Hà Nội 20 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 21 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 16 °C
  • Hà Nội Hà Nội 20°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 21°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 16°C

Từ 1/7/2024: Lương cơ sở tăng cao nhất từ trước tới nay

Dân sự & tố tụng dân sự
20/06/2024 20:32
Vân Anh
aa
Chiều 20/6, tại họp báo cung cấp thông tin định kỳ do Bộ Nội vụ tổ chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Chính trị đã thống nhất chủ trương tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 30%.

Làm từng bước thận trọng, chắc chắn

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cải cách chính sách tiền lương là vấn đề lớn, hệ trọng, rất phức tạp, nhạy cảm, tác động tới hàng chục triệu đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong khu vực công; tác động tới trên 50 triệu đối tượng hưởng các cơ chế, chính sách gắn với lương cơ sở.

Vì vậy, khi triển khai vấn đề này phải bảo đảm nguyên tắc thận trọng, chắc chắn, kỹ lưỡng, thấu đáo, đồng bộ, cụ thể, rõ đến đâu thực hiện đến đấy và không thể nóng vội. “Chỉ cần nóng vội thôi là rất nguy hiểm”- Bộ trưởng Trà nhấn mạnh.

Bà Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sáng qua (19/6), Bộ Chính trị đã quyết định chủ trương về cải cách chính sách tiền lương. Chính phủ báo cáo Quốc hội một số giải pháp thực hiện điều chỉnh tăng tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội...

Từ đầu năm đến nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ đã tổ chức tới 21 cuộc họp.

Khi cải cách tiền lương phải ra được phương án tốt nhất có thể trên các nguyên tắc sau: Thứ nhất, đảm bảo hài hòa, tương quan giữa các đối tượng; công bằng, bình đẳng. “Nếu không bảo đảm tương quan giữa các đối tượng thì không ổn. Bởi có đối tượng tăng nhiều, có đối tượng tăng ít, có đối tượng không tăng, thậm chí thấp đi”- bà Trà nói.

Từ 1/7/2024: Lương cơ sở tăng cao nhất từ trước tới nay
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ tại cuộc họp báo.

Nguyên tắc thứ hai, thực hiện trên một yêu cầu chung, đó là làm từng bước theo lộ trình, rõ đến đâu làm đến đấy, những gì còn khó khăn, vướng mắc, bất cập phải rất thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng và nếu chưa rõ thì tiếp tục nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện.

Thứ ba, khi cải cách tiền lương thì phải tăng lương. Nếu cải cách tiền lương mà không đạt được mục tiêu tăng lương thì sẽ không có ý nghĩa. Do đó, phải bám sát Nghị quyết 27- NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp (Nghị quyết 27) nhằm nghiên cứu phương án cho phù hợp nhất để tất cả các đối tượng liên quan đến chính sách tiền lương phải được tăng lương. “Đấy mới là mục tiêu của Nghị quyết 27, là mục tiêu của Đảng và là mong muốn của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và các đối tượng khác có liên quan”- Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu rõ.

Thực hiện tốt kiềm chế lạm phát

Trên cơ sở 3 nguyên tắc nêu trên, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đã đưa ra một phương án rất sáng suốt. Đó là, đối với khu vực doanh nghiệp (DN), chúng ta thực hiện đầy đủ hơn theo đúng tinh thần Nghị quyết 27. Theo đó, điều chỉnh mức lương của người lao động trong khu vực DN từ ngày 1/7/2024 là 6%.

Đối với cải cách thực hiện tiền lương trong khu vực công, chúng ta phải thực hiện một cách thận trọng theo lộ trình từng bước, hợp lý, chắc chắn và tốt nhất, hiệu quả nhất, an toàn nhất, không được phép xáo trộn, không gây phức tạp tình hình và đạt được mục tiêu là tăng cho tất cả các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước và hưởng các chính sách liên quan đến an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Theo đó, Bộ Chính trị thống nhất thực hiện 4/6 nội dung đã rõ của Nghị quyết 27.

Từ 1/7/2024: Lương cơ sở tăng cao nhất từ trước tới nay
Quang cảnh buổi họp báo.

Trong 4/6 nội dung này, có một nội dung rất mới theo tinh thần Nghị quyết 27 là bố trí 10% quỹ tiền thưởng bằng tổng quỹ lương cơ bản để thủ trưởng cơ quan, đơn vị thưởng đột xuất và thưởng thành tích hàng năm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan đơn vị.

Việc này độc lập với khen thưởng của Luật Thi đua khen thưởng và độc lập với Quỹ thi đua khen thưởng. Đây là khoản kinh phí rất lớn và chưa từng có.

“Còn hai nội dung hiện nay đang còn nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh, đó là thực hiện trả lương theo vị trí việc làm và theo chức vụ, chức danh lãnh đạo thì chúng ta chưa thực hiện luôn mà thực hiện theo lộ trình. Thống nhất một nguyên tắc là tăng đều cho tất cả các đối tượng 30%”- Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà thông tin.

Như vậy, mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng đang được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức hiện nay sẽ được tăng lên 2.340.000 đồng. Đây là mức tăng lương cao nhất trong lịch sử, đáp ứng mong mỏi của mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau. “Tăng thế này thì tất cả cùng vui, tất cả đều được hưởng như nhau”- bà Trà chia sẻ.

