Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 23 °C
Đà Nẵng 24 °C
Yên Bái 24 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 23°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 24°C
  • Yên Bái Hà Nội 24°C

Bộ GD&ĐT: “Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh của toàn ngành”

Dân sự & tố tụng dân sự
29/03/2025 12:32
Hoa Tiên
aa
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh: “Chấm dứt dạy thêm, học thêm không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.

Chấm dứt được tình trạng dạy thêm, học thêm

Phát biểu tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và đánh giá thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nêu 3 đặc điểm lớn về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Thứ nhất, tuyển sinh đầu cấp và thi tốt nghiệp đều thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Thứ hai, ảnh hưởng của Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm.

Các trường lâu nay vẫn dạy thêm, học thêm như hoạt động chính khóa, có những giai đoạn các trường dừng hoạt động này nên ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

Cùng với đó là tác động của bối cảnh tinh gọn bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền, vì vậy, ngành giáo dục cần có giải pháp để ứng phó với bối cảnh mới.

Từ đó, Thứ trưởng đề nghị các Sở GD&ĐT quán triệt tuyệt đối không để ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, cũng như công tác thi, công tác tuyển sinh; Công tác dạy học, quản lý phải thường xuyên, liên lục không gián đoạn.

Nhấn mạnh yêu cầu tất cả vì học sinh (HS), tuyệt đối không buông lỏng công tác bồi dưỡng, phụ đạo đối với 3 đối tượng HS trong Thông tư 29 quy định, Thứ trưởng cũng đề nghị các Sở GD&ĐT tổ chức thi thử tốt nghiệp, đánh giá thật, chấm đúng kết quả, đúng năng lực HS để rút kinh nghiệm tổ chức kỳ thi.

Bộ GD&ĐT: “Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh của toàn ngành”
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ tại hội nghị.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu, công tác thi tuyển sinh đầu cấp và thi tốt nghiệp THPT cần ra đề phù hợp theo những gì đã công bố, theo chuẩn đầu ra chương trình, phù hợp năng lực HS và mục tiêu của kỳ thi theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 29, Kết luận 91, của Thủ tướng Chính phủ là giảm áp lực, giảm tốn kém nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, vừa sức với HS, với mục tiêu HS không phải học thêm tràn lan, giáo viên không dạy thêm tràn lan.

Sau hơn 1 tháng triển khai Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm trên toàn quốc, Thứ trưởng nhấn mạnh 6 kết quả nổi bật.

Một là, công tác truyền thông, phổ biến Thông tư 29 được thực hiện từ các cấp trung ương, địa phương, các nhà trường nhằm giải thích cho nhân dân, tạo ra diễn đàn công khai, nhìn nhận một cách đa chiều, khách quan về nội dung Thông tư.

Hai là, tạo ra được một tinh thần đồng tâm, đồng thuận và tính hành động cao. “Bởi vì thấu hiểu thì đồng tâm, hiểu được Thông tư 29 mang lại những giá trị tốt đẹp, nhân văn cho giáo dục, đào tạo, cho chính học sinh, chính thầy cô giáo và chính nền giáo dục của chúng ta.

Và điều đó tạo ra tính hành động cao, tạo ra những mô hình, đa dạng hóa học nhóm và phát triển tự học. Tính hành động cao còn thể hiện ở việc kiểm tra và giám sát”, Thứ trưởng nói.

Ba là, Thông tư 29 tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch và đủ mạnh theo đúng thẩm quyền của Bộ GD&ĐT.

Bốn là, qua phản ánh của các cơ quan báo chí, ý kiến của các chuyên gia, nhìn nhận về Thông tư một cách đa chiều, càng giúp hiểu rõ hơn những hệ lụy của việc dạy thêm, học thêm.

Nêu kết quả thứ năm, để chấm dứt được tình trạng dạy thêm, học thêm, Thứ trưởng lưu ý phải thực hiện đồng bộ các giải pháp với khẳng định “một Thông tư chưa thể giải quyết được hết các vấn đề cụ thể”.

Cuối cùng, một số băn khoăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 29 của các Sở GD&ĐT đã được giải thích để đạt được những kết quả như mong muốn.

Trong thời gian tới, để thực hiện tốt Thông tư 29 cũng như nâng cao chất lượng giáo dục, Thứ trưởng đề nghị cần đồng bộ các giải pháp, trong đó nhấn mạnh cần tiếp tục tuyên truyền về Thông tư.

Về chuyên môn Thứ trưởng yêu cầu cần đổi mới phương pháp giảng dạy của thầy cô, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương thức ra đề thi, hướng dẫn HS tự học, hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)… để HS là người thụ hưởng.

Về tăng cường cơ sở vật chất, Thứ trưởng nhận định đây là vấn đề lâu dài, vừa là trách nhiệm tham mưu, vừa là căn cứ để các địa phương bố trí ngân sách Nhà nước, thực hiện xã hội hóa, tăng cường trường lớp, chất lượng trường lớp đồng đều để không có sự lựa chọn lệch nhau, dẫn đến sự cạnh tranh, tạo áp lực.

Thực hiện “5 không”, “4 đề cao”

Khẳng định, Bộ GD&ĐT sẽ kiên trì thực hiện quan điểm “5 không” và “4 đề cao”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ tổng hợp các ý kiến, tiếp thu và trong tháng 5 sẽ ban hành hướng dẫn thay thế văn bản cũ về dạy học buổi 2/ngày, qua đó thực hiện tốt quy định về học thêm, dạy thêm.

Bộ GD&ĐT đã có một kênh tiếp nhận phản ánh về những hình thức dạy học biến tướng của học thêm, dạy thêm để xác minh, xử lý.

Hoan nghênh các đơn vị, các Sở GD&ĐT đã quyết liệt, đúng tinh thần không đánh trống bỏ dùi, làm cương quyết, làm thường xuyên, Thứ trưởng đề nghị các Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh sớm ban hành quy định quản lý dạy thêm, học thêm theo tinh thần, trách nhiệm của địa phương.

Bộ GD&ĐT: “Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh của toàn ngành”
Đại diện các Sở GD&ĐT trao đổi tại điểm cấu trực tuyến.

“Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”, nhấn mạnh điều này, Thứ trường chia sẻ: Đó là mệnh lệnh về tinh thần trách nhiệm, mệnh lệnh vì chất lượng HS, mệnh lệnh để giáo dục học sinh phát triển toàn diện, mệnh lệnh thực hiện theo Chương trình GDPT 2018, theo yêu cầu chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đưa giáo dục trở lại đúng nguyên lý của giáo dục vốn có, trả lại tuổi thơ cho HS.

Nhận thức rõ thêm về hệ lụy, tác hại của dạy thêm, học thêm tràn lan

Báo cáo tình hình thực hiện Thông tư 29, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ GD&ĐT Thái Văn Tài cho biết, công tác chỉ đạo của Bộ GD&ĐT đã được thực hiện quyết liệt và đồng bộ từ trung ương tới các địa phương. Bộ GD&ĐT đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện chỉ đạo UBND cấp tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo địa phương đối với giáo dục phổ thông.

Các địa phương đã tích cực, khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư.

Cả hệ thống chính trị đều vào cuộc để việc triển khai thực hiện Thông tư được hiệu quả, bên cạnh ngành giáo dục và các cơ quan quản lí chuyên môn còn có sự huy động của lực lượng chính quyền các cấp của địa phương, các sở, ban ngành khác liên quan.

Công tác quán triệt, truyền thông về các nội dung của Thông tư đã được thực hiện kịp thời, đa dạng, sâu rộng tới mọi đối tượng chịu sự tác động của Thông tư.

Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành kịp thời, khẩn trương, huy động được nhiều lực lượng cùng phối hợp với ngành giáo dục để triển khai thực hiện, tăng cường sự giám sát của toàn dân.

Chính vì vậy, Thông tư số 29 đã nhận được sự đồng thuận cao và quan tâm đặc biệt của xã hội, nên được nắm bắt nhanh chóng và được triển khai kịp thời, đáp ứng mong mỏi của xã hội.

Các địa phương, nhà trường, giáo viên, cha mẹ HS nhận thức rõ thêm về hệ lụy, tác hại của dạy thêm, học thêm tràn lan tới HS, cha mẹ HS, nhà trường và toàn xã hội .

Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn về trách nhiệm và tầm quan trọng của dạy học chính khóa, trách nhiệm trong việc hỗ trợ HS nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục ; Trách nhiệm và tầm quan trọng của việc trang bị cho học sinh ý thức tự học, tự chủ, tự giác trong các hoạt động giáo dục.

Chính quyền các cấp nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm trong quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn, kịp thời có các hướng dẫn để thực hiện các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường; từng bước đưa các hoạt động này đi vào quy củ, nền nếp, đúng pháp luật và tránh lãng phí; Bước đầu đã ban hành các kế hoạch, thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư 29.

Cha mẹ học sinh nhìn nhận rõ vai trò của gia đình trong phối hợp quản lí, giáo dụcHSh. Đặc biệt trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã nhận được các ý kiến đóng góp gửi về qua các phương tiện thông tin từ các bậc cha mẹ HS, các nhà khoa học, cán bộ giáo viên thể hiện sự ủng hộ lớn đối với các quy định của Thông tư khi cho rằng Bộ GD&ĐT đã cầu thị lắng nghe, quyết tâm rất cao để đưa nền giáo dục nước nhà thực hiện đúng đường lối giáo dục của Đảng, nhà nước đề ra, mở ra cơ hội để thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đóng góp cho đất nước những công dân có chất lượng, năng động và sáng tạo.

Trao đổi tại hội nghị, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An Thái Văn Thành cho biết, quy định cấm dạy thêm, học thêm ở bậc tiểu học tỉnh Nghệ An đã có chỉ đạo trước đó nhưng phải đến khi có Thông tư số 29 và sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GD&ĐT mới được thực hiện triệt để.

Đánh giá cao tính nhân văn của Thông tư 29, ông Thái Văn Thành cho rằng, Thông tư mang lại quyền lợi công bằng cho người học, tôn vinh vị thế, hình ảnh của nhà giáo.

Còn theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, ngành Giáo dục Hà Nội thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về tuyển sinh đầu cấp, thi tốt nghiệp THPT và triển khai Thông tư 29.

Trong đó, đối với Thông tư số 29, lãnh đạo TP Hà Nội đã chỉ đạo các địa phương thực hiện quyết liệt, chủ động, hiệu quả. 100% các cơ sở giáo dục ký cam kết thực hiện nghiêm túc Thông tư này.

Đồng thời, thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập để đảm bảo vùng sâu, vùng xa HS vẫn có thể ôn tập và nâng cao tinh thần tự học.

bài liên quan
Điểm mới trong thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Điểm mới trong thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT Nguyễn Ngọc Hà đã chia sẻ một số điểm mới trong công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025.
Bộ GD&ĐT lý giải nguyên nhân dạy thêm, học thêm tràn lan

Bộ GD&ĐT lý giải nguyên nhân dạy thêm, học thêm tràn lan

Trong buổi làm việc với Sở GD&ĐT TP HCM về tình hình triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư 29), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng lý giải vì sao dạy thêm, học thêm tràn lan.
Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Đó là nội dung nằm trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 91 của Bộ Chính trị.
Dạy, học thêm ngoài nhà trường: Chưa có hướng dẫn pháp lý quy định

Dạy, học thêm ngoài nhà trường: Chưa có hướng dẫn pháp lý quy định

Hiện tại, chưa có hướng dẫn pháp lý nào cho việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường. Điều này khiến việc quản lý gặp không ít khó khăn.
Quảng Ninh: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT

Quảng Ninh: Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT

UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo, quán triệt, nâng cao trách nhiệm của hiệu trưởng đối với việc thực hiện dạy thêm, học thêm trong nhà trường, việc quản lý giáo viên của trường khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm đúng quy định.
TP HCM: Chỉ đạo "nóng" về dạy thêm, học thêm

TP HCM: Chỉ đạo "nóng" về dạy thêm, học thêm

Sau ngày Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, Sở GD-ĐT TP HCM đã ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Thông tư 29/2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
Mới nhất
Đọc nhiều
Quy hoạch Cụm Công nghiệp Minh Khai "vỡ trận" trước rác thải và những kiến trúc lạ

Quy hoạch Cụm Công nghiệp Minh Khai "vỡ trận" trước rác thải và những kiến trúc lạ

Bên cạnh vấn đề ô nhiễm môi trường, CCN Minh Khai đã dần biến tướng thành một khu đô thị với nhiều kiến trúc lạ, không theo quy hoạch ban đầu được phê duyệt.
Bé 8 tuổi bị cha dượng bạo hành đã tử vong

