Ngành xơ sợi hay dệt may Việt Nam cần duy trì sức mạnh cạnh tranh với các quốc gia như Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ... và cạnh tranh trên khía cạnh tiên tiến, việc dịch chuyển tới kinh tế tuần hoàn là một tất yếu.
Hiện tại ngành sợi Việt Nam còn khá mờ nhạt về năng lực sản xuất sợi tái chế. Trong khi nhiều nhãn hàng lớn trên thế giới đều đang có các cam kết về tỷ lệ sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế và yêu cầu các nhà sản xuất phải sử dụng nguyên liệu tái chế (bông tái chế, sợi tái chế) và các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng mới được gia đơn hàng.
Do đó, việc nhập khẩu nguyên liệu tái chế (bông tái chế, xơ tái chế) và sản xuất sợi tái chế là bắt buộc đối với nhiều doanh nghiệp kéo sợi, dệt may trong thời gian tới, vấn đề này đã đề cập trong chiến lược dệt may da giày Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2035 và Kế hoạch Hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Nhiều nhãn hàng lớn trên thế giới đều đang có các cam kết về tỷ lệ sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế và yêu cầu các nhà sản xuất phải sử dụng nguyên liệu tái chế (bông tái chế, sợi tổng hợp tái chế) và các doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng mới được giao đơn hàng.
Do đó việc nhập khẩu nguyên liệu tái chế (bông tái chế, xơ tái chế) và sản xuất sợi tái chế là bắt buộc đối với nhiều doanh nghiệp kéo sợi, dệt may trong thời gian tới.
Bangladesh (nước xuất khẩu dệt may thứ 3 trên thế giới) hiện đã cho phép nhập khẩu nguyên liệu tái chế (gồm cả vải vụn) với thuế suất ưu đãi nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp may mặc của nước này.
|
Khung cảnh đìu hiu ở nhà máy thiếu nguyên liệu sản xuất tại Thái Bình. |
Bởi vậy, mặt hàng bông rơi nói chung và bông rơi chải thô là nguyên liệu chính cho ngành sản xuất sợi OE, là một trong ngành sản xuất mũi nhọn của Việt Nam, trong khi nguồn trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định FTA, do vậy để đảm bảo ổn định cho ngành sản xuất sợi của Việt Nam, giảm bớt khó khăn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sợi OE, tránh giãn đoạn như thời gian gần đây, các doanh nghiệp cũng như Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam cho rằng Chính phủ cần cho phép nhập khẩu bông rơi.
Theo thông tin từ Hiệp hội bông vải sợi cung cấp thì có 07 nhóm bông rơi và là nguyên liệu chính cần thiết cho sợi OE. Các tạp chất trong những nhóm bông rơi này là cành, vỏ quả, lá cây bông, là các chất hữu cơ và không chứa các chất độc hại cho môi trường nói chung.
Thường những tạp chất được lọc ra trước khi đưa vào sản xuất sợi OE thì được sử dụng trồng nấm, bón cây, còn bông rơi (có thành phần chính là xơ bông thiên nhiên, tương tự bông nguyên nhưng có chiều dài ngắn hơn, mảnh hơn được máy lọc ra/phân loại trong quá trình sơ chế cho phù hợp với từng loại sợi sản xuất) là các phụ phẩm từ quá trình kéo sợi, do đó, Hiệp hội cho rằng các nhóm bông này không có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường.
|
Hiện tại ngành sợi Việt Nam còn khá mờ nhạt về năng lực sản xuất sợi tái chế. |
Do Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hiện tại Quyết định số 13/2023/QĐ-TTg ngày 22/5/2023 nhưng đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có quan điểm cụ thể về chính sách đối với mặt hàng bông rơi nhập khẩu và pháp luật hiện hành cũng chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với mặt hàng này nhập khẩu, đại diện doanh nghiệp OE đã kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tham quan quá trình sản xuất sợi OE từ bông rơi nhập khẩu; đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường của các phế phẩm (vỏ, lá, hạt bông) sau khi kéo sợi OE để có cơ sở xác định mặt hàng bông rơi chải thô nhập khẩu có phải là phế liệu hay không?
Ngày 25/11/2024, Bộ Tài chính có công văn số 12834/BTC-TCHQ gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, xác định mặt hàng bông rơi chải thô nhập khẩu có phải là phế liệu hay không? Trường hợp Bộ TN&MT xác định:
1. Mặt hàng bông rơi không phải là phế liệu thì Bộ TN&MT có văn bản thông báo cho BTC, BCT và VCOSA. Trên cơ sở thông báo bằng văn bản đó, cơ quan Hải quan giải quyết thủ tục thông quan theo quy định.
2. Mặt hàng bông rơi là phế liệu, Bộ TN&MT chủ trì nghiên cứu giải pháp hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để sớm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu bông rơi chải thô làm nguyên liệu sản xuất sợi, đảm bảo ổn định ngành sản xuất sợi trong nước.
Trong bối cảnh Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp thì vai trò của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xác định bông rơi có phải là phế liệu hay không là nhân tố quyết định sự tồn tại không chỉ của các doanh nghiệp đang bị hải quan Hải Phòng giữ hàng không cho thông quan mà là sự tồn vong của cả ngành sợi OE Việt Nam.