Luật sư Nguyễn Minh Long - Giám đốc Công ty Luật Dragon cho biết: “Đối với trường hợp liên quan tới hành vi của hành khách là cố ý gây thương tích hay cố ý sàm sỡ nhân viên hàng không thì pháp luật Việt Nam đã có những quy xử phạt cụ thể”.
Trao đổi với phóng viên Pháp Luật Plus bà Nguyễn Thu Thúy đại diện truyền thông phía Vietjet Air cho biết: Chúng tôi hoàn toàn chưa xác minh được thông tin nhân viên hàng không Vietjet Air bị sàm sỡ. Còn nếu nhân viên bị sàm sỡ thì là trách nhiệm là của cảng vụ hàng không.
Bàn về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Minh Long - Giám đốc Công ty Luật Dragon cho biết: “Đối với trường hợp liên quan tới hành vi của hành khách là cố ý gây thương tích hay cố ý sàm sỡ nhân viên hàng không thì pháp luật Việt Nam đã có những quy xử phạt cụ thể”.
Theo Luật sư Minh Long chia sẻ: Trong trường hợp xác định được thương tích của các tiếp viên do người khác gây ra trên 11% thì người này sẽ bị khở tố vì tội Cố ý gây thương tích theo điều 104 Bộ Luật hình sự.
Nếu chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người trên sẽ bị xử lý hành chính. Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì người nào có hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Song song với đó Luật sư Long cũng cho biết thêm: Về mặt pháp lý, các hãng hàng không không có tư các pháp lý để áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
|
Luật sư Nguyễn Minh Long - Giám đốc Công ty Luật Dragon |
Theo Nghị định 147/2013/NĐ-CP Về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng nhưng theo quy định thẩm quyền của các hãng hàng không là lập biên bản vi phạm hành chính, sau đó bàn giao cho cảng vụ.
Trước đó nhiều cơ quan truyền thông đã đưa tin, ngày 15/11 trên chuyến bay số hiệu VJ 271 của hãng hàng không VietJet Air cất cánh lúc 12h55. Một hành khách nam khoảng 60 tuổi đã đi về phía nhà vệ sinh trên máy bay nhưng chưa vào được vì cả 2 phòng vệ sinh đều có người.
Nghe tiếp viên thông báo sự việc, hành khách trên lớn tiếng quát tháo và cầm điện thoại đánh chỗ "nhạy cảm" của tiếp viên nữ. Sau đó ông quay ra ngồi, nhưng không ngồi vào đúng ghế của mình.
Từ thời điểm đó cho đến lúc chuyến bay hạ cánh, người này còn cầm điện thoại đánh vào chỗ "nhạy cảm" của 3 nữ tiếp viên khác, gồm cả 1 tiếp viên người nước ngoài.
Ngay khi máy bay hạ cánh, nhân viên an ninh sân bay Tân Sơn Nhất đã lập tức đến áp tải hành khách này rời máy bay theo yêu cầu từ cơ trưởng. Tại văn phòng, cảng vụ hàng không miền Nam lập biên bản vi phạm, nhưng người này tiếp tục bất hợp tác, không ký và bỏ về…