Bé 8 tuổi bị cha dượng bạo hành đã tử vong

Sau 2 ngày nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, bé 8 tuổi bị cha dượng bạo hành đã tử vong.
Kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 708/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật (Ban Chỉ đạo).
Tin bài khác
Quy hoạch Cụm Công nghiệp Minh Khai "vỡ trận" trước rác thải và những kiến trúc lạ

Quy hoạch Cụm Công nghiệp Minh Khai "vỡ trận" trước rác thải và những kiến trúc lạ

Nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm do quá trình tái chế và sản xuất nhựa tại làng Khoai (thôn Minh Khai, huyện Văn Lâm, Hưng Yên), Cụm Công nghiệp (CCN) Minh Khai được thành lập với mục đích chuyển dịch các hộ sản xuất trong làng vào CCN để quản lý và tránh ảnh hưởng tới cộng đồng. Tuy nhiên, sự buông lỏng quản lý đã khiến quy hoạch của CCN này bị bóp méo, tiếp tục trở thành một điểm đen ô nhiễm môi trường mới và ngày càng trở nên phức tạp hơn.
Xe bồn bốc cháy nghi ngút trên cao tốc khiến một người tử vong

Xe bồn bốc cháy nghi ngút trên cao tốc khiến một người tử vong

Một chiếc xe bồn chở xăng đang lưu thông trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai bất ngờ mất lái đâm vào bên đường bốc cháy nghi ngút, vụ việc khiến một người thiệt mạng.
Trao giải cuộc thi viết - vẽ chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”

Trao giải cuộc thi viết - vẽ chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”

Thực hiện tháng hành động vì trẻ em và ngày gia đình Việt Nam hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2025), Công an tỉnh Kiên Giang đã phát động Cuộc thi viết - vẽ cho con cán bộ, chiến sĩ với chủ đề “Con yêu bố mẹ - Người chiến sĩ Công an nhân dân”.
Bộ Văn hoá chỉ đạo Cục phát thanh truyền hình tìm hiểu vụ ồn ào mạng xã hội của ViruSs

Bộ Văn hoá chỉ đạo Cục phát thanh truyền hình tìm hiểu vụ ồn ào mạng xã hội của ViruSs

Chánh văn phòng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Danh Hoàng Việt thông tin rằng "đã chỉ đạo Cục Phát thanh truyền hình tìm hiểu vụ ồn ào của ViruSs".
Tây Ninh - 50 năm kiên cường vươn mình, khẳng định vị thế

Tây Ninh - 50 năm kiên cường vươn mình, khẳng định vị thế

Chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 đã mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, kết thúc chiến tranh, thống nhất non sông. Cùng với cả nước, Tây Ninh – mảnh đất biên cương từng oằn mình trong khói lửa chiến tranh – cũng bước vào hành trình mới: hành trình tái thiết, xây dựng và phát triển. Trải qua 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền và sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân, Tây Ninh đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành điểm sáng của vùng Đông Nam Bộ trên nhiều lĩnh vực.
Đề nghị truyền hình trực tiếp phiên thảo luận ở Quốc hội về sửa Hiến pháp

Đề nghị truyền hình trực tiếp phiên thảo luận ở Quốc hội về sửa Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị ngoài các phiên họp theo quy định, có thể truyền hình, phát thanh trực tiếp phiên thảo luận tại Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Bình tĩnh trước lo âu

Bình tĩnh trước lo âu

Lo lắng không phải là giải pháp. Nó không giúp chúng ta giải quyết vấn đề mà chỉ khiến tinh thần trở nên căng thẳng, bất an.
Không làm chủ được tốc độ, 2 người thương vong sau va chạm xe máy

Không làm chủ được tốc độ, 2 người thương vong sau va chạm xe máy

Chiều 31/3, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk cho biết, đang tiếp tục điều tra vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe máy khiến 2 người thương vong.
Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao rét đậm, rét hại có nơi dưới 10 độ C

Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao rét đậm, rét hại có nơi dưới 10 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét; vùng núi cao có nơi rét đậm, rét hại dưới 10 độ C; Đông Bắc Bộ trưa chiều hửng nắng. Nam Trung Bộ và Nam Bộ mưa rào, giông rải rác, cục bộ mưa vừa, mưa to.
Xuất cấp hơn 1.400 tấn gạo cho 3 địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025

Xuất cấp hơn 1.400 tấn gạo cho 3 địa phương dịp giáp hạt đầu năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025.