc làm thay đổi đáng kể theo trình độ học vấn, học vấn càng cao thì tỷ lệ thiếu việc làm càng thấp, cụ thể đối với bậc từ đại học trở lên chỉ dưới 0,7%. Đây sẽ là động lực cho lao động nước ta cố gắng nâng cao trình độ để có việc làm đầy đủ.

Thu nhập bình quân của người lao động quý III tiếp tục tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước

Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III năm 2022 là 6,7 triệu đồng, tăng 143 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,6 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 7,7 triệu đồng, tăng 182 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,7 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước; thu nhập bình quân tháng của lao động nữ là 5,7 triệu đồng, tăng 88 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,4 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Lao động khu vực thành thị có thu nhập bình quân tháng là 8,2 triệu đồng, tăng 166 nghìn đồng so với quý trước và tăng 2,1 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước; lao động khu vực nông thôn có thu nhập bình quân tháng là 5,9 triệu đồng, tăng 125 nghìn đồng so với quý trước và tăng 1,2 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước.

Sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế đã giúp thu nhập bình quân của người lao động liên tục tăng từ quý I đến quý III năm 2022, trái ngược với xu thế thường thấy của các năm trước. Trong các năm trước, thu nhập bình quân của người lao động ở quý II thường giảm so với quý I do các khoản thưởng Tết Nguyên đán, chi trả lương tháng thứ 13 được thực hiện vào quý I. Trong năm 2022, thu nhập của người lao động trong quý I vẫn chịu nhiều tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên mức tăng quý này chưa cao như mọi năm. Sự phục hồi của nền kinh tế trong quý II và đặc biệt là quý III năm 2021 đã làm thu nhập bình quân của người lao động trong 2 quý này tiếp tục gia tăng, góp phần ổn định an sinh xã hội, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người lao động.

So với các vùng khác, thu nhập bình quân người lao động vùng Đông Nam Bộ được cải thiện nhiều nhất. Trong quý III năm 2022, thu nhập bình quân của lao động vùng này là 8,6 triệu đồng, tăng gần 3 triệu đồng (tăng 53,0%) so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức thu nhập của cùng kỳ năm 2019 là 640 nghìn đồng (cao hơn 8,0%). Trong đó, lao động làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng thu nhập bình quân cao nhất, tăng từ 5,7 triệu đồng lên 9,2 triệu đồng (tăng 3,5 triệu đồng, tương ứng 60,3%) theo cùng kỳ từ năm trước đến năm nay; lao động làm việc tại Bình Dương có mức thu nhập là 8,9 triệu đồng, tăng 57,9% (tăng 3,3 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2021.

Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tiếp tục là hai vùng có đà tăng trưởng ổn định về thu nhập bình quân của người lao động. Đây là hai vùng đã ghi nhận tốc độ tăng thu nhập của người lao động cao hơn các vùng còn lại trong quý II năm 2022. Tốc độ tăng này vẫn tiếp tục duy trì trong quý III năm nay. Thu nhập bình quân người lao động tại vùng Đồng bằng sông Hồng là 7,9 triệu đồng, tăng 2,9% so với quý trước (tăng 221 nghìn đồng); vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 6,0 triệu đồng/người/tháng, tăng 3,1% so với quý trước (tăng 181 nghìn đồng). Đặc biệt, một số tỉnh ghi nhận thu nhập bình quân của người lao động trong quý III năm 2022 tăng cao so với quý trước như: Quảng Nam đạt 6,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 7,5% (tương ứng 440 nghìn đồng); Thừa Thiên Huế đạt 6,0 triệu đồng, tăng 5,9% (tương ứng 338 nghìn đồng); Hà Nội đạt 9,0 triệu đồng, tăng 3,2% (tương ứng 278 nghìn đồng).

Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo vùng kinh tế – xã hội, quý III giai đoạn 2019-2022    Đơn vị tính: Triệu đồng

Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo vùng kinh tế – xã hội, quý III giai đoạn 2019-2022 Đơn vị tính: Triệu đồng. Ảnh đồ hoạ TCTK

Thu nhập bình quân của người lao động trong nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ lưu trú ăn uống có tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước

Thu nhập bình quân của lao động làm việc ở cả ba khu vực kinh tế trong quý III năm nay đều tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm 2021. Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng thu nhập cao nhất. So với cùng kỳ năm 2021, thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 7,7 triệu đồng, tăng 31,9%, tăng tương ứng khoảng 1,9 triệu đồng; lao động làm việc trong ngành dịch vụ có thu nhập bình quân khoảng 8,0 triệu đồng, tăng 29,4%, tương ứng tăng khoảng 1,8 triệu đồng. Lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có thu nhập bình quân là 3,9 triệu đồng, tăng 16,6%, tương ứng tăng khoảng 558 nghìn đồng.

