Hà Nội 17 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 17 °C
Đà Nẵng 19 °C
Yên Bái 13 °C
  • Hà Nội Hà Nội 17°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 17°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 19°C
  • Yên Bái Hà Nội 13°C

Bổ sung quy định về công chứng điện tử

Tư vấn pháp luật
01/04/2024 15:04
Sơn Phan
aa
Tiếp tục phiên họp chuyên đề, ngày 1/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Công chứng (sửa đổi).

Trình bày Tờ trình dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ sự cần thiết ban hành dự án Luật Công chứng (CC) (sửa đổi) nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới tổ chức và hoạt động CC; khắc phục hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt động CC theo chủ trương xã hội hóa, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và tính bền vững của hoạt động CC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về CC.

Về quan điểm xây dựng dự án Luật, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, dự án Luật tiếp tục thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực bổ trợ tư pháp; bảo đảm phân cấp, phân quyền hợp lý; tiếp tục xã hội hóa, giảm tải cho bộ máy nhà nước; đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trong xã hội; đề cao trách nhiệm và vai trò đóng góp của công chứng viên (CCV), tổ chức hành nghề (TCHN) CC đối với xã hội; tiếp tục xác định CC không phải là hoạt động kinh doanh đơn thuần mà là một nghề bổ trợ tư pháp; CCV là người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ, được Nhà nước bổ nhiệm để cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện; hoạt động CC phải góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch trong xã hội, phòng ngừa tranh chấp, khiếu kiện, hỗ trợ hoạt động xét xử, qua đó góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội; kế thừa, phát triển những quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm; nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước, thông lệ quốc tế, tạo điều kiện để CC nước ta hội nhập quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Liên minh CC quốc tế…

Về nội dung của dự thảo Luật, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, so với Luật CC năm 2014, dự thảo Luật đã xác định CC là việc CCV chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch dân sự bằng văn bản; việc chứng nhận bản dịch không còn thuộc phạm vi CC mà là hoạt động chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Bổ sung quy định về công chứng điện tử
Quang cảnh phiên họp chuyên đề ngày 1/4. (Ảnh: Phạm Thắng)

Như vậy, trong trường hợp CCV chỉ thực hiện việc chứng thực thì không được xem là hành nghề CC. Đồng thời, bổ sung quy định về một số hành vi bị nghiêm cấm đối với CCV, TCHNCC, cá nhân, tổ chức có liên quan nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCV, góp phần phát triển các TCHNCC ổn định, bền vững, tăng cường trách nhiệm, ý thức của cá nhân, tổ chức có liên quan đến việc CC.

Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCV, bảo đảm số lượng phù hợp với nhu cầu CC và phát triển ổn định, bền vững, so với Luật CC năm 2014, dự thảo Luật quy định người muốn bổ nhiệm CCV phải được đào tạo nghề CC (bỏ quy định miễn đào tạo), theo đó những trường hợp được miễn đào tạo và tham gia khóa bồi dưỡng 03 tháng theo quy định của Luật hiện hành thì phải tham gia khóa đào tạo 06 tháng; bổ sung một số đối tượng được tham dự khoá đào tạo nghề CC 06 tháng như: Chấp hành viên trung cấp, kiểm tra viên chính ngành kiểm sát, trợ giúp viên pháp lý hạng II, thanh tra viên chính ngành tư pháp…

Dự thảo Luật còn quy định thời gian tập sự hành nghề CC là 12 tháng đối với tất cả các đối tượng để đảm bảo sự thống nhất và để người tập sự đủ thời gian trải nghiệm, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn; người tập sự phải bảo đảm thời gian tập sự theo ngày, giờ làm việc của TCHNCC; bổ sung quy định về thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự để bảo đảm người được bổ nhiệm CCV có kiến thức, kỹ năng cập nhật. Bổ sung một số trường hợp không được bổ nhiệm CCV, trường hợp bị miễn nhiệm CCV, trường hợp được và không được bổ nhiệm lại CCV cũng như điều kiện bổ nhiệm lại nhằm bảo đảm những người đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn CCV mới được bổ nhiệm.

