Con số đáng buồn này được đưa ra tại Hội nghị khoa học quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích lần thứ ba ngày 12/11/2019 mới đây. Phải chăng nỗ lực của các ban ngành chức năng, chính quyền địa phương vẫn chưa thể thắng được hà bá, khi mà môi trường sống có nhiều ao hồ, mương, kênh, rạch, sông, suối… vẫn luôn là nguy cơ tiềm ẩn?
Là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong trẻ em dưới 19 tuổi
Bà Vũ Thị Kim Hoa - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, mỗi năm Việt Nam có hơn 2.000 trẻ tử vong do đuối nước. Như vậy, trung bình mỗi ngày có gần 5,5 trẻ bị đuối nước tử vong. “So với năm 2010, con số này đã giảm hơn 1.300 trường hợp nhưng đến nay đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em do tai nạn thương tích trên toàn quốc”- bà Hoa nói.
Báo cáo tại Hội nghị cũng cho thấy, mỗi năm đuối nước chiếm trên 45% số ca trẻ tử vong do tai nạn thương tích và là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong trẻ em dưới 19 tuổi hàng năm. Trẻ nam bị đuối nước nhiều gấp hai lần trẻ nữ.
“Tai nạn thương tích là nguyên nhân chính gây tổn thất lớn về người và tài sản cho xã hội. Trong đó đuối nước tạo gánh nặng tổn thương đến sức khỏe an toàn của trẻ em, đặc biệt là hạnh phúc của các gia đình”- ông Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh
Ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hằng năm có khoảng trên 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi tử vong do đuối nước, 2/3 trường hợp xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Theo bà Anuradha Khanai, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Vận động chính sách Y tế toàn cầu GHAI (Mỹ), tỷ lệ trẻ em bị tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao gấp 10 lần so với tỷ lệ của các nước phát triển.
Dạy bơi sống còn, chứ không bơi thông thường
Theo một thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, chỉ khoảng 30% học sinh tiểu học và THCS ở Việt Nam biết bơi. Trong khi đó, tỉ lệ đuối nước chiếm trên 45% các vụ tai nạn tử vong, thương tích ở trẻ em. Các chuyên gia cho rằng dạy bơi, học bơi là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu tình trạng đuối nước ở trẻ em, nhất là môi trường sống của trẻ Việt Nam lại có nhiều ao, hồ, mương, kênh, rạch, sông, suối… tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước.
Vì thế, để phòng chống đuối nước, phải nâng cao nhận thức của cộng đồng về các nguy cơ. Đặc biệt là nâng cao kiến thức kỹ năng cho trẻ, dạy kỹ năng an toàn, dạy bơi cho trẻ.
Thống kê sơ bộ về các vụ đuối nước trong 6 tháng đầu năm 2019
Từ tháng 6/2018, Bộ LĐ-TB&XH, WHO và Tổ chức GHAI đã hỗ trợ Việt Nam triển khai chương trình phòng, chống đuối nước ở trẻ em. Giai đoạn 1, dự án được triển khai tại 21 huyện thuộc 8 tỉnh, thành gồm Lào Cai, Yên Bái, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Sóc Trăng.
Đây là các địa phương có tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước cao nhất. Hơn 550 giáo viên dạy bơi đã được đào tạo. Đến nay, hơn 6.100 trẻ được học bơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Đến cuối năm 2019, dự kiến trên 16.000 trẻ em từ 6 đến 15 tuổi được đào tạo về kỹ năng an toàn trong môi trường nước.
Dự án sẽ tiếp tục triển khai chương trình tại các tỉnh khác, đảm bảo giảm thiểu thương tích do đuối nước ở trẻ em 20%. “Trẻ em từ 6-15 tuổi sẽ được tham gia học bơi 15 buổi với thời gian từ 60- 90 phút. Sau khoá học, trẻ sẽ được kiểm tra và trẻ học bơi cần phải bơi được 25m và nổi trong 90 giây. Chúng tôi dạy trẻ kỹ năng bơi sống còn, không phải bơi thông thường”, bà Anuradha Khanai nhấn mạnh.
