Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Trung Quốc hủy hoại rừng khắp thế giới

Pháp luật 4 phương
29/05/2016 12:29
Minh Trung
aa
Nhu cầu gỗ tự nhiên của Trung Quốc đang khiến nhiều cánh rừng trên khắp thế giới biến mất với tốc độ chóng mặt.


Các công dân Trung Quốc bị đưa ra tòa ở Myitkyina, thủ phủ bang Kachin, phía bắc Myanmar, hồi tháng 6-2015 vì tội phá rừng - Ảnh: Reuters.
Các công dân Trung Quốc bị đưa ra tòa ở Myitkyina, thủ phủ bang Kachin, phía bắc Myanmar, hồi tháng 6-2015 vì tội phá rừng - Ảnh: Reuters.

Trong một thông điệp báo động từ châu Phi cách đây hai ngày, cựu bộ trưởng môi trường Senegal Haidar El Ali, người đứng đầu Tổ chức Oceanium, cảnh báo đến năm 2018 vùng rừng rậm Casamance thuộc miền nam Senegal “sẽ không còn một bóng cây” nếu các hoạt động khai thác gỗ lậu bán cho Trung Quốc không bị ngăn chặn.

Tại cuộc họp báo ở thành phố Dakar, ông El Ali nhấn mạnh hoạt động phá rừng ở nước này đã chạm ngưỡng “không thể quay đầu lại”.

Yếu tố Trung Quốc

Theo AFP, những hình ảnh thu thập được của Tổ chức Oceanium tại khu vực biên giới Senegal - Gambia cho thấy dân khai thác gỗ lậu người địa phương đang giao dịch với các tay trung gian người Trung Quốc.

Do địa hình rừng rộng lớn cộng với sự kiểm soát lỏng lẻo tại khu vực này, gỗ bị đốn thoải mái ở Senegal rồi được chở sang Gambia để xuất đi Trung Quốc. Món hàng được thương lái Trung Quốc săn lùng và trả giá cao chính là gỗ tử đàn, hay còn gọi là gỗ sưa đỏ.

“Senegal đã mất hơn 3 triệu cây xanh từ năm 2010 trong khi các tay gỗ lậu người Gambia bỏ túi 238 triệu USD nhờ bán gỗ cho Trung Quốc phục vụ nhu cầu chế tác đồ nội thất bùng nổ trong những năm gần đây” - cựu bộ trưởng El Ali dẫn số liệu.

Dữ liệu của hải quan Trung Quốc cho thấy Gambia là nhà xuất khẩu gỗ sưa lớn thứ hai vào đại lục trong năm 2015, chỉ sau “quán quân” Nigeria - nước xuất đi nhiều gấp bốn lần!

Món lời từ bán gỗ hấp dẫn đến nỗi có những người Senegal đã nhập cư vào châu Âu quyết định chạy ngược về quê hương để tham gia phá rừng, ông El Ali kể.

Theo Tổ chức Forest Watch, vùng Casamance của Senegal chỉ còn lại 30.000ha rừng, trong khi 10.000ha đã “ra đi”.

Nhưng Senegal chỉ là một phần của bức tranh lớn. Theo Africa News, Tổ chức Hòa bình xanh cáo buộc Trung Quốc là “nhân tố chính” đằng sau các hoạt động phá rừng bất hợp pháp ở lưu vực sông Congo - vùng rừng rậm lớn thứ hai thế giới, trải dài từ Angola, Burundi, Cameroon, CH Trung Phi, Congo, Gabon, CHDC Congo và Rwanda.

Thống kê ghi nhận con số 3 triệu m3 gỗ đã rời khu vực này để đến các thành phố ở Trung Quốc mỗi năm, trong đó một khối lượng đáng kể là gỗ lậu.

Vừa qua, một nhà xuất khẩu gỗ lớn của Cameroon - Công ty La Socamba - bị nhà chức trách “điểm mặt” và tiến hành thanh tra vì hoạt động xuất gỗ lậu đi châu Âu và Trung Quốc.

Điều tra của Hòa bình xanh tại Trung Quốc giai đoạn tháng 7-2014 đến tháng 3-2015 cho thấy sự hiện diện của một lượng lớn gỗ lậu tại cảng Zhangjiagang, tỉnh Giang Tô, trong đó một số đóng thương hiệu La Socamba.

“Xuất khẩu” phá rừng

Theo InsideClimate News (một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thông tin về môi trường), có một nghịch lý là trong khi lệnh cấm phá rừng Trung Quốc áp dụng 16 năm qua dẫn đến sự gia tăng diện tích rừng tại nước này (hơn 46.000 dặm vuông trong giai đoạn 2000-2010), nhưng điều này lại đẩy nhanh hơn quá trình tận diệt cây xanh ở những nơi khác, trong đó có Đông Nam Á và châu Phi, để đáp ứng nhu cầu của chính Trung Quốc.

Bắc Kinh đã chi 14 tỉ USD cho chương trình bảo vệ rừng quốc gia chỉ trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, nhưng mặt khác nước này cũng trở thành nhà nhập khẩu gỗ lớn nhất thế giới.

Theo Bloomberg, đến năm 2020, Trung Quốc dự kiến sẽ phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng 40% nhu cầu về gỗ, và trong tư cách người mua, các công ty Trung Quốc chẳng lo lắng mấy chuyện bảo vệ môi trường ở nước khác.

