Từ ngày 21/9 và 28/9, Hà Nội đã 2 lần nới lỏng một số các dịch vụ và sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Theo đó, lượng phương tiện tham gia giao thông cũng trở nên dày đặc hơn và một số điểm đã xuất hiện ùn tắc vào giờ cao điểm.
Nhiều ý kiến cho rằng, có bất hợp lý không trong khi các làn đường khác thì ken cứng người và phương tiện, trong khi làn đường BRT lại không được đi vào và thi thoảng vẫn có chốt đứng bắt xe đi vào và phạt nguội?
Vậy khi tuyến bus BRT chưa được hoạt động, người dân có được đi vào làn đường này không?
Các làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh (BRT) đều có đặt biển R.412a, phía dưới có vạch sơn kẻ đường. Vì thế, các phương tiện khác không được phép đi vào làn đường này (Ảnh: Tiến Nguyên).
Luật sư Quách Thành Lực, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, Luật giao thông đường bộ năm 2008; Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mọi phương tiện khi tham gia giao thông cần đi đúng làn đường, phần đường quy định.
Phương tiện đi không đúng phần đường, làn đường quy định có thể bị phạt tiền 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo quy định tại điểm đ, khoản 5, điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Hiện nay dù xe bus BRT không hoạt động nhưng những quy định về nguyên tắc tham gia giao thông, quy định xử phạt không có điều chỉnh nên người dân tham gia giao thông vẫn có nghĩa vụ phải chấp hành. Mọi hành vi lấn làn, đi vào làn BRT vẫn bị xử phạt.
Luật sư Lực cho rằng, việc cảnh sát giao thông xử phạt người dân như hiện nay không sai so với quy định pháp luật. Tuy nhiên trước thực tế người thì đông, đường đi nhỏ, người dân không đảm bảo đủ khoảng cách 2 m còn làn BRT không có phương tiện sử dụng mà lực lượng cảnh sát giao thông vẫn tiến hành xử phạt người dân khi đi vào làn BRT thì có những điểm thiếu hợp tình, tạo ra tâm lý bức xúc cho người tham gia giao thông.
Do vậy trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, để đảm bảo thực hiện giữ khoảng cách 2 m, không tụ tập quá 10 người ngoài phạm vi công sở theo Chỉ số 15 của Chính phủ, góp phần giảm ách tắc giao thông, tận dụng hạ tầng giao thông không sử dụng, thiết nghĩ Sở giao thông Hà Nội, đội cảnh sát giao thông Hà Nội cần ban hành văn bản hướng dẫn cho phép người dân được đi vào làn xe bus BRT và không xử phạt người dân hành vi lấn làn đường.
Có khung giờ nào được đi vào làn đường BRT không?
Theo Quy chuẩn 41:2019 do Bộ Giao thông Vận tải ban hành, để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe riêng biệt, đặt biển số R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h). Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy.
Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ưu tiên theo quy định).
Trong đó, biển số R.412a "Làn đường dành cho xe ô tô khách": làn đường dành riêng cho ô tô khách (kể cả ô tô buýt). Khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, bổ sung thêm cụm từ "BRT" trên biển R.412a.
Thực tế, hiện nay trên các tuyến phố Hà Nội, các làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh (BRT) đều có đặt biển R.412a, phía dưới có vạch sơn kẻ đường.
Vì thế, đây là làn đường chỉ dành riêng cho xe buýt nhanh (BRT). Các phương tiện khác không được phép đi vào làn đường này.
Hiện tại, Hà Nội cũng chưa có quy định cho phép các phương tiện khác đi vào làn đường BRT dù là giờ cao điểm hay thấp điểm, ngày thường hay ngày cuối tuần, lễ, Tết. Vì thế, bất kể khung giờ nào, các phương tiện khác đều không được đi vào làn đường BRT.
Đi vào làn đường BRT bị phạt bao nhiêu tiền?
Khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Vì vậy, xe máy, ô tô, thậm chí cả xe đạp đi vào làn đường BRT sẽ bị xử phạt lỗi đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định theo Nghị định 100/2019 của Chính phủ.
Cụ thể như sau:
- Mức phạt với ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định: 03 - 05 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Mức phạt với xe máy: 400.000 - 600.000 đồng;
- Mức phạt với xe đạp: 80.000 - 100.000 đồng.
Mức phạt đối với lỗi này tăng mạnh so với Nghị định 46/2016, đặc biệt với ô tô.
Luật sư cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh, Hà Nội có thể ban hành văn bản cho phép người dân được đi vào làn BRT góp phần giảm ách tắc giao thông (Ảnh: Mạnh Thắng).
Từ nhiều năm nay, tại các trạm BRT hầu hết đều có camera giao thông, được sử dụng để phạt nguội các phương tiện đi vào làn đường này. Mặc dù không nhìn thấy lực lượng chức năng đứng điều tiết giao thông hay xử phạt, nhưng các phương tiện giao thông (chủ yếu là ô tô) hoàn toàn có thể bị phạt nguội nếu cố tình đi vào làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT.
Phòng CSGT Công an tỉnh Vĩnh Phúc vừa lập biên bản xử phạt với nam tài xế giao ô tô cho con gái 6 tuổi điều khiển. Với hành vi này, nam tài xế sẽ bị xử phạt đến 30 triệu đồng.
Cơ quan chức năng TP.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đang khẩn trương điều tra, làm rõ vụ xe cứu thương biển xanh vượt đèn đỏ rồi gây tai nạn với một chiếc xe máy.
Trong thời gian cao điểm Tết 2025, toàn TP Hà Nội đã xử lý 40.595 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó, vi phạm giao thông đường bộ chiếm 40.150 trường hợp.
Việc triển khai xử lý vi phạm qua hệ thống camera giám sát nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm trật tự an toàn giao thông, hạn chế vi phạm và góp phần kiềm chế tai nạn giao thông.
Lực lượng CSGT trên toàn quốc xử lý trên 92.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó trung bình xử phạt gần 350 người vượt đèn đỏ/ngày.
Phạm Thị Vân Anh khai nhận 4 thỏi kim loại màu vàng trên là vàng, Vân Anh nhận vận chuyển thuê cho một phụ nữ tên Quỳnh từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái để lấy tiền công.
Các cơ sở kinh doanh xăng dầu sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không thực hiện quy định về hóa đơn điện tử. Việc sử dụng hoá đơn điện tử áp dụng trước ngày 30/4 tới đây.
Sân bay quốc tế Long Thành không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông quy mô quốc gia mà còn là nhân tố quan trọng đang tái định hình toàn bộ không gian phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.