Theo đó, thiên tai đã làm 2 người tử vong, 4 người bị thương; 1.797 nhà ở bị tốc mái, hư hỏng; 8.947,9 ha cây lúa, hoa màu bị hạn hán, đổ gãy, vùi lấp, thất thu; 2,61 ha nuôi trồng thủy sản bị cuốn trôi.
Một số vị trí trọng yếu trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường nông thôn bị sạt lở taluy dương, taluy âm, hư hỏng nền đường; 14 công trình kênh mương thủy lợi bị đổ, sạt lở; 1 công trình kè rọ đá đang thi công, bị sạt lở, cuốn trôi; 2 cột điện hạ thế bị đổ; 8 điểm trường tại các huyện: Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm bị hư hại do sạt lở đất; 10 nhà văn hóa xóm tại các huyện: Quảng Hòa, Bảo Lạc, Bảo Lâm bị tốc mái…
Sau khi thiên tai xảy ra, tỉnh Cao Bằng đã tập trung huy động lực lượng 4 tại chỗ, sử dụng nguồn ngân sách dự phòng địa phương và ngân sách Trung ương cấp cho các địa phương hỗ trợ khắc phục hậu quả.
Chỉ đạo ngành giao thông vận tải khẩn trương thông đường, xử lý các điểm sạt lở, đảm bảo giao thông thông suốt. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tổng hợp nhu cầu vật tư, thiết bị thực hiện các giải pháp cấp bách chống hạn vụ Đông Xuân 2022 - 2023, trình UBND tỉnh với tổng kinh phí hơn 22 tỷ đồng.
Thực hiện kế hoạch kiểm tra an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, qua kiểm tra, có 20/23 hồ chứa có hạng mục hư hỏng…