Việt Nam đã trúng cử vị trí Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu cao kỷ lục. Không chỉ góp những tiếng nói chủ động và tích cực vào các diễn đàn của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã tham gia mạnh mẽ hơn vào thúc đẩy hòa bình quốc tế, độc lập, chủ quyền và tiến bộ xã hội, đảm bảo quyền con người – Đó là những lĩnh vực mà Liên Hợp Quốc luôn đề cao.
192 trên tổng số 193 phiếu – Một con số cao trúng cử cao kỷ lục trong lịch sử bầu các thành viên của Liên Hợp Quốc. Ngày 7/6/2019 đã đánh dấu sự trở lại đầy thuyết phục của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Kết quả này phản ánh sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam và ngược lại cũng là thành quả xứng đáng của Việt Nam sau quá trình dài vận động và đóng góp vào hòa bình, an ninh thế giới - những nhiệm vụ cốt lõi của Hội đồng Bảo an.
Tổng thống Estonia Kersti Kaljulaid cho rằng: “Tôi rất vui mừng khi thấy Việt Nam đã được bầu vào vị trí Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an với số phiếu rất cao. Điều đó cũng đồng nghĩa với trách nhiệm, một trách nhiệm rất lớn của Việt nam ở vị trí này trong nhiệm kỳ tới. Chúng tôi chờ đợi sự đóng góp của Việt Nam trong tương lai gần, trong các vấn đề mà thế giới đang quan tâm)
Cùng chung quan điểm với bà Kersti, bà Caitlin Wiesen – Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam bày tỏ tin tưởng, Việt Nam có thể đóng góp trên 3 khía cạnh ở vị trí này: “Thứ nhất là ổn định hòa bình thế giới, ví dụ cụ thể là Việt Nam đã tham gia bệnh viện dã chiến cấp 2 và tôi biết VN đang nỗ lực muốn tham gia vào các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình khác ví dụ như các vấn đề về bom mìn. Khía cạnh thứ 2 là biến đổi khí hậu. Các bạn cũng là thành viên sáng lập của nhóm V20 của 20 nước chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và cuối cùng Việt Nam là cầu nối giữa Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc với ASEAN”.
Để có được sự tin tưởng này, Việt Nam đã có những đóng góp không mệt mỏi trong quá trình hơn 40 năm tham gia vào Liên Hợp Quốc. Việt Nam đã đảm nhận vị trí Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009 với những dấu ấn đáng kể. Ngay cả khi đã kết thúc nhiệm kỳ, Việt Nam cũng tiếp tục cống hiến không ngừng nghỉ với các vai trò như thành viên Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Hội đồng kinh tế và xã hội LHQ (2015-2019) và Hội đồng chấp hành UNESCO (2017-2021). Dấu ấn rõ nét gần nhất của Việt Nam trong công tác thúc đẩy giải pháp hòa bình là việc tổ chức thành công Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội, một sự kiện cầu nối để Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đối thoại và tiến gần hơn tới các vấn đề xung quanh tình hình hạt nhân Triều Tiên.
Theo Tiến sỹ Lê Đình Tĩnh, thuộc Học viên ngoại giao Việt Nam xứng đáng nhận được sự tín nhiệm của quốc tế. Bởi, đây là mức độ tự tin mới tâm thế mới ở mức cao hơn của Việt Nam trong ngoại giao đa phương: “Tôi nghĩ sự tự tin đó có ít nhất 3 cơ sở: Cơ sở thứ nhất chính là nền tảng thảnh công của ngoại giao VN, trong đó có ngoại giao đa phương trong thời gian vừa qua. Cơ sở thứ 2 chính là những kinh nghiệm cụ thể của VN tại Liên Hợp quốc và đặc biệt trong Hội đồng Bảo an. Cơ sở thứ 3 là sự ủng hộ của các nước trong khu vực và các quốc gia ở ngoài khu vực.”