Bổ sung quy định về công chứng điện tử
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Với mục tiêu phát triển các TCHNCC ổn định, bền vững, phù hợp với nhu cầu CC của xã hội và có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, so với Luật CC năm 2014, dự thảo Luật quy định nguyên tắc phát triển TCHNCC phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu CC hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập. Cùng với đó, quy định Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm Trưởng phòng CC (PCC) thay vì giao cho Chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương bổ nhiệm như hiện nay, quy định Sở Tư pháp là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng CC (VPCC) thay vì UBND cấp tỉnh như hiện nay để tăng cường phân cấp, phân quyền…

Với mục tiêu xây dựng quy trình CC khoa học, tạo cơ sở pháp lý để triển khai việc chuyển đổi số trong hoạt động CC theo lộ trình phù hợp, so với Luật CC năm 2014, dự thảo Luật bỏ Phiếu yêu cầu CC trong thành phần hồ sơ yêu cầu CC nhằm đơn giản hóa hồ sơ này; cho phép xuất trình bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực nếu không có bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng trong một số trường hợp cụ thể; quy định rõ các trường hợp được CC ngoài trụ sở; quy định chi tiết hơn về lời chứng nhằm làm rõ hơn trách nhiệm của CCV đối với việc CC...

Đối với thủ tục CC một số giao dịch cụ thể, dự thảo Luật đã quy định rõ nguyên tắc tuân thủ trình tự, thủ tục chung, đồng thời phải thực hiện thêm một số quy định đặc thù tương ứng đối với từng giao dịch cụ thể, như việc CC hợp đồng ủy quyền trong trường hợp hai bên không thể cùng đến một TCHNCC, việc CC văn bản phân chia di sản, từ chối nhận di sản...

Đặc biệt, dự thảo Luật đã bổ sung 4 điều mới để quy định về CC điện tử là việc CC được thực hiện bằng phương tiện điện tử để tạo lập văn bản CC điện tử; việc CC điện tử phải bảo đảm các nguyên tắc cụ thể; việc cung cấp dịch vụ CC điện tử chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện cụ thể, đồng thời, cũng quy định về khái niệm, thời điểm có hiệu lực, giá trị của văn bản CC điện tử và việc chuyển đổi hình thức giữa văn bản CC điện tử và văn bản CC giấy; quy định về quy trình CC điện tử nhằm tạo cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số hoạt động CC, là cơ sở để Chính phủ quy định các vấn đề cụ thể về CC điện tử và triển khai thực hiện quá trình chuyển đổi số hoạt động CC trên thực tế.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành nhấn mạnh, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi toàn diện Luật Công chứng với các lý do đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Riêng về CC điện tử, theo ông Ngô Trung Thành, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành việc bổ sung quy định về CC điện tử trong dự thảo Luật nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động CC, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong các giao dịch dân sự, kinh tế; bảo đảm đồng bộ với các quy định mới của Luật Giao dịch điện tử năm 2023.

Đồng thời cho rằng, CC điện tử là sự thay đổi về phương thức thực hiện CC chứ không được làm thay đổi bản chất và đặc điểm của mô hình CC nước ta là CC nội dung, hoạt động CC phải bảo đảm chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.

Về phạm vi CC điện tử, trong quá trình thẩm tra có 2 loại ý kiến. Cụ thể, loại ý kiến thứ nhất tán thành với dự thảo Luật không giới hạn phạm vi CC điện tử mà giao Chính phủ quy định lộ trình cụ thể. Tuy nhiên, để thực hiện chính sách này, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo lưu ý xác định rõ khái niệm, nội hàm của CC điện tử để thống nhất cách hiểu và áp dụng pháp luật; nêu giải pháp khắc phục được các hạn chế mà công nghệ chưa thể thực hiện thay con người như đã nêu trong báo cáo thẩm tra đầy đủ để có cơ sở thực hiện theo lộ trình; bổ sung quy định cụ thể hơn về trình tự, thủ tục, hồ sơ CC điện tử để bảo đảm kiểm soát việc thực thi lộ trình CC điện tử do Chính phủ quy định vẫn phải đáp ứng các yêu cầu của CC nội dung, bảo đảm tính xác thực, hợp pháp của các giao dịch được CC, tương xứng với giá trị pháp lý của văn bản CC là có giá trị chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của dự thảo Luật.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, trong điều kiện hiện nay, công nghệ chưa thể bảo đảm thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc thực hiện các yếu tố bảo đảm tính xác thực về ý chí, bảo đảm giấy tờ và chứng cứ được đối soát chính xác, đầy đủ, bảo đảm nội dung của giao dịch là hợp pháp nên việc thực hiện CC điện tử cần tiến hành thận trọng, có bước đi hợp lý, trước mắt trong Luật chỉ nên quy định ở phạm vi hẹp với một số giao dịch đơn giản, không nên áp dụng đối với các giao dịch về bất động sản, thừa kế...

