Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Ăn chay - theo mốt hay vì tâm?

Văn hóa
21/02/2021 11:00
Hống Minh
aa
Ăn chay đang trở thành một trào lưu trên thế giới. Ở các nước phương Tây, theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 5% dân số Anh và Mỹ cho biết họ ăn chay trường hay ăn chay thường xuyên. Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng từ chùa chiền, quán xá đến tư gia, ở đâu cũng có các bữa cơm chay thanh tịnh. Số người ăn chay đang tăng dần. Nhưng, liệu trong số những người đang ăn chay ấy, ai đang ăn theo mốt, ai đang hướng tâm, ăn chay để thấy lòng thanh đạm là câu hỏi khó trả lời.


Anh214.

Ảnh minh họa.

Ăn chay để làm gì? Để trả lời câu hỏi này, Thượng tọa Thích Tâm Hạnh đã đưa ra khái niệm về ăn chay và những lợi ích từ ăn chay. Theo đó, ăn chay (ăn chay lạt) chỉ việc ăn uống những đồ ăn, thức uống có nguồn gốc từ thực vật, ngược lại với ăn mặn ăn uống những món thuộc về động vật.

Theo Thượng tọa Thích Tâm Hạnh, ăn chay có những lợi ích như: Giúp bảo vệ sức khỏe, giải độc; giúp trí tuệ nhẹ nhàng, sáng suốt hơn; giúp bảo vệ môi trường vì lượng khí thải ngành chăn nuôi tạo ra chiếm tới gần 15% tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng thêm…

Ăn chay nuôi dưỡng lòng từ bi vì xưa nay con người vẫn quan niệm rằng “vật dưỡng nhân”, tức các con vật sinh ra để nuôi dưỡng con người. Nhưng thực ra, chỉ cần đặt mình vào người khác và con vật để cảm thông, biết được sự hoảng sợ và đau đớn của chúng sinh khi bị giết như thế nào thì chúng ta sẽ không ăn trên sự đau đớn của sinh vật khác. Khi đã nghĩ và sống được như vậy thì căn lành theo đó cũng được tăng trưởng. Không chấp nhận những cảnh làm khổ con vật, sẽ không cho phép chúng ta có thể làm ác được.

Con người biết hận thù khi bị xúc phạm, loài vật cũng thế. Chúng ta có cảm xúc, biết đau, loài vật cũng thế. Nếu giết chúng để ăn, chắc chắn chúng cũng có tất cả những nỗi sân hận, uất ức, muốn tìm cách trả thù. Cho nên, nếu có điều kiện ăn chay được, chúng ta sẽ không gieo rắc oan trái, hận thù, không mắc nợ mạng sống chúng sinh…

Ăn chay – không chỉ miệng ăn mà tâm cũng cần ăn

Sao lại nói như vậy? Theo Thượng tọa Thích Tâm Hạnh, bởi có nhiều người ăn chay nhưng lại thích làm giả thức ăn giống như những hình thù món mặn, như là tôm, gà... Như vậy là miệng ăn chay, nhưng tâm hồn thì chưa chay trọn vẹn. Sẽ thiếu cơ hội để cảm nhận được sự thanh cao, hoan hỷ và vui thích khi ăn chay. Hay nói cách khác, ăn chay phải là tự tâm mình có niềm vui thích ăn chay.

Còn nhớ, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đã từng chia sẻ một bài viết về ăn chay rất hay. Anh kể rằng: “Tôi từng đến một chùa nọ và nhìn thấy trên bàn món “tiết canh chay”. Bình thường, đây là món gây sợ với tôi vì tôi vốn sợ màu máu sống; chưa kể đến chuyện bao nhiêu ca ngộ độc giun sán từ món này. Nay, chốn cửa Phật, ở cái nơi lòng tâm dạ tĩnh, lại choé lên cái màu của sát sinh giết chóc, tôi thực sự thấy sợ. Chẳng hiểu sao các thầy đã đi tu, các phật tử đã quy y hướng Phật mà lòng vẫn nghĩ đến những thứ phàm trần gây sợ đến như vậy?

