Mục sở thị cơ sở sản xuất khẩu trang y tế kém chất lượng; TP HCM có thể thu thuế bán hàng qua mạng từ tháng 4...
PLUS 1: Mục sở thị cơ sở sản xuất khẩu trang y tế kém chất lượng
Thưa quý vị lần theo số điện thoại của một cơ sở phân phối trên mạng xã hội, nhóm PV đã tìm về Bắc Ninh để tìm hiểu thực hư về việc những chiếu khẩu trang y tế được sản xuất bằng giấy vệ sinh và sự thật như thế nào, mời quý vị cùng theo dõi.
Theo lời giới thiệu của người đàn ông này, PV đã tìm đến một cửa hàng phân phối nằm trong khu công nghiệp Đại Đồng, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Theo người đàn ông này thì ở đây có đầy đủ các sản phẩm khẩu trang y tế từ hàng Trung Quốc tới Việt Nam, loại nào cũng có, giá nào cũng có, ngoài ra người này còn chỉ cho phóng viên cách nhận biết khẩu trang y tế Trung Quốc và khẩu trang y tế Việt Nam.
Theo quan sát của Phóng viên thì những hộp khẩu trang y tế tại đây trên bao bì đa phần là tiếng nước ngoài, không có số đăng ký lưu hành, không có địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng.
|
Mục sở thị cơ sở sản xuất khẩu trang y tế kém chất lượng |
Khi Phóng viên tỏ vẻ không hài lòng với mức giá tại đây, người đàn ông này giới thiệu PV tới một cơ sở sản xuất khác tại xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, Bắc Ninh để tìm mua.
Theo Lời hướng dẫn của người này PV đã tìm về đến cơ sở QA, một cơ sở chuyên sản xuất hàng may mặc.Tại đây, trong khoảng không gian chật hẹp của khu nhà xưởng, những hộp khẩu trang được bày ra khắp nơi, máy móc hoạt động rầm rộ, ngay bên cạnh là 5 người đàn ông đang ngồi cắt sửa và đóng hộp những khẩu chiếc khẩu trang y tế.
Cởi trần, tay trần, không bảo hộ lao động, những chiếc khẩu trang y tế được sản xuất ra không có cách ly khử trùng nhưng vẫn được đóng hộp và mang đi tiêu thụ.
Một người nhận là chủ cơ sở này cho biết, hàng ngày cơ sở sản xuất cả trăm hộp khẩu trang, thị trường trải rộng ở nhiều tỉnh và điều đặc biệt là người này thừa nhận, khẩu trang y tế sản xuất tại cơ sở mình hiện nay không được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Một chủ cơ sở khác taị xã Đình Bảng, TX Từ Sơn, Bắc Ninh cho biết: Hiện nay tại cơ sở có nhận đặt một số đơn hàng khẩu trang y tế với lớp giấy lọc là giấy vệ sinh theo nhu cầu của khách.
Theo quan sát của PV, tại cơ sở này bao bì sản phẩm có nhiều loại, có những loại toàn bộ là tiếng nước ngoài và cũng không có số đăng ký lưu hàng của bộ y tế.
Theo các chuyên gia, hiện nay các loại khẩu trang y tế kém chất lượng được may bởi chất liệu trôi nổi. chưa qua xử lý vô trùng, chứa nhiều chất độc hại. Nhẹ thì gây dị ứng, nặng thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy mọi người nên chọn loại khẩu trang uy tín trên thị trường để sử dụng.
PLUS 2: 62% người dùng Việt thích thanh toán thẻ hơn tiền mặt
Nghiên cứu thị trường về thái độ thanh toán của người tiêu dùng tại các quốc gia Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam do Visa phối hợp với
thực hiện từ tháng 10/2016 dựa trên mẫu 500 người ở mỗi thị trường cho ra nhiều kết quả bất ngờ. Khi tại Việt Nam, có tới 62% người tham gia trả lời cho biết họ thích thanh toán điện tử hơn cách thức truyền thống thông thường. Theo đó, mức độ tin dùng thanh toán điện tử tại Việt Nam đã tăng 8% so với năm 2015.
PLUS 3: TP HCM có thể thu thuế bán hàng qua mạng từ tháng 4
theo thông tin từ Cục thuế TP Hồ Chí Minh cho biết, cơ quan này đang nghiên cứu báo cáo lên UBND TP HCM để triển khai quản lý đối với hoạt động bán hàng qua Facebook và có thể thực hiện ngay trong tháng 4 này.