Ngoài ra, nhiều ngành kinh tế mũi nhọn đã phục hồi mạnh mẽ và tiếp tục tăng trưởng, thu hút nhiều lao động, tạo ra nhiều việc làm, góp phần quan trọng nhằm cải thiện đời sống của người lao động và giúp cuộc sống của họ được đảm bảo hơn...

Các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong quý III và 9 tháng đầu năm 2022 đã góp phần phục hồi và phát triển nền kinh tế nói chung và thị trường lao động nói riêng. Thị trường lao động đã có nhiều khởi sắc với những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm mạnh. Số lượng lao động có việc làm chính thức tăng mạnh. Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện. Đời sống an sinh xã hội dần được bảo đảm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường lao động Việt Nam vẫn còn tiếp tục đối mặt với một số khó khăn thách thức. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều rủi ro do thiếu hụt lao động cục bộ, giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất cao. Đời sống một bộ phận người lao động còn gặp nhiều khó khăn...

bài liên quan
Doanh nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu cần tuyển 2.000 lao động

Doanh nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu cần tuyển 2.000 lao động

Phiên giao dịch có khoảng 20 đơn vị tuyển dụng lao động, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động tham gia. Trong đó, doanh nghiệp tuyển dụng lao động trong nước hơn 2.000 người, ở nhiều trình độ từ chưa qua đào tạo đến sau đại học.
Bộ Nội vụ đề xuất tuyển dụng cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đề xuất tuyển dụng cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đang xin ý kiến đóng góp để sửa đổi Luật Cán bộ, công chức. Dự thảo luật đề xuất bổ sung Chương III quy định về nội dung về vị trí việc làm.
Cảnh giác với chiêu trò “việc nhẹ lương cao” – Hành trình đưa nhiều người vào cạm bẫy

Cảnh giác với chiêu trò “việc nhẹ lương cao” – Hành trình đưa nhiều người vào cạm bẫy

Trong suốt những năm qua, không ít người Việt Nam đã trở thành nạn nhân của các đường dây lừa đảo lao động nước ngoài. Những lời hứa hẹn hấp dẫn như “việc nhẹ lương cao”, “xuất khẩu lao động không cần trình độ”, hay “cơ hội đổi đời nhanh chóng” đã khiến nhiều người nhẹ dạ cả tin. Nhưng đằng sau những viễn cảnh tươi đẹp ấy lại là sự bóc lột tàn nhẫn, những hành vi tra tấn dã man, và cả những khoản tiền chuộc vô lý mà chính các gia đình nạn nhân phải gánh chịu.
Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4-1/5

Người lao động được nghỉ mấy ngày dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4-1/5

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 5 ngày dịp 30/4-1/5.
Mức lương của Giám đốc doanh nghiệp nhà nước không được vượt quá 10 lần người lao động

Mức lương của Giám đốc doanh nghiệp nhà nước không được vượt quá 10 lần người lao động

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2025/NĐ-CP ngày 28/2/205 quy định về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước.
Tháng 12/2024, cả nước có gần 10 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

Tháng 12/2024, cả nước có gần 10 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

Trong tháng 12/2024, cả nước có gần 10,0 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 10,4% so với tháng trước và giảm 12,6% so với cùng kỳ năm trước.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đường Hồ Chí Minh trên biển (Bến Vàm Lũng) biểu tượng vinh quang, tự hào của dân tộc

Đường Hồ Chí Minh trên biển (Bến Vàm Lũng) biểu tượng vinh quang, tự hào của dân tộc

Tối 24/4, tại Bến Vàm Lũng (huyện Ngọc Hiển), tỉnh Cà Mau đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là sự kiện đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhấ
Nhà văn Phụng Thiên: “Tôi vẫn chưa đủ tự tin mình là tác giả văn học!”

Nhà văn Phụng Thiên: “Tôi vẫn chưa đủ tự tin mình là tác giả văn học!”