Tôi không ăn chay. Trước đây, từng có lần ăn vào ngày rằm, mồng một hàng tháng thời mới quy y tam bảo, nhưng sau này tôi thấy, ăn chay không đủ đạm, người cứ mệt mỏi (là thể trạng tôi, bạn có thể thấy ăn chay tốt theo thể trạng của bạn) thì tôi ngừng.

Thi thoảng, bạn bè rủ tôi đi ăn chay một bữa. Những cỗ chay người ta bày biện trên bàn ăn, nào là “cá lóc kho tộ”, “sườn ram mặn”, “lẩu cá kèo”, rồi “thịt kho hột vịt”…, tôi tá hoả. Có lần tôi hỏi thầy, ăn chay rồi mà cứ nặn thành hình cá, hình thịt, hình những thứ được làm bởi những sinh linh thì có nên không, thầy bảo, “không nên”. Thầy bảo thế thôi, chứ nhiều thầy khác thì vẫn nấu, vẫn nặn thế mỗi ngày;

Mà các thầy không nấu, không nặn thì có các nhà cung cấp thực phẩm chay nấu hộ, nặn hộ. Đủ thứ thập loại chúng sinh hồn vía trên đời, cá thịt ê hề, cái gì là cái không được nặn ra từ món chay đâu. Mà cá thì giống cá như đúc, ăn còn thấy tanh tanh vị cá; thịt thì thơm cứ như được nấu thịt thật từ một đầu bếp khéo tay. Thật thật giả giả lẫn lộn, không biết đâu mà lần cả.

Chay hay mặn mọi việc làm đều xuất phát từ tâm chứ không phải chỉ để theo trào lưu.

Nhưng có cái này thì không lẫn lộn, hoặc là ăn mặn luôn đi, hoặc chay thì chay hẳn, chứ miệng chay mà lòng thì “mặn”, cũng có bằng không. Ăn đậu mà cứ nghĩ là ăn cá, ăn bột mà cứ nghĩ ăn thịt, thế thì thà bỏ cá, bỏ thịt luôn vào miệng mà nhai, mà nuốt cho rồi đi chứ nhân danh làm gì cho mệt?

Một khi lòng còn vương vất những dư vị hồng trần thì dù có ăn gì cũng hồng trần bay lượn. Nó đến từ trong tâm. Đi tu suy cho cùng là tu tâm, mà tâm không tu nổi thì đi tu làm cái gì? Miệng cứ lẩm bẩm câu kinh lời tụng làm cái gì chứ? Bạn có quan điểm riêng và lựa chọn riêng của bạn. Còn tôi, đã đồ chay mà nặn cho giống đồ mặn, làm y như đồ mặn, tôi xin tẩy chay đến cùng!”.

“Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối”

Câu này nói có vẻ đầy hơi hướng chỉ trích, chê bài này không có nghĩa khuyên người nên ăn mặn mà cốt cảnh tỉnh người ăn chay. Có nhiều người ăn chay vì không hiểu sâu xa tâm nghĩa của việc ăn chay nên dễ dàng sinh lòng kiêu mạn, tự cho mình hơn người rồi khinh người ăn mặn. Hoặc có người mới bước vào đạo đã ăn chay trường ngay, cốt để người khác khen ngợi. Ăn chay như vậy là do lòng háo danh mà ra.

Trên đây là quan điểm của tác giả Thích Trí Siêu trong bài viết “Đạo gì?”. Để chứng minh cho quan điểm của mình, tác giả kể câu chuyện, trong một chuyến hành hương sang Ấn Ðộ, trên máy bay vào giờ ăn có vài vị sư Nam Tông ăn thịt do chiêu đãi viên đưa tới.

Thấy thế, vài phật tử Việt Nam xì xào với nhau: “Mấy ông thầy này tu hành kiểu gì mà ăn mặn, không biết từ bi chỗ nào!”. Một dịp khác, có một thầy Việt Nam đi cùng với phật tử đến viếng thăm một trung tâm Phật giáo Tây Tạng. Không biết thầy này thơ thẩn làm sao mà lại đi ngang nhà bếp thấy họ đang xào nấu thịt bò, trở ra nói với phật tử: “Trời ơi, ở đây họ ăn thịt!”.

Quan niệm của đa số phật tử Việt Nam là người tu hành không được ăn thịt, nếu ăn thịt thì không phải kẻ tu hành. Trong khi đó, phật tử các nước Nam Tông khi nhìn vào người tu hành Bắc Tông thì họ nói: “Tu hành gì mà lại ăn buổi chiều, không giữ đúng giới luật của Phật!”. Người ăn chay thì hãnh diện cho mình tu thật. Còn người ăn mặn nhưng ngày ăn một bữa thì cho mình tu đúng lời Phật dạy.

Trước hết, trở về dòng lịch sử. Xưa kia đức Phật và chư tăng đi khất thực, ai cho gì thì các ngài ăn cái đó, không đòi hỏi phân biệt chay mặn. Trong bộ Mahavagga khi đi khất thực, Tỳ Kheo được phép ăn năm thứ thịt, gọi là ngũ tịnh nhục: thịt ăn mà không thấy người giết; thịt ăn mà mình không nghe tiếng của con vật kêu la; thịt ăn mà mình không nghi người ta giết vì mình và cho mình ăn; thịt của con thú tự chết; thịt của con thú khác ăn còn dư.

Cũng cần thông cảm là khi đi xin ăn, một vị khất sĩ không thể nào đòi hỏi thí chủ phải cúng cho mình thứ này, thứ kia theo khẩu vị và ý thích của mình được. Hơn nữa khi đi khất thực, nhiều khi phải đi đến những làng mạc xa xôi, hẻo lánh nơi mà thí chủ đa số không phải là phật tử.

Ở một câu chuyện khác, trong câu chuyện một lần trong buổi thuyết pháp của Thrangou Rinpoché (một vị Lạt Ma cao cấp của phái Kagyupa), có người hỏi: “Tại sao các sư Tây Tạng không ăn chay?”. Thrangou Rinpoché trả lời: “Dân Tây Tạng giết một con Yak nuôi được 10 người trong một tháng, trong khi đó nếu rửa và nấu một bó cải làm chết biết bao côn trùng sâu bọ mà chỉ nuôi được một người trong một bữa. Vậy thì cái nào lợi và ai sát sinh nhiều hơn?”.

…Như vậy, qua một vài quan điểm trích dẫn trên đây có thể ngộ ra một điều rằng ăn chay hay ăn mặn cái đó tùy ý bạn. Dù rằng có thể tranh luận mãi về vấn đề này, vì người ăn thịt sẽ có lý lẽ của người ăn thịt và người ăn chay cũng có lý lẽ của người ăn chay. Nhưng ở đời đâu phải lúc nào cũng sống để ăn thua đủ với nhau dành phần thắng về mình. Miễn sao, mọi việc làm đều xuất phát từ tâm chứ không phải chỉ để theo trào lưu, hiếu thắng hay chứng tỏ bản thân cao ngạo hơn người…

bài liên quan
Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Thái Bình: Triển khai Kế hoạch kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thái Bình: Triển khai Kế hoạch kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bà Hà Thị Mai Phương làm Phó hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang

Bà Hà Thị Mai Phương làm Phó hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang

Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Bình Dương: Phát hiện nhiều tài xế dương tính với ma tuý đá trong lúc lái xe

Bình Dương: Phát hiện nhiều tài xế dương tính với ma tuý đá trong lúc lái xe

Tối 23/11, Công an thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết trong đợt thực hiện cao điểm đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy, liên tiếp những ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông bất ngờ phát hiện nhiều lái xe dương tính với ma túy.
TP.HCM: Điều tra gần chục thanh niên hỗn chiến bằng vỏ chai bia

TP.HCM: Điều tra gần chục thanh niên hỗn chiến bằng vỏ chai bia

Ngày 25/11, Công an quận Gò Vấp (TP HCM) đang điều tra, truy xét nhóm thanh niên tham gia hỗn chiến bằng vỏ chai bia trên đại lộ Phạm Văn Đồng.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.