Người ta gọi Lam Phương là nhạc sĩ của những ca khúc thất tình bởi trong gia tài hơn 200 ca khúc của ông, phần lớn là những sáng tác buồn, là tình duyên dở dang, là sự mong ngóng về những ngày tháng yêu thương đã xa vời vợi.
Trong số những giai nhân trong cuộc đời của Lam Phương phải kể đến danh ca Bạch Yến, kém ông 5 tuổi. Mối tình này của ông có nhiều giai thoại. Trong đó, người ta nhắc đến nhiều nhất là chuyện ông đã “dám” đến nhà Bạch Yến thưa chuyện với cha mẹ của bà thổ lộ ý nguyện sau này sