Sống trong vùng thấp trũng, năm nào gia đình ông Hoàng Xuân Linh (thôn Trung Tiến, xã Điền Mỹ) cũng bị ngập lụt. Bởi thế, những năm gần đây, gia đình ông đầu tư làm 2 bè nổi, 2 chiếc thuyền nốc để chủ động ứng phó với lũ lụt.
Sẵn sàng ứng phó với lũ, ông Hoàng Xuân Linh làm nhà bè để di dời nông sản...
.. và thuyền nốc để di chuyển trong lũ.
Ông Linh cho biết: “Không riêng gia đình tôi mà cả thôn nhà nào cũng luôn trong “trạng thái” sẵn sàng như vậy cả. Mùa thu hoạch về, nông sản được cất sẵn ở trên nhà vượt lũ, nhà bè. Đến mùa lũ, khi có thông tin của thôn từ loa phát thanh thì chúng tôi đưa trâu, bò đến nơi cao như đồi, núi. Các vật dụng, tài sản được đưa lên cao. Nhờ đó, dù năm nay nước lũ lên cao nhưng thiệt hại trực tiếp về tài sản của gia đình là không đáng kể”.
Đồ dùng gia đình được đưa lên cao.
Tương tự, thôn 7, xã Hương Thuỷ là một trong những địa phương thấp trũng nhất của xã cũng như huyện Hương Khê. Mỗi khi mưa lớn, cả thôn hầu như bị cô lập. Vì vậy, ở đây nhà nào cũng đóng sẵn một chiếc thuyền nốc.
Sách, vở của các em học sinh cũng được người dân chủ động cất trên mái nhà.
Người dân thôn 7, xã Hương Thuỷ làm chuồng kiên cố trên đồi cao để tránh lũ cho gia súc.
Theo ông Nguyễn Đắc Nội - Bí thư thôn 7: Tại đồi Đá Dựng – nơi cao nhất thôn được người dân dựng các nhà tạm để làm nơi ở cho trâu, bò khi lũ về. Còn nông sản sẽ được cất sẵn lên cao từ khi thu hoạch. Riêng nhà tôi phần mái nhà cũng được tận dụng làm chạn để cất trữ lúa. Chúng tôi làm sẵn một cái ròng rọc để việc đưa nông sản lên cao thuận lợi hơn. Năm nay, gia đình có hơn 2 tấn lúa, ngô, lạc, đậu đã được cất gọn gàng trên cao từ sớm.
Ông Nguyễn Đắc Nội làm sẵn ròng rọc để đưa nông sản lên cất trữ trên mái nhà.
Khi có công điện về ứng phó lũ lụt của cấp trên, thôn vừa thông báo qua loa phát thanh vừa thông báo đến tận nhà người dân để họ di dời tài sản lên cao. Bên cạnh đó, tài sản chung của thôn tại nhà văn hoá thôn cũng được chủ động di dời.
Đợt lũ mới đây, toàn thôn bị cô lập, 70% nhà dân nước ngập đến vườn, có 2 nhà ngập sâu gần 1 mét, nhà văn hoá thôn ngập gần nửa mét, tuy nhiên, thôn không có thiệt hại về nông sản, vật nuôi.
Tài sản chung tại nhà văn hoá thôn được đưa lên cao, giằng giữ cẩn thận từ trước mỗi đợt lũ...
Ông Trần Đình Tâm - cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Hương Khê thông tin, đợt mưa lũ vừa qua, tổng lượng mưa đo được tại Hương Khê là 433,8 mm; đỉnh lũ đo được tại Trạm Thủy văn Chu Lễ là 13,5m (dưới báo động III 0,5m). Mưa lũ khiến 6 xã bị chia cắt, ngập cục bộ; 366 hộ dân và 21 hội quán thôn và nhiều trường học, trạm y tế bị ngập; nhiều tuyến đường trục chính và công trình thủy lợi bị ngập, xói lở hư hỏng nghiêm trọng.
