UPND TP. Hồ Chí Mình vừa đồng ý chủ trương thực hiện xã hội hóa nạo vét luồng hàng hải kết hợp tận thu sản phẩm. Đây được coi như "một mũi tên trúng hai đích" khi nhà nước không phải bỏ tiền nạo vét nhưng các tuyến luồng vẫn đảm bảo thông suốt cho tàu 5 vạn tấn đầy tải ra/vào.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Cục Hàng hải Việt Nam (HHVN) ủng hộ chủ trương nạo vét, thiết lập các khu neo đậu, chờ đợi cho tàu vào các cảng bến trên sông Soài Rạp theo hình thức xã hội hóa, tận thu sản phẩm bù chi phí.
Công văn nêu rõ: "đề nghị Bộ GTVT, Cục HHVN căn cứ vào tình hình khai thác hàng hải trên tuyến luồng Soài Rạp từ nay đến năm 2030, các điểm neo đậu, tránh trú bão, các bến phao, khu giảm tải đã được thiết lập trên luồng, tình hình xây dựng, khai thác hệ thống cảng biển và chuẩn tắc luồng Soài Rạp để làm cơ sở xem xét, đánh giá, xác định vị trí, quy mô quyết định việc tiếp tục triển khai thực hiện dự án".
"Ngoài ra, UBND thành phố cũng đồng ý chủ trương triển khai dự án xã hội hóa nạo vét khu neo đậu tránh trú bão trên sông Gò Gia, đoạn từ tim sông Tắc Ông Cu cắt sông Gò Gia về phía thượng lưu (tới lý trình 9,5 km) theo hình thức tận thu sản phẩm bù chi phí, không dùng ngân sách do Công ty TNHH Thành Hồng Phát làm chủ đầu tư".
Đối với dự án xã hội hóa khác là nạo vét, duy tu, nâng cấp luồng sông Đồng Tranh và tuyến luồng Tắc Ông Cu - Tắc Bài đến sông Gò Gia theo hình thức tận thu sản phẩm bù chi phí, không dùng ngân sách, việc thi công nạo vét đã được triển khai từ năm 2016.
Tuy nhiên, khu vực thi công có dấu hiệu sạt lở, xâm thực đất rừng phòng hộ, UBND Tp. Hồ Chí Minh đề nghị Cục phối hợp các sở, ngành tại thành phố và các đơn vị liên quan đánh giá, xác định nguyên nhân sạt lở, xâm thực đất rừng phòng hộ Cần Giờ để làm cơ sở xem xét tiếp tục triển khai dự án này.
Theo lãnh đạo UBND Tp.HCM, việc xã hội hoá sẽ đem lại nhiều tích cực và hiện chỉ chờ Bộ GTVT "bấm nút" thực hiện.
Xã hội hoá hàng hải tạo sự đồng bộ, thông suốt cho tuyến luồng
Trao đổi với VietnamFinance, đại diện của Công ty cổ phần Đầu tư khai thác cảng, chủ đầu tư dự án cho biết, giai đoạn 2 của dự án được thực hiện từ năm 2020-2024, tiếp tục nạo vét tại địa điểm nêu trên để đáp ứng cho tàu có trọng tải 50 nghìn tấn đầy tải và tàu có trọng tải 70 nghìn tấn vơi tải neo đậu.
Bên cạnh đó, việc thực hiện dự án cũng nhằm xây dựng đồng bộ các công trình hàng hải, phục vụ nhu cầu phát triển ngành cảng biển của thành phố, khai thác hiệu quả các dự án đã được đầu tư, đóng góp vào động lực thúc đẩy sự hình thành khu đô thị cảng Hiệp Phước theo định hướng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo tư vấn độc lập của Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng cảng - đường thủy thì việc nạo vét bãi cạn phía Nam của luồng Soài Rạp sẽ góp phần giảm được khối lượng bùn cát sa bồi vào luồng Soài Rạp dẫn tới giảm kinh phí nạo vét duy tu luồng Soài Rạp hằng năm, ngăn chặn giảm thiểu tình trạng khai thác cát trái phép.
Dự án được triển khai còn là cơ sở để quản lý các đơn vị thi công có đăng ký cấp phép hoạt động, mang lại chất lượng thi công, bảo đảm kỹ thuật môi trường an toàn hàng hải và không làm thất thoát các khoản thu thuế, phí của Nhà nước.
Đồng thời, nhà đầu tư có trách nhiệm tự bảo vệ mặt bằng dự án đã được giao; mặt khác, sẽ tận thu vật liệu nạo vét để làm vật liệu san lấp mặt bằng cho các công trình xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang và các tỉnh lân cận khác, gỡ nút thắt khan hiếm vật liệu san lấp. Dự án được triển khai còn tạo công ăn việc làm cho 300 nhân viên của chủ đầu tư và nhiều lao động gián tiếp tại địa phương.
Đủ hành lang pháp lý thực hiện xã hội hoá một số tuyến luồng hàng hải
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, thực hiện Quyết định số 73/2013/QGG-TTg ngày 27-11-2013 của Thủ tướng Chính phủ và các thông tư hướng dẫn, công tác nạo vét, duy tu đã có nhiều thay đổi tích cực, quá trình thực hiện đã rút gọn thủ tục, thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả rõ rệt; công tác quản lý của các cơ quan nhà nước được tăng cường, hạn chế tối đa tiêu cực, ngăn ngừa các hành động gây ô nhiễm môi trường.
Cùng đó là Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28-11-2018 về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, Thông tư số 35/2019/TT-BGTVT quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển ngày 9-9-2019, Thông tư số 33/2019/TT-BGTVT quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa ngày 6-9-2019 của Bộ Giao thông - Vận tải...
Đây là hai văn bản quan trọng đủ cơ sở tạo hành lang pháp lý để xây dựng các hướng dẫn chi tiết về thủ tục, trình tự thực hiện xã hội hoá nạo vét các tuyến luồng hàng hải.
Ngày 9/3, tàu khách Thăng Long sẽ chạy chuyến đầu tiên tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo. Đây là tàu cao tốc lớn nhất Việt Nam đến thời điểm hiện nay với sức chở hơn 1.000 khách.
Bộ GTVT chính thức ban hành kế hoạch khôi phục hoạt động vận tải hành khách trong 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách xã hội.
Bộ GTVT vừa ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng hải, đường thủy trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Asia Times đã đăng tải bài phân tích về các kịch bản trên Biển Đông vào năm 2021, từ xấu nhất đến tốt nhất, trong đó có cả kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất.
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường các giải pháp thực hiện phòng, chống dịch COVID-19. Đáng chú ý, tại văn bản này, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị các cảng vụ hàng hải lùi thời hạn kiểm tra thực tế tàu biển để ngăn ngừa sự lây nhiễm của dịch COVID-19.
Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường các giải pháp thực hiện phòng, chống dịch COVID-19. Đáng chú ý, tại văn bản này, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị các cảng vụ hàng hải lùi thời hạn kiểm tra thực tế tàu biển để ngăn ngừa sự lây nhiễm của dịch COVID-19.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.