Năm 2019, Việt Nam cũng tiếp tục tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc khi đưa Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 sang Nam Sudan - một trong những địa bàn nóng nhất trên thế giới hiện nay. Đây là đợt triển khai lực lượng tham gia phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc lớn nhất mà Việt Nam tham gia từ năm 2013. Trong năm 2020, gần 300 binh sỹ công binh của Việt Nam cũng đã sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ quốc tế của Liên Hợp Quốc. Đây là một trong những cam kết lớn của Việt Nam đối với các vấn đề gìn giữ hòa bình thế giới.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam khẳng định, có 2 căn cứ để chúng ta tham gia. Trước hết đó là nhu cầu của cộng đồng quốc tế, mà cụ thể là Liên hợp quốc. Thứ 2 là khả năng của chúng ta. Chúng tôi đã từng nói với Liên hợp quốc rằng, chúng tôi sẽ cử lực lượng đi khi nào các lực lượng của Việt Nam có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc.
Liên Hợp Quốc tiếp tục trở thành một diễn đàn để Việt Nam triển khai các yêu cầu của chính sách đối ngoại phục vụ cho quá trình hội nhập và phát triển. Việt Nam sẽ chọn con đường tiếp tục tham gia sâu hơn, rộng hơn vào các cơ chế hợp tác của Liên Hợp quốc. Khởi đầu cho chặng đường mới 2020, với việc đảm nhận vị trí chủ tịch Hội đồng Bảo An, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp lớn hơn vào hoạt động của cơ chế lớn nhất hành tinh này.
Đề cập đến những nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trong hoạt động của Liên Hợp quốc, đặc biệt là tại Hội đồng Bảo an trong năm 2020, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “Ưu tiên của chúng ta là tăng cường vai trò của chỉ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế. Với kinh nghiệm của mình, chúng ta muốn đóng góp vào các vấn đề của LHQ như giải quyết sau xung đột, vấn đề phụ nữ trẻ em trong xung đột, xử lý bom mìn sau xung đột. Khi tham gia HĐBA LHQ thì mục đích của chúng ta là xây dựng môi trường ổn định trên thế giới và khu vực”.
Trên cương vị của mình, Việt Nam cam kết sẽ theo đuổi những giá trị mục tiêu và nguyên tắc trong Hiến chương LHQ. Đồng thời mở rộng hơn sự hợp tác và sẵn sàng làm việc với tất cả các quốc gia thành viên để giải quyết tất cả những thách thức mang tính truyền thống và phi truyền thống đối với toàn cầu./.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thanh Hóa vừa tạm giữ hình sự Nguyễn Thế Bắc (SN 1980) và vợ là Hoàng Thị Châu Loan (SN 1989), chủ quán karaoke 678, đường Nguyễn Huy Hiệu, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) về hành vi cướp tài sản.
Chiều 25/12, 17 bị cáo trong phiên toà xét xử vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2 được Hội đồng xét xử cho nói lời sau cùng trước khi bước vào phần nghị án.
Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với vụ bắt giữ hàng ngàn bao thuốc lá nhập lậu.
Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa có Quyết định khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (sinh năm 2003), trú tại xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu - Nghệ An) về hành vi vận chuyển trái phép 2 kg ma túy.
TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Lương Trọng Tấn nguyên là cán bộ UBND huyện Tương Dương. Ngày 14/7/2009, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương ra Quyết định truy nã số 09 đối với Tấn về tội Mua bán trái phép chất ma túy và trốn khỏi nơi giam giữ.
VKSND huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp tài xế bất cẩn, cán tử vong một nữ công nhân đang dừng đỗ nghe điện thoại trong khu công nghiệp.
Ngày 18/01/2012, Nay Nhíp chở cháu R đi ngang qua Nghĩa trang, lúc này, Nhíp nảy sinh thú tính với cháu R nên đã dùng vũ lực khống chế rồi đưa cháu R vào khu vực nghĩa trang rồi giở trò đồi bại
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.