Nhà văn Phụng Thiên quê ở xã Tiên Lục (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Anh được biết đến là nhà văn viết cho thiếu nhi. Văn của anh trong trẻo, giản dị. Lối văn mạch lạc, dễ hiểu, hướng đến điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tới đây, anh xuất bản cuốn sách “Bóng thi sĩ - Hình văn nhân” dày gần 200 trang viết về các văn nhân, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá. Nhân sự kiện này, anh đã có những chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam.
Nghệ An tạm dừng nghiên cứu xây dựng lò hỏa táng tại huyện Diễn Châu

Nghệ An tạm dừng nghiên cứu xây dựng lò hỏa táng tại huyện Diễn Châu

Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa có yêu cầu tạm dừng nghiên cứu xây dựng nghĩa trang sinh thái "5 không", tại xã Diễn Lợi, (huyện Diễn Châu) sau một thời gian dài quyết liệt để triển khai dự án.
Tin bài khác
Xét xử vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Phú Xuyên”: Bị cáo có nhiều dấu hiệu của bệnh tâm thần

Xét xử vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Phú Xuyên”: Bị cáo có nhiều dấu hiệu của bệnh tâm thần

Theo luật sư Chu Thị Út Quỳnh, bị cáo Trịnh Việt Toàn có nhiều hành vi bất thường, biểu hiện của bệnh tâm thần: Khi mà trong đầu luôn có người hối thúc đánh nhau, nói linh tinh, đêm không ngủ, hay lẩm bẩm nói một mình…
Truy bắt nhóm cướp giật tài sản với tổng giá trị khoảng 130 triệu đồng

Truy bắt nhóm cướp giật tài sản với tổng giá trị khoảng 130 triệu đồng

Ngày 24/4/2025, Công an xã Tân Hội (huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) cho biết đã phối hợp với đội nghiệp vụ thuộc Phòng Cảnh sát hình sự, Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an tỉnh Kiên Giang truy bắt thành công nhóm đối tượng thực hiện vụ cướp giật tài sản xảy ra vào rạng sáng 15/4 tại ấp Tân Thọ, xã Tân Hội.
Lên mạng làm 06 sổ đỏ giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Lên mạng làm 06 sổ đỏ giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Luyên đã làm hợp đồng ủy quyền cho nhiều người với sự giúp sức của bị cáo Tình và bị cáo Xuân để lừa đảo
Khởi tố, bắt giam 3 bị can tổ chức cho 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép

Khởi tố, bắt giam 3 bị can tổ chức cho 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép

Công an tỉnh Hà Giang cho biết, vừa khởi tố và bắt tạm giam 3 đối tượng tổ chức cho 11 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Bắt giữ 55 kg ma tuý trong đường dây buôn hàng cấm xuyên quốc gia

Bắt giữ 55 kg ma tuý trong đường dây buôn hàng cấm xuyên quốc gia

Nguồn ma túy được vận chuyển về nước qua các kho hàng, sau đó được cất giấu tại các điểm hẹn bí mật.
Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 người liên quan dự án điện mặt trời

Bộ Công an đề nghị Đắk Lắk cung cấp thông tin 38 người liên quan dự án điện mặt trời

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa nhận văn bản của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, đề nghị UBND tỉnh phối hợp, cung cấp thông tin của 38 cán bộ tham gia giải quyết các công việc liên quan dự án điện mặt trời Long Thành 1 tại huyện Ea Súp.
Quảng Ninh phát hiện vụ vận chuyển, kinh doanh số lượng lớn bình “khí cười” trái phép

Quảng Ninh phát hiện vụ vận chuyển, kinh doanh số lượng lớn bình “khí cười” trái phép

Công an tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện và và kiểm tra một vụ vận chuyển, kinh doanh trái phép số lượng lớn bình “khí cười”.
Một đối tượng ra đầu thú sau 2 năm lẩn trốn truy nã

Một đối tượng ra đầu thú sau 2 năm lẩn trốn truy nã

Một đối tượng bị truy nã về tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã tới Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai để đầu thú.
Bắt quả tang người phụ nữ đang phê pha ma tuý cùng 2 thanh niên trong phòng trọ

Bắt quả tang người phụ nữ đang phê pha ma tuý cùng 2 thanh niên trong phòng trọ

Quá trình kiểm tra phòng trọ của Nguyễn Thị Thu Hằng, Cơ quan Công an phát hiện Hằng đang tổ chức sử dụng ma túy cùng 02 đối tượng khác.
Nâng mức phạt tù, phạt tiền đối với tội phạm về môi trường

Nâng mức phạt tù, phạt tiền đối với tội phạm về môi trường

Bộ Công an đề xuất nâng mức hình phạt tù, tiền đối với tội phạm về môi trường nhằm bảo vệ môi trường sống an toàn, bền vững cho các thế hệ tương lai.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.