Về phía Cục Trẻ em, bà Vũ Thị Kim Hoa cho biết: “Hiện chúng tôi xây dựng tài liệu dạy bơi an toàn cho trẻ, mỗi trẻ sau khi kết thúc khóa học phải đạt tiêu chí bơi được 25m và nổi được 90 giây”.
Cần lắm sự trách nhiệm của nhiều người
Các cụ ngày xưa có câu “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo”, nhưng đừng bắt trẻ phải “biết”, mà cần phải dạy cho trẻ “biết”, bởi đó là quyền của trẻ em, đặc biệt là quyền sống còn của trẻ.
Từ thực tế phòng chống đuối nước cho trẻ em đã và đang được thực hiện, có thể thấy 10 năm qua, các chính sách và can thiệp phòng chống tai nạn thương tích nói chung và đuối nước nói riêng của các bộ, ngành, địa phương đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ số người tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng.
Nhiều địa phương đã kêu gọi các đơn vị, trường học, gia đình… cùng tham gia, góp phần giảm thiểu đuối nước, hướng đến tiêu chí “cộng đồng an toàn”, “ngôi nhà an toàn” và “trường học an toàn”. Đã có những cá nhân chung tay đóng góp nhân lực, vật lực vào việc dạy bơi cho trẻ hoặc đầu tư cơ sở vật chất, bể bơi để toàn dân có điều kiện học bơi… mà câu chuyện của người phụ nữ nghèo hơn 15 năm dạy bơi miễn phí cho trẻ em xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp là một ví dụ.
Lý do khiến bà Sáu Thia trở thành “huấn luyện viên” dạy bơi cho trẻ em rất đơn giản nhưng cũng rất đỗi tình người. “Miền Tây sông nước mênh mông, chằng chịt, nhưng tôi coi ti vi thấy chỉ có 35% trẻ em ở khu vực này biết bơi đúng cách và thấy nhiều trường hợp trẻ em chết đuối mà thương lắm. Nên tôi muốn dạy mấy đứa nhỏ biết bơi để chúng tự bảo vệ mình được chứ đâu vì chuyện tiền bạc” - bà Sáu Thia cho biết.
Bà Sáu Thia dạy bơi miễn phí cho trẻ em
Nghĩ là làm, bà Sáu Thia quyết định mở lớp dạy bơi với hồ dã chiến dựng từ tre, sào trên các khúc sông cạn trên địa bàn xã. Hồ bơi của bà là những chiếc cọc tre đóng chặt xuống đáy sông, được bao lưới cẩn thận xung quanh, chiều ngang độ 4m, dài 8m và cao 2m.
Lớp học bơi của bà Sáu diễn ra đều đặn hàng ngày trong 3 tháng hè, mỗi buổi học diễn ra 1,5 giờ và khóa học kéo dài trong khoảng 10-15 ngày. Bà tận tình chỉ cách lặn, ngụp, đạp chân, quạt tay cho từng em. Bà Sáu Thia khẳng định em nào học nhanh thì chỉ cần 5 ngày là biết bơi, chậm thì 10 ngày.
Sau khi “tốt nghiệp” lớp học bơi của bà Sáu Thia, các em đều vượt qua kỳ sát hạch của Trung tâm văn hóa thể thao huyện Tháp Mười và được cấp giấy chứng nhận. 15 năm qua, bà Sáu Thia đã dạy bơi miễn phí cho hơn 2.000 trẻ em vùng này. Trung bình mỗi năm bà dạy khoảng 8 lớp với khoảng 240 trẻ từ 7-15 tuổi.
Cao tuổi nên việc ngâm nước lâu mỗi ngày với bà Sáu Thia cũng không hề dễ dàng gì. “Ngâm mình dưới nước lâu, tối về xương khớp đau nhức lắm nhưng rồi nghĩ đến tụi nhỏ thì mọi cơn đau đều tan biến, chỉ mong trời mau sáng để được ra sông dạy tụi nó biết bơi”, bà Sáu Thia cho biết.