Theo tổ chức học giả Chatham House của Anh, số gỗ lậu Trung Quốc mua ở nước ngoài đã tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 2000-2013, lên hơn 31 triệu m3.

Những thiệt hại được ghi nhận chủ yếu ở các nước nghèo đang phát triển. Chẳng hạn thương lái Trung Quốc mua đến 90% lượng gỗ xuất khẩu của Mozambique, một nửa trong đó thuộc diện gỗ rừng tự nhiên.

Năm 2013, Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) báo động tình trạng phá rừng ở vùng Viễn Đông của Nga đã chạm mức “khủng hoảng” sau khi phát hiện các cánh rừng sồi nước này đang bị triệt hạ nhiều gấp đôi mức cho phép để bán cho Trung Quốc.

Cùng năm, xuất khẩu gỗ sưa từ Myanmar cho Trung Quốc cũng tăng gấp ba lần mặc cho lệnh cấm. Với tốc độ này, người ta dự đoán loài cây này sẽ bị tuyệt chủng ở Myanmar vào năm 2017.

Trong khi các nước châu Âu như Anh, Bỉ, Hà Lan đặt ra những quy định nhập khẩu gỗ tương đối nghiêm khắc, đặc biệt là khâu khai báo nguồn gốc xuất xứ, ở Trung Quốc mọi thứ đều dễ dàng và thậm chí còn “được tạo điều kiện”.

Myanmar từng tuyên án 153 người Trung Quốc vì tội phá rừng ở khu vực biên giới năm 2015 nhưng Bắc Kinh phản đối dữ dội đến mức Myanmar phải thả tất cả họ.

Suifenhe Xingjia Group - một doanh nghiệp Trung Quốc từng bị cáo buộc xuất gỗ lậu của Myanmar vào Mỹ và có dây dưa với mafia Nga - cũng không gặp chút rắc rối pháp lý nào với chính quyền dù đối tác của họ ở Mỹ bị phạt đến 13,2 triệu USD.

Rừng Amazon cầu cứu

Theo The Globalist, ảnh hưởng của Trung Quốc trong vấn nạn tàn phá rừng Amazon tại Brazil thể hiện trên nhiều lĩnh vực, nổi bật nhất là việc khai thác gỗ và khoáng sản.

Một yếu tố khác ít được nhắc tới nhưng cũng góp phần khiến rừng Amazon “chảy máu” là nhu cầu về đất canh tác để cung cấp đậu tương, thịt bò cho Trung Quốc.

Đi kèm với nhu cầu này là các công trình hạ tầng kết nối trung tâm Mỹ Latin với khu vực bờ biển để vận chuyển hàng hóa - tất cả đều dẫn đến phá rừng.

Xuất khẩu nông sản của Brazil vào Trung Quốc - đặc biệt là đậu tương - đã tăng đột biến kể từ năm 2003. Tuy nhiên, “thành quả” này tác động nghiêm trọng đến môi trường trong khi chẳng cải thiện được các yếu tố về phát triển con người - sai lầm mà nhiều nước xuất khẩu như Brazil hiện nay đang mắc phải.

Cán cân xuất - nhập chênh lệch (nông sản thô so với hàng hóa đã qua sản xuất) giữa Brazil và Trung Quốc còn dẫn đến việc Bắc Kinh ngày càng có ảnh hưởng đối với chính sách môi trường của quốc gia Nam Mỹ này.

bài liên quan
Bắt giữ và bàn giao 02 đối tượng bị truy nã quốc tế

Bắt giữ và bàn giao 02 đối tượng bị truy nã quốc tế

Công an tỉnh Bình Thuận đã tiến hành bàn giao 02 đối tượng truy nã người Trung Quốc cho Công an Trung Quốc tại cửa khẩu Hữu Nghị - tỉnh Lạng Sơn.
Khởi tố nhiều bị can thuộc Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh

Khởi tố nhiều bị can thuộc Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh

7 cán bộ thuộc Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh vừa bị cơ quan chức năng Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Hải Dương: Khởi tố nhóm đối tượng chôn lấp hàng trăm tấn chất thải gây ô nhiễm môi trường

Hải Dương: Khởi tố nhóm đối tượng chôn lấp hàng trăm tấn chất thải gây ô nhiễm môi trường

Một nhóm đối tượng vừa bị lực lượng chức năng Công an huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương khởi tố về tội Gây ô nhiễm môi trường.
“Đổi chai lấy sen” - nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

“Đổi chai lấy sen” - nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

“Đổi chai lấy sen” là sự được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Môi Trường Thế Giới, Sự kiện đã thu hút được đông đảo người tham gia, thúc đẩy tái chế và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Phó Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bù Gia Mập

Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Phó Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bù Gia Mập

Ông Nguyễn Hữu Hóa, nguyên Phó Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bù Gia Mập vừa bị lực lượng chức năng Công an tỉnh Bình Phước bắt giữ để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Xét xử vụ án “Huỷ hoại rừng”ở Hà Giang: Thanh toán tiền mua đất gấp 7 lần trên hợp đồng

Xét xử vụ án “Huỷ hoại rừng”ở Hà Giang: Thanh toán tiền mua đất gấp 7 lần trên hợp đồng

Ngày 6/5, TAND huyện Quang Bình tiếp tục mở phiên toà xét xử bị cáo Nguyễn Trọng Khánh (SN 1982, thường trú ở tổ 8, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) về tội “Huỷ hoại rừng”.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.