Phương án này được đánh giá là tối ưu và sẽ chính thức thực hiện từ ngày 1/7 tới đây. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tăng lương 30% cũng có nghĩa phải thực hiện tốt kiềm chế lạm phát để bảo đảm quyền lợi người lao động. Đây là bài toán đặt ra mà Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan đang phải tập trung giải quyết./.

bài liên quan
Một số phường tại Hà Nội sẽ chỉ có một Phó Chủ tịch UBND

Một số phường tại Hà Nội sẽ chỉ có một Phó Chủ tịch UBND

Theo dự thảo, phường loại III tại Hà Nội sẽ chỉ có 1 Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch và 11 công chức khác.
Cách tính lương, phụ cấp mới khi tăng lương cơ sở

Cách tính lương, phụ cấp mới khi tăng lương cơ sở

Bộ Nội vụ chính thức có hướng dẫn tính mức lương, mức phụ cấp, và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu khi áp dụng mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7.
Chính thức trình Quốc hội tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Chính thức trình Quốc hội tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng/tháng

Chiều 25/6, Quốc hội đã nghe Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024. Trong đó có việc thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%).
Sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến dôi dư 21.700 cán bộ cấp xã

Sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến dôi dư 21.700 cán bộ cấp xã

Số lượng tài sản, tài chính dôi dư dự kiến khoảng 2.700, còn số cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách cấp xã còn dôi dư dự kiến lên đến 21.700 người.
Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất hoán đổi ngày làm việc, kéo dài chuỗi ngày nghỉ lễ dịp 30/4-1/5

Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất hoán đổi ngày làm việc, kéo dài chuỗi ngày nghỉ lễ dịp 30/4-1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với phương án nghỉ thêm ngày 29/4, bố trí làm bù sang ngày khác để nối dài kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5 lên thành 5 ngày.
Mới nhất
Đọc nhiều
Làn điệu Ví, Giặm, kết nối những tinh hoa của di sản văn hóa

Làn điệu Ví, Giặm, kết nối những tinh hoa của di sản văn hóa

Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Biểu dương Công an Hà Nội triệt phá nhóm tội phạm lừa đảo 2.000 tỷ đồng

Biểu dương Công an Hà Nội triệt phá nhóm tội phạm lừa đảo 2.000 tỷ đồng

Bộ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Công an Thành phố Hà Nội về thành tích đấu tranh, triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Tin bài khác
Làn điệu Ví, Giặm, kết nối những tinh hoa của di sản văn hóa

Làn điệu Ví, Giặm, kết nối những tinh hoa của di sản văn hóa

Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Câu lạc bộ Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tại Hà Nội tổ chức thành công Chương trình “Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa”.
Hội thảo “Đất nước đổi mới và đóng góp của văn học nghệ thuật”

Hội thảo “Đất nước đổi mới và đóng góp của văn học nghệ thuật”

Ngày 20/11, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương đăng cai tổ chức hội thảo “Đất nước đổi mới và đóng góp của văn học nghệ thuật”, với sự chủ trì của nhóm Hợp tác phát triển văn học nghệ thuật (VN8+5).
Ban Tổ chức cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 ký kết hợp tác với Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận

Ban Tổ chức cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 ký kết hợp tác với Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận

Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệm tuyệt vời và sâu sắc về vẻ đẹp biển đảo Việt Nam.
Đại biểu Thanh Hóa và Nghệ An đề nghị bổ sung ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Thanh Hóa và Nghệ An đề nghị bổ sung ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Chiều 20/11, tại phiên thảo luận hội trường Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đại biểu tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá đề nghị bổ sung thêm ga hành khách đoạn giữa ga Thanh Hóa và ga Vinh.
Người thầy quê lúa gần 40 năm chèo lái "con thuyền tri thức", chăm lo sự nghiệp “trồng người”

Người thầy quê lúa gần 40 năm chèo lái "con thuyền tri thức", chăm lo sự nghiệp “trồng người”

Gần 40 năm công tác trong ngành giáo dục, thầy Nguyễn Ngọc Mân trải qua hầu hết các vị trí từ việc đứng lớp truyền đạt kiến thức cho các học trò cho đến khi chuyển sang vai trò quản lý nhà trường. Ở bất cứ phương diện nào, thầy Mân cũng thể hiện sự tận tâm đối với công việc, được đồng nghiệp và các cơ quan, đơn vị đánh giá cao.
Bộ trưởng GTVT nói về những vấn đề

Bộ trưởng GTVT nói về những vấn đề 'cốt tử' của dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, 2 vấn đề 'cốt tử' quyết định dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam có đủ điều kiện về tiến độ và đội vốn hay không là tư vấn quản lý dự án và tư vấn giám sát.
Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh chung tay kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh chung tay kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”

Hơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia, với mong muốn thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch Quảng Ninh sau thiệt hại từ cơn bão số 3.
Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Huyện Krông Pắc ra mắt mô hình “Krông Pắc kết nối”

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Huyện Krông Pắc ra mắt mô hình “Krông Pắc kết nối”

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), UBND huyện Krông Pắc vừa ra mắt mô hình “Krông Pắc kết nối” nhằm kết nối các thế hệ học sinh, con em huyện Krông Pắc và các cá nhân tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực cùng chung tay đóng góp dựng xây quê hương.
Tổng công ty Cà phê Việt Nam và Công an tỉnh Kon Tum ký kết Quy chế phối hợp bảo đảm an ninh trật tự

Tổng công ty Cà phê Việt Nam và Công an tỉnh Kon Tum ký kết Quy chế phối hợp bảo đảm an ninh trật tự

Sáng 19/11, tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, Tổng công ty Cà phê Việt Nam và Công an tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp bảo đảm an ninh trật tự.
Đại Đức Thích Phước Chơn - Người thầy của lòng nhân ái

Đại Đức Thích Phước Chơn - Người thầy của lòng nhân ái

Trong cuộc sống, thật không dễ dàng để lựa chọn con đường vì người khác, quên đi những khó khăn của bản thân để mang lại hạnh phúc cho cộng đồng. Đại Đức Thích Phước Chơn chính là một tấm gương sáng cho tinh thần hy sinh và lòng nhân ái ấy.