Trước kiến nghị của Sở Công Thương TP Hồ CHí Minh về việc tìm cơ chế để thu thuế hoạt động kinh doanh trên Facebook. Theo thông tin từ Cục Thuế TP HCM cho biết hiện cơ quan này đang soạn thảo kế hoạch phối hợp với các sở ban ngành nhằm gia tăng tính hiệu quả trong quản lý thuế đối với loại hình kinh doanh này. Kế hoạch cụ thể sẽ được Cục thuế báo cáo UBND thành phố chậm nhất vào đầu tháng 4, để có thể triển khai ngay trong tháng này.
Hiện cơ quan thuế đang dự thảo quy chế phối hợp trong việc cung cấp thông tin, đã lấy ý kiến trong nội bộ cơ quan và chờ thông tin phản hồi từ các đơn vị sẽ phối hợp trong thời gian tới để hoàn thiện dự thảo.
Theo nhiều chuyên gia, việc thu thuế người bán hàng trên Facebook sẽ không đơn giản. Mỗi tổ chức, cá nhân hiện có thể sở hữu nhiều tài khoản khác nhau trên mạng xã hội để kinh doanh. Việc mua bán lại chủ yếu được giao dịch bằng tiền mặt nên khó giám sát. Đó là chưa kể việc phân biệt các cửa hàng dùng Facebook vào mục đích gì, để tư vấn, tiếp thị hay để bán sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, một số người kinh doanh trên Facebook như một việc làm thời vụ hoặc kiếm thêm thu nhập thì cần quản lý thuế ra sao?
Trước mắt, định hướng chung của cơ quan thuế là sẽ yêu cầu người kinh doanh trên mạng xã hội cung cấp các thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế cá nhân… để có thể kiểm soát chặt chẽ hơn hình thức kinh doanh này.
PLUS 4: Người Việt chi gấp đôi để nhập xe con từ Thái Lan
Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm, lượng ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ các quốc gia thành viên ASEAN là 8.800 chiếc, tăng 62% so với cùng kỳ 2016. Lượng xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống xuất xứ Thái Lan đạt 2.658 chiếc, trị giá 47 triệu USD, tăng 80% về lượng và tăng 2,2 lần về trị giá so với cùng kỳ 2016. Ôtô dưới 9 chỗ ngồi nhập về Việt Nam trong 2 tháng đầu năm có đơn giá bình quân gần 18.000 USD mỗi chiếc, tăng mạnh so với giá bình quân hơn 12.000 USD của năm 2016.
PLUS 5: Mỹ áp thuế chống bán phá giá mới với cá tra Việt Nam
Bộ Công thương cho biết Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết luận cuối cùng của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 12 giai đoạn từ ngày 1.8.2014 đến 31.7.2015, đối với sản phẩm cá tra nhập khẩu từ Việt Nam.
Doanh nghiệp bị đơn bắt buộc bị áp mức thuế toàn quốc là 2,39 USD/kg do quyết định không tham gia đợt rà soát. Doanh nghiệp bị đơn tự nguyện nhận mức thuế suất riêng rẽ 0,69 USD/kg trong đợt rà soát POR11.
Ngoài ra, có 2 công ty không nộp hồ sơ xin nhận thuế suất riêng rẽ nên cũng bị áp mức thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trên toàn quốc sẽ chịu mức thuế 2,39 USD/kg.
Tháng 4.2016, POR11 với 2 bị đơn bắt buộc lần lượt nhận mức thuế là 0,41 USD/kg và 0,97 USD/kg. Còn 14 bị đơn tự nguyện nhận mức thuế 0,69 USD/kg. Thuế suất toàn quốc 2,39 USD/kg.
Đối với các bị đơn bắt buộc và tự nguyện, mức tiền đặt cọc là mức thuế được nêu tại kết luận cuối cùng của đợt rà soát. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đã được điều tra hoặc rà soát trước đây mà không phải là bị đơn bắt buộc hoặc tự nguyện trong đợt rà soát này, thì mức tiền đặt cọc sẽ tiếp tục áp dụng theo mức thuế cụ thể của nhà xuất khẩu đó trong giai đoạn gần nhất. Đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam không nhận thuế suất riêng rẽ, mức tiền đặt cọc phải nộp là mức thuế suất toàn quốc 2,39 USD/kg.