Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 23 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 17 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 23°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 17°C

Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý

Văn hóa
12/12/2020 14:40
Nguyễn Sơn
aa
"Người K’Ho chúng tôi quý xà gạc này lắm. Chúng được xem là một vật thiêng, chỉ để trên bàn thờ, không rời khỏi nhà, không sử dụng làm việc khác...", già K'Tiếu cho biết.


Anh84.

Ông K’Broh giới thiệu cây xà gạc cúng, có ý nghĩa tâm linh quan trọng trong cộng đồng người K’Ho. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Linh vật kết nối với thần linh

Trong chuyến đi tìm những vật thiêng của người K’Ho tại cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi gặp gỡ ông K’Broh (ngụ huyện Di Linh). Là giáo viên về hưu, ông K’Broh dành nhiều thời gian nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân tộc mình.

Ông nói, ngoài ché, người K’Ho bản địa còn có 2 loại linh vật khác gồm: Xà gạc, giáo nhọn. “Gọi là linh vật bởi, loại vật dụng này xuất hiện hầu hết trong các lễ cúng của người K’Ho”, ông K'Broh cho biết.

Nói xong, ông dẫn chúng tôi đến bên chiếc tủ thờ, cẩn thận nhấc ra vật có lưỡi bằng kim loại, cán bằng gốc cây le già đen bóng. Ông giới thiệu: “Trong đời sống người K'Ho có 2 loại xà gạc là xà gạc sản xuất và xà gạc để cúng. Cái tôi đang cầm là xà gạc cúng. Cái này quý lắm”.

Ông K'Broh nói rằng, người dân có thể tự rèn hoặc mua loại xà gạc được dùng để phát nương làm rẫy, chặt gỗ dựng nhà ngoài chợ. Chúng có lưỡi hình chữ nhật, hơi cong, mũi bằng, cán bằng gốc le già cứng chắc.

Trong khi đó, xà gạc cúng không thể mua. Mỗi gia đình phải tự rèn lấy. Chúng thường được chế tác tinh xảo với lưỡi có nhiều hình dạng khác nhau. “Chúng được xem là một vật thiêng, chỉ để trên bàn thờ, không rời khỏi nhà, không sử dụng làm việc khác”, ông K’Broh nói.

Tại thôn Duệ (xã Đinh Lạc, huyện Di Linh), già làng K’Tiếu (68 tuổi) cũng là một trong rất ít người K’Ho còn giữ được chiếc xà gạc cúng nguyên mẫu. Ông nói, vật thiêng này có tuổi đời gấp đôi tuổi mình.

Già làng K’Tiếu cũng cất giữ cây xà gạc quý được cha ông truyền lại. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

“Người K’Ho chúng tôi quý xà gạc này lắm. Chúng được xem là một vật thiêng, chỉ để trên bàn thờ, không rời khỏi nhà, không sử dụng làm việc khác. Nó là vật dụng nối kết giữa con người với Yàng (thần linh - PV)”, già K'Tiếu nói thêm.

Theo ông, bất cứ lễ cúng nào, dù lớn hay nhỏ, già làng cũng cầm xà gạc cúng trên tay. Trong lúc cúng, già làng cầm, giơ cao chiếc xà gạc về phía trước như để trò chuyện với Yàng.

Tại các lễ hiến sinh, già làng, người cúng lấy máu của con vật bôi vào lưỡi xà gạc như một nghi thức cúng, tế, khấn mời Yàng về chứng giám. Sau lễ cúng, xà gạc được đặt trên bàn thờ. Gia chủ phải bảo quản, giữ gìn nó như một linh vật của gia đình, dòng họ.

Vũ khí đuổi quỷ, trừ tà?

Giới thiệu xong cây xà gạc cúng, già K'Tiếu chỉ về phía góc nhà và nói: “Kia là ngọn giáo thiêng của người K’Ho xưa. Bây giờ, hầu như không còn ai có nó. Cây giáo này đã trải qua không biết bao nhiêu lễ ăn trâu (lễ đâm trâu của người K’Ho - PV) rồi”.

Cây giáo cao khoảng 2m, cán bằng gỗ chuốt tròn. Mũi giáo ngắn, thuôn bằng kim loại được mài nhọn, hai cạnh sắc bén. Theo già Tiếu, sở dĩ được gọi là vật thiêng bởi cây giáo cũng gắn liền với văn hóa tâm linh của dân tộc mình.