Trân trọng tấm lòng và những đóng góp của bà, nhiều năm qua, UBND xã, huyện đều trao Giấy khen và biểu dương, khen thưởng. Mới đây, bà Trần Thị Kim Thia được UBND tỉnh Đồng Tháp tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác dạy bơi phòng, chống đuối nước cho trẻ em từ năm 1992 - 2017.
Năm 2017, bà Sáu Thia được Hãng thông tấn BBC của Anh bình chọn trong tốp 100 phụ nữ tiêu biểu có ảnh hưởng và truyền cảm hứng trên toàn thế giới. Năm 2018 bà là một trong 3 cá nhân ở Đồng bằng sông Cửu Long vinh dự nhận giải thưởng KOVA ở hạng mục “Sống đẹp” và bà cũng là một trong 73 cá nhân được tôn vinh tại cuộc triển lãm “Những tấm gương bình dị mà cao quý” nhân dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tháng 5/2019 vừa qua.
Từ câu chuyện của bà Sáu Thia có thể thấy, việc giành giật lại mạng sống những đứa trẻ từ tay “hà bá” cần lắm sự trách nhiệm của nhiều người, để cho mỗi ngày qua đi sẽ không còn những con số về những đứa trẻ thiệt mạng vì đuối nước xuất hiện trên báo đài truyền thông nữa.
Trong nhịp sống của một đô thị đang đổi thay từng ngày, nghĩa cử của hai anh là minh chứng sống động cho tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái và phẩm chất đáng quý của người công dân đô thị văn minh - không chỉ biết sống tốt cho mình, mà còn sẵn sàng hành động vì người khác, vì cộng đồng.
Sáng 14/6, hơn 20 người dân và du khách suýt đuối nước tại biển Cửa Lò (Nghệ An) đã được lực lượng chức năng cứu hộ thành công, không nguy hiểm đến tính mạng.
Nhằm hỗ trợ học sinh vùng sâu được học bơi miễn phí và trang bị kỹ năng phòng tránh đuối nước, Quỹ Phát triển Tài năng Việt đã quyết định tài trợ một chiếc hồ cho Trường tiểu học và trung học cơ sở Nguyễn Du, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
“Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện.
Liên quan đến việc hơn 1.000 chai nước mắm bị vứt bỏ ở tỉnh Quảng Nam, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa sẽ phối hợp với chính quyền kiểm tra xưởng sản xuất của Công ty CP chế biến thủy sản T.H.
Cục Hàng không Việt Nam vừa thông tin về tình hình vận chuyển hàng không 6 tháng đầu năm đầu năm 2025. Theo đó, sản lượng hành khách thông qua các Cảng hàng không 6 tháng đầu năm đạt 59,7 triệu khách, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Ngày 23/6/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang (Phòng Cảnh sát hình sự) cho biết, vừa qua đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 02 đối tượng Danh Tấn (SN 1996) và Danh Quý (SN 2002), cùng ngụ ấp An Phú, xã Vĩnh Phước B, huyện Gò Quao để điều tra hành vi giết người.
Ngày 23/6, Công an TP Đà Nẵng cho biết, khoảng 30 quái xế khi bị Cảnh sát 113 truy đuổi qua nhiều tuyến đường thuộc địa bàn quận Hải Châu và Sơn Trà đã liên tục ném chai bia về phía lực lượng làm nhiệm vụ. Tổ công tác nổ gần 10 phát súng AK chỉ thiên để trấn áp.
Trong 41 bị cáo phải hầu tòa vụ án Phúc Sơn, riêng tỉnh Vĩnh Phúc có 11 quan chức, cán bộ vướng vòng lao lý, chưa kể Hậu “Pháo” cùng nhân viên của tập đoàn cũng là người thuộc địa phương này.
Thực hiện tháng hành động Phòng chống ma túy. Vào lúc Lúc 12h30, ngày 22/6/2025 tại bản Tam Tiến, xã Châu Thôn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An, lực lượng chức năng bắt đối tượng vận chuyển 2.000 viên hồng phiến.
Một người dân ở Quảng Ngãi đăng ký trại hè cho con theo quảng cáo trên mạng, sau đó được liên hệ tham gia chương trình có thưởng, kết quả bị mất 2,7 tỷ đồng.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.