Trong một văn bản mới đây, đề cập về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, dẫn báo cáo của các tỉnh, thành, Bộ Xây dựng cho biết tại các đô thị trên cả nước hiện có khoảng 2.500 khối nhà chung cư cũ được xây dựng từ trước năm 1994 với hơn 100 nghìn hộ dân đang sinh sống.
Các chung cư này chủ yếu tập trung tại Hà Nội (1.579 nhà chung cư), TP HCM (575), Hải Phòng (205), Quảng Ninh (60), Phú Thọ (23), Nghệ An (22), Thanh Hóa (17), Cần Thơ (10)...
Hiện Hà Nội đã thực hiện kiểm định được 401/1.579 nhà chung cư. Trong số 401 nhà chung cư, có 8 nhà chung cư nguy hiểm, thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại.
Trong 8 chung cư cần phá dỡ ở Hà Nội, có 2 dự án đã hoàn thành năm 2020; 2 dự án đang triển khai và 4 dự án chưa lựa chọn chủ đầu tư. Số chung cư còn lại, TP đang tiếp tục đánh giá chất lượng và hoàn thành kiểm định.
Tại TP HCM, đã kiểm định được 462/575 nhà chung cư được xây trước 1975, trong đó có 15 chung cư thuộc diện phải phá dỡ xây dựng lại theo quy định. Hiện TP đã lựa chọn được 10 chủ đầu tư dự án, đang làm thủ tục công nhận 1 chủ đầu tư và 4 dự án cải tạo, xây dựng nhà chung cư đang kêu gọi đầu tư.
Trong khi đó, Hải Phòng sẽ phá dỡ 178 chung cư (7.034 hộ) và xây dựng mới 18 chung cư (7.109 hộ). Đến nay, đã hoàn thành 12/18 chung cư và đến 2022 sẽ hoàn thành 6/18 chung cư còn lại.
Ở Quảng Ninh, trong 60 nhà chung cư cũ, chỉ có 9 nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại theo quy định. Hiện đang xây lại 9 nhà chung cư này. Phú Thọ có 5 và Nghệ An có 4 nhà chung cư đang được triển khai phá dỡ xây dựng lại.
Theo Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã tạo hành lang pháp lý giúp các địa phương có cơ sở thực hiện các hoạt động cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư từ khâu kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư; lập và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện; tổ chức di dời, phá dỡ, triển khai thực hiện dự án…
Tại một số địa phương như Hải Phòng, Nghệ An, việc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư đã đạt kết quả tốt do có sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, chính quyền địa phương cũng như việc chủ động bố trí ngân sách, quỹ đất (BT) và huy động tốt nguồn lực xã hội để đẩy nhanh tiến độ việc thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư tạo bộ mặt đô thị văn minh, hiện đại bảo đảm an toàn và nâng cao đời sống của người dân.
Còn một số địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan nên tiến độ thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư vẫn còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra.
Mới đây, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn. Theo đó, BCH Đảng bộ TP đồng ý về chủ trương với nội dung đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội theo đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND TP.
Nghị quyết nêu rõ, cần quan tâm nghiên cứu giải quyết tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch; các chính sách về giải phóng mặt bằng, bố trí nhà tạm cư (hoặc nhà ở tạm thời) và bồi thường, hỗ trợ tái định cư, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân.
Tập trung huy động nguồn lực xây dựng lại các khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D và một số khu chung cư được lựa chọn triển khai ban đầu có tính khả thi như: Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nghĩa Tân... để đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, tạo tác động lan tỏa.
Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đang được Sở Xây dựng nghiên cứu lập trên cơ sở kế hoạch tổng rà soát, khảo sát, kiểm định nhà chung cư cũ; dự kiến hoàn thành trước ngày 15/12/2021.
UBND Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở TP giai đoạn 2021-2025. UBND TP đặt chỉ tiêu tổng diện tích sàn nhà ở phát triển giai đoạn 2021-2025 là khoảng 44 triệu m2. Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 29,5m2 sàn/người.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố có 1.579 nhà chung cư cũ, bao gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư và 306 chung cư cũ độc lập, được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954.
Thành ủy Hà Nội mới đây đã ban hành Quyết định số 947-QĐ/TU thành lập Ban chỉ đạo cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh làm Trưởng ban chỉ đạo.
Chiều 4/3, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Thành uỷ nghe báo cáo, cho ý kiến về kế hoạch xây dựng, cải tạo các chung cư cũ trên địa bàn TP bằng nguồn vốn ngân sách.
Cải tạo, xây lại các chung cư cũ (CCC) xuống cấp là bài toán được TP Hà Nội đưa ra từ rất nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa tìm lời giải, đây vẫn là vấn đề “nóng” thu hút sự quan tâm đặc biệt từ dư luận.
Mức trợ cấp tai nạn lao động; xe ôtô chở học sinh phải sơn màu vàng đậm... và bổ sung biện pháp cảnh vệ đối với lãnh đạo chủ chốt là những quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Công an tỉnh Lai Châu đã triệt phá một đường dây lừa đảo xuyên biên giới sử dụng công nghệ cao với các thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.
Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk vừa khởi tố, bắt tạm giam 4 chủ cơ sở dùng chất cấm có thể gây não úng thủy, dị tật bẩm sinh để sản xuất giá đỗ nhưng dán mác “Vì sức khỏe người tiêu dùng”.
Phòng An ninh kinh tế Công an TP Hà Nội phát hiện Công ty Triệu nụ cười (trụ sở tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức) có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua bán đồng QFS.
Bước đầu, các đối tượng khai nhận, lợi dụng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sự thiếu hiểu biết của người dân, các đối tượng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo, chào bán qua mạng và cam kết đây là sản phẩm “chính hãng” ...
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 13 đối tượng cùng về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.