Tuy nhiên, vật thiêng này chỉ xuất hiện trong các nghi lễ lớn, có quy mô như lễ ăn trâu. Già Tiếu phân tích, trong các lễ thì lễ hội ăn trâu là lớn nhất. Xưa kia, khi ăn trâu, người có uy tín mới được sử dụng giáo này.

Cũng như xà gạc cúng, giáo thiêng được cộng đồng người K’Ho gửi gắm niềm tin tâm linh rất lớn. Với họ, loại vũ khí này biểu trưng cho sức mạnh tâm linh, bảo vệ con người khỏi bàn tay quỷ dữ, dịch bệnh.

Già làng K’Tiếu là một trong rất ít người còn lưu giữ được ngọn giáo thiêng của dân tộc mình. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Theo già K'Tiếu, niềm tin ấy có thể xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của ngọn giáo. Người K’Ho xưa rèn, chế tác loại vũ khí này để chống chọi với thú dữ, các bộ lạc thù địch. Về sau, ngọn giáo nhọn dần được tâm linh, thần thánh hóa, trở thành vật dụng linh thiêng.

Thế nên, cách rèn, chế tác giáo thiêng cũng hết sức kỳ công, bí ẩn. Đến bây giờ, già làng K'Tiếu cũng như ông K’Broh vẫn không biết, mũi giáo được cha ông mình tôi luyện từ loại vật liệu gì.

Già K'Tiếu kể: “Tôi đã tìm hiểu, loại sắt mà người xưa dùng để rèn mũi giáo không giống như sắt rèn cuốc bây giờ. Đã ngoài trăm năm, dù tôi không mài, dũa, vệ sinh thường xuyên nhưng mũi giáo vẫn không han gỉ, cán không mục”.

“Tôi chỉ được người xưa kể lại rằng, sau khi tôi luyện mũi giáo, các thầy đưa cho thanh niên trong làng đem ra suối mài trên đá. Họ phải mài cho mũi giáo đạt độ nhọn, thuôn, mịn đến không đọng nước, đọng máu mới trở về”, già K'Tiếu chia sẻ thêm.

Cũng theo ông, trong văn hóa tâm linh người K’Ho xưa, giáo thiêng có đủ sức mạnh, uy tín để xuất hiện trong lễ đâm trâu cùng nhiều hủ tục khác. Già Tiếu kể: “Xưa kia, người ta dùng mũi giáo để truy tìm, xua đuổi ma quỷ”.

“Khi nghi ngờ ai bị ma quỷ theo phá, người xưa dùng mũi giáo chọc vào thân thể họ. Người ta cũng đặt giáo thiêng ở nơi nghi có con ma rừng, ma núi quấy phá. Nếu đặt giáo trong nhà, ma quỷ sẽ không dám dòm ngó”, ông nói thêm.

Ngày nay, phát triển theo đời sống văn minh, những hủ tục trên không còn xuất hiện trong cộng đồng người K’Ho. Già K'Tiếu khẳng định, từ rất lâu, ngọn giáo thiêng chỉ còn xuất hiện trong lễ đâm trâu.

Tuy nhiên, giá trị của ngọn giáo đối với người K’Ho vẫn nguyên vẹn. Già K'Tiếu nói, khi nhắc đến các vật thiêng của dân tộc không thể không nói đến ché, xà gạc, giáo nhọn.

bài liên quan
Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Bộ pháp điển Việt Nam đem lại nhiều lợi ích quý giá với người dân và giới luật sư

Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Thái Bình: Triển khai Kế hoạch kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Thái Bình: Triển khai Kế hoạch kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Mới nhất
Đọc nhiều
TP HCM: Thí điểm thu phí tự động ô tô đỗ ở 3 tuyến đường

TP HCM: Thí điểm thu phí tự động ô tô đỗ ở 3 tuyến đường

Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Viết cho người phụ nữ tôi yêu

Viết cho người phụ nữ tôi yêu

Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
UBKT Tỉnh ủy Lâm Đồng kỷ luật các Đảng viên vi phạm

UBKT Tỉnh ủy Lâm Đồng kỷ luật các Đảng viên vi phạm

Thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Trung Thành, nguyên Huyện ủy viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.