Bên cạnh đó, có ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị trước mắt chỉ nên thí điểm CC điện tử, trên cơ sở đó tiến hành tổng kết thực tiễn làm cơ sở luật hóa nội dung này. Ý kiến khác đề nghị giao Chính phủ căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội xác định lộ trình mở rộng phạm vi giao dịch được CC điện tử, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo ông Ngô Trung Thành, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với loại ý kiến thứ nhất.

bài liên quan
Bê bối cưỡng dâm biến sự nghiệp của Park Shi Hoo thành “bong bóng xà phòng”

Bê bối cưỡng dâm biến sự nghiệp của Park Shi Hoo thành “bong bóng xà phòng”

Đã nhiều năm trôi qua, nhưng dư âm của bê bối cưỡng dâm thực tập sinh ngày nào vẫn còn ám ảnh lên cuộc đời nam diễn viên nổi tiếng Park Shi Hoo...
NSND Trần Hạnh và những vai diễn khắc khổ trên màn ảnh

NSND Trần Hạnh và những vai diễn khắc khổ trên màn ảnh

Ở tuổi 90, NSND Trần Hạnh vẫn phải rau cháo, giặt giũ cho con. Ngày ngày, ông ngồi góc cổng khu B Ga Hà Nội bán xăng và rất nhiều thứ lặt vặt khác để mưu sinh cùng gia đình.
Nghệ sĩ Xuân Hinh bật khóc kể về quãng thời gian khó khăn nhất cuộc đời

Nghệ sĩ Xuân Hinh bật khóc kể về quãng thời gian khó khăn nhất cuộc đời

“Mẹ tôi phải lội xuống nước hớt 4 gánh bèo, gánh đi bộ 3 cây số mới có tiền cho tôi. Tôi cứ nhìn hình ảnh mẹ mà hai hàng nước mắt chảy” – nghệ sĩ Xuân Hinh bồi hồi chia sẻ trong "Ký ức vui vẻ".
Mối tình làm nên “Giọng ca dĩ vãng” của nhạc sĩ Bảo Thu

Mối tình làm nên “Giọng ca dĩ vãng” của nhạc sĩ Bảo Thu

“Ngày xưa mỗi lần em buông tiếng hát/ Thì anh tay phím nắn nót cung đàn/ Từng nhịp nhặt khoan anh ru hồn theo tiếng tơ…”, những ca từ trong tình khúc “Giọng ca dĩ vãng” đã rất đỗi quen thuộc với công chúng yêu nhạc hơn nửa thế kỷ qua. Nhưng ít ai biết rằng, nhạc phẩm này được sáng tác dựa trên câu chuyện tình của chính tác giả - nhạc sĩ Bảo Thu.
Rapper Wowy: "Tôi đã bị khớp khi gặp bác Lại Văn Sâm"

Rapper Wowy: "Tôi đã bị khớp khi gặp bác Lại Văn Sâm"

Vị huấn luyện viên nổi tiếng của Rap Việt 2020 - Wowy không giấu nổi nhiều cảm xúc khi gặp thần tượng - nhà báo Lại Văn Sâm.
Lưu Diệc Phi khiến fan hoảng hồn vì lộ mặt chảy xệ, nhăn nheo

Lưu Diệc Phi khiến fan hoảng hồn vì lộ mặt chảy xệ, nhăn nheo

Cận cảnh nhan sắc không qua chỉnh sửa của Lưu Diệc Phi ở tuổi 33 khiến nhiều người tiếc nuối về hình ảnh “thần tiên tỷ tỷ” một thời.
Mới nhất
Đọc nhiều
Hà Nội: Công ty CP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị gặp khó trong đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật?

Hà Nội: Công ty CP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị gặp khó trong đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật?

