Tính đến 17h00 ngày 2/6, số tiền từ các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Ủy ban đóng góp, ủng hộ cho Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 đã lên đến 2.360 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 31/5, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức Chương trình phát động đóng góp, ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng COVID-19.
Trước tình hình dịch COVID-19 đã bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ đã có chủ trương mua vắc-xin phòng dịch cho nhân dân cả nước. Ngày 26/5/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 779/QĐ-TTg, thành lập Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 để tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để tài trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng COVID-19.
Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến cần khoảng 150 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân, tổng kinh phí ước tính khoảng trên 25,2 nghìn tỷ đồng.
Về kinh phí để mua vắc-xin, ngân sách trung ương dự kiến bố trí khoảng 16 nghìn tỷ đồng, đảm bảo cho các đối tượng do trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương khó khăn; ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9,2 nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, nếu dịch bệnh kéo dài thì nhu cầu vắc-xin sẽ tăng cao, kinh phí mua vắc-xin sẽ rất lớn, nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, khó đáp ứng được mục tiêu phòng dịch cho toàn dân. Vì vậy, việc đóng góp, ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 là rất cần thiết.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương huy động nguồn lực hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19, theo đó, đề nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính có hướng dẫn các doanh nghiệp ủng hộ Quỹ mua vắc-xin phòng dịch COVID-19 xác định các chi phí được trừ khi tính thu nhập doanh nghiệp.
Tại Chương trình phát động ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức vào ngày 31/5, đồng chí Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban cho biết: “Hưởng ứng lời kêu gọi của Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy vai trò, trách nhiệm tiên phong của doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phát động chương trình ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 cùng với 19 Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc với mong muốn đóng góp một phần công sức trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh COVID-19 bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, ổn định xã hội, phát triển sản xuất tiếp tục công cuộc phát triển kinh tế, xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra”.
Có thể nói, đây là thời điểm các doanh nghiệp Nhà nước cần khẳng định vị trí tiên phong, bên cạnh vai trò lực lượng nòng cốt, hỗ trợ Nhà nước điều tiết nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, còn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Với nỗ lực ủng hộ ở mức cao nhất có thể cho Quỹ vắc-xin phòng COVID-19; đồng thời, sẽ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động khác phục vụ công tác phòng, chống dịch của Chính phủ, cũng như các địa phương trong cả nước, sau 3 ngày phát động, tính tới 17h00 ngày 2/6/2021, các doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban đã đóng góp được số tiền 2.360 tỷ đồng.
Số tiền đóng góp, ủng hộ từ các Tập đoàn, Tổng công ty sẽ được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chuyển tới Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 do Kho bạc Nhà nước quản lý tại sự kiện ra mắt Quỹ dự kiến sẽ được tổ chức vào lúc 20h10 Thứ bảy, ngày 5/6/2021, tại Hà Nội, với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Bộ, ngành, các đoàn thể chính trị xã hội, đại diện người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
* Một số Tập đoàn, Tổng công ty đóng góp, ủng hộ số kinh phí lớn là:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) 400 tỷ đồng
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 400 tỷ đồng
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) 400 tỷ đồng
Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) 200 tỷ đồng
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) 200 tỷ đồng
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) 200 tỷ đồng
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) 200 tỷ đồng
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) 200 tỷ đồng
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) 100 tỷ đồng
Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (VIMC) 50 tỷ đồng
*Trước đó, một số doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng đã trực tiếp ủng hộ qua các cơ quan liên quan và địa phương để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Từ đầu năm 2024, Việt Nam xác định tập trung vào phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là: Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, Phát triển kinh tế số các ngành, Quản trị số và Phát triển dữ liệu số. Qua 6 tháng đầu của năm 2024, với 4 trụ cột này, kinh tế số góp phần tạo động lực mới cho kinh tế, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia.
Tối ngày 12/7 tại thành phố Quy Nhơn(Bình Định), báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức chương trình Gala dinner kỷ niệm 39 năm ngày báo Pháp luật Việt Nam xuất bản số báo đầu tiên (10/7/1985-10/7/2024).
Một cựu nhân viên hợp đồng Phòng Tài nguyên và Môi trường ở Hậu Giang vừa bị bắt do "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất".
Ngày 20/9, Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố và bắt tạm giam hai đối tượng tham gia tổ chức khủng bố 'Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời' về tội 'Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'.
Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Thành Luân về tội cưỡng đoạt tài sản.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Trịnh Thị Thảo (SN 1995) trú tại Ngọc Thanh, Kim Động, Hưng Yên về tội Trộm cắp tài sản.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Kính mong HĐXX tạo điều kiện thuận lợi để bị cáo được xử lý tài sản cá nhân gần 5.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án mà cơ quan điều tra đã và đang phong toả hơn 2 năm qua".
Trong Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2024, lực lượng Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ 49 vụ với 57 đối tượng, tang vật thu giữ tổng cộng 591 kg ma túy các loại.
Ngày 23/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cho biết đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 cán bộ về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự sau khi được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Đối tượng thường xuyên lên địa bàn huyện Tương Dương dụ dỗ, lôi kéo các cháu gái sang nước ngoài làm việc và vẽ ra viễn cảnh giàu sang nơi xứ người, nhưng thực chất là lừa bán sang nước ngoài.
Theo cáo trạng, ông Trần Đắc Sinh (cựu Chủ tịch HĐQT HOSE) quen biết Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương (TGĐ Tập đoàn FLC). Quyết và Phương nhờ Sinh tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán trong tháng 9/2016.
Tin vào lời dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, nạn nhân đã bị các đối tượng bán sang Campuchia làm việc trong tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau đó, gia đình đã phải chuyển số tiền gần 200 triệu đồng để “chuộc” thân.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.