Thiệt hại do mưa lũ gây ra là không nhỏ, tuy nhiên, đây là đối với những công trình như đường sá, kè, đập hay diện tích rau màu, cây ăn quả ngoài đồng..., còn đối với tài sản là nông sản, vật nuôi của người dân thì thiệt hại không lớn.
... tài liệu, sách báo cũng được gói gọn, cất giữ cẩn thận.
Bí thư Huyện uỷ Lê Ngọc Huấn cho biết, mặc dù có mưa lũ lớn nhưng hậu quả về tài sản của người dân Hương Khê không lớn là nhờ sự chủ động của chính quyền lẫn người dân địa phương. Trong lũ, có đến hàng chục trường học, trạm y tế, nhà văn hoá thôn bị ngập nhưng tất cả tài sản, thuốc men, thiết bị dạy học… đã được các đơn vị chủ động sắp xếp ở nơi an toàn nên không ảnh hưởng. Kinh nghiệm nhiều năm “sống chung với lũ" giúp người dân biết tự thích ứng và tự bảo vệ.
Theo Bí thư Huyện uỷ Lê Ngọc Huấn, ngay từ đầu năm, huyện đã xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực theo nguyên tắc “chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả” và quán triệt phương châm “4 tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Phương châm này được triển đến tận từng hộ dân. Từ đó, mỗi nhà, mỗi người, đều có ý thức chủ động ứng phó với lũ lụt nên giảm thiểu được hậu quả của thiên tai. Như vậy, có thể thấy kế hoạch, chủ trương đã thực sự đi vào cuộc sống.
Lãnh đạo huyện Hương Khê trao quà hỗ trợ người dân ngập lũ, động viên nhân dân vượt qua khó khăn.
Ông Lê Ngọc Huấn cũng chia sẻ thêm, khi lũ về, huyện luôn trong trạng thái sẵn sàng hỗ trợ ứng cứu kịp thời. Với những địa bàn thấp trũng, gần sông suối, núi đồi có nguy cơ sạt lở sẽ được vận động sơ tán để tránh thiệt hại về người. Sau lũ, huyện cũng phân công các lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
Theo bảng xếp hạng cập nhật trên Cổng Dịch vụ công quốc gia ngày 2/4, tỉnh Quảng Bình đang đứng đầu cả nước với 85,7/100 điểm trong Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Hương, SN 1973 và Dư Hồng Thắng, SN 1983 về tội “ Vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ”.
Quá trình tìm hiểu về năng lực, kinh nghiệm “thật” của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại tổng hợp Hùng Nam (Công ty Hùng Nam), phóng viên báo Pháp luật Việt Nam phát hiện ra nhiều vấn đề bất ổn trong hợp đồng trồng cây trị giá 10,1 tỷ đồng – là bảo bối” để đơn vị này tham gia đấu thầu.
Trong quá trình tranh luận trên MXH về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, chủ tài khoản tiktok ở TP Hà Tĩnh đã có bình luận khiếm nhã, "phân biệt địa phương".
Trong năm 2024, tỉnh Kiên Giang đã triển khai hiệu quả các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, mại dâm, ma túy và HIV/AIDS. Từ đó giúp kéo giảm 8,8% số vụ việc vi phạm trật tự xã hội, tỷ lệ điều tra, khám phá án đạt 90,41%.
Từ ngàn đời nay, lòng hiếu thảo với cha mẹ luôn là nền tảng căn bản làm nên giá trị con người. Muốn đánh giá nhân cách của một người, điều trước tiên là phải nhìn vào sự hiếu hạnh của họ đối với cha mẹ mình. Tuy vậy, trong nhịp sống hiện đại, đạo hiếu đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Giải leo núi "Bước chân trên mây" lần thứ II chính thức khởi tranh từ ngày 11-13/4/2025 với sự góp mặt của hơn 100 vận động viên là các nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước.
Lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, cơ quan chức năng đã ban hành quyết định khởi tố 22 bị can trong vụ án liên quan đến Công ty Cây xanh Công Minh.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.