Phản ánh đến Báo Pháp luật Việt Nam, đại diện Công ty CP Đầu tư Phát triển Gas Đô thị cho rằng: Bản chất của việc Công ty không thay đổi được Giám đốc- Người đại diện pháp luật không phải do mâu thuẫn nội bộ. Mà nguyên nhân là do người đã bị miễn nhiệm chức giám đốc vẫn nộp hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, gây khó khăn trở ngại cho doanh nghiệp. Sự việc rất cần cơ quan chức năng có biện pháp tháo gỡ.
Người dân gửi đơn kêu cứu, UBND huyện Gia Bình vẫn "bình chân như vại"

Người dân gửi đơn kêu cứu, UBND huyện Gia Bình vẫn "bình chân như vại"

Bất chấp nỗ lực nhằm đảm bảo tính khách quan, đa chiều trong việc thông tin, thế nhưng đã nhiều ngày trôi qua kể từ ngày Báo PLVN liên hệ làm việc, UBND huyện Gia Bình vẫn chưa hề có bất kỳ phản hồi thông tin nào tới cơ quan báo chí.
Công ty Cổ phần cơ điện và công nghệ EMC lên tiếng về vụ 2 biên bản bất nhất tại gói thầu ở Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Công ty Cổ phần cơ điện và công nghệ EMC lên tiếng về vụ 2 biên bản bất nhất tại gói thầu ở Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Công ty Cổ phần cơ điện và công nghệ EMC đã có công văn phản hồi thông tin gửi Báo Pháp luật Việt Nam liên quan đến những lùm xùm về 2 biên bản bất nhất khi tham gia gói thầu tại trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
Tin bài khác
Đề xuất phạt tới 50 triệu đồng đối với người không tham gia chữa cháy

Đề xuất phạt tới 50 triệu đồng đối với người không tham gia chữa cháy

Dự thảo đề xuất phạt tiền 40 - 50 triệu đồng với hành vi không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà.
Rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật Dữ liệu

Rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật Dữ liệu

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 75/QĐ-TTg ngày 11/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Dữ liệu (Kế hoạch).
Trường hợp người vi phạm giao thông bỏ lại phương tiện có thể bị cưỡng chế trừ lương, trừ tiền tài khoản

Trường hợp người vi phạm giao thông bỏ lại phương tiện có thể bị cưỡng chế trừ lương, trừ tiền tài khoản

Từ 01/01/2025, mức phạt đối với người điều khiển các phương tiện vi phạm giao thông tăng mạnh nếu trường hợp người vi phạm bỏ xe có bị cưỡng chế hay bắt buộc xử lý hay không?
Ô tô đi sai làn, gây tai nạn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Ô tô đi sai làn, gây tai nạn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Bạn đọc hỏi tài xế ô tô không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe theo quy định gây tai nạn giao thông, sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Luật sư lưu ý một số vấn đề xung quanh việc cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm trật tự ATGT để nhận "thưởng"

Luật sư lưu ý một số vấn đề xung quanh việc cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm trật tự ATGT để nhận "thưởng"

Những ngày vừa qua trên các trang mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin (chưa được kiểm chứng) về việc cá nhân được nhận tiền thưởng từ việc cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm trật tự an toàn giao thông cho cơ quan chức năng, trong đó có những trường hợp nhận được tiền thưởng lên đến hàng chục triệu đồng. Vây cơ sở pháp lý của vấn đề này được quy định như thế nào? Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Công ty luật TNHH E&D, Đoàn luật sư TP Hà Nội đã có cuộc trao đổi với Pháp Luật Plus về vấn đề được dư luận quan tâm.
Từ năm 2025, vi phạm về nồng độ cồn sẽ bị xử phạt ở những khung nào?

Từ năm 2025, vi phạm về nồng độ cồn sẽ bị xử phạt ở những khung nào?

Nghị định 168/2024 đã tăng mức xử phạt về nồng độ cồn so với các quy định tại Nghị định 100/2019.
Những điều cần biết về việc trừ điểm bằng lái xe

Những điều cần biết về việc trừ điểm bằng lái xe

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 lần đầu tiên quy định về điểm giấy phép lái xe (bằng lái). Mỗi loại bằng lái (A1, A2, B, C...) đều có 12 điểm.
Từ 2025, tổ chức đua xe có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

Từ 2025, tổ chức đua xe có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

Bạn đọc đặt câu hỏi nếu trường hợp nhiều thanh niên đua xe và tổ chức đua xe gây nào lạo đường phố, mất an ninh trật tự thì sẽ bị xử lý như thế nào?
10 sự kiện nổi bật của ngành Tư pháp năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành Tư pháp năm 2024

Ngày 31/12, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định về việc phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp.
Tài sản có trong thời kỳ hôn nhân có đương nhiên là tài sản chung?

Tài sản có trong thời kỳ hôn nhân có đương nhiên là tài sản chung?

Tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân nếu muốn bán đi thì có cần sự đồng ý của cả hai vợ chồng hay không, đang là câu hỏi nhiều bạn đọc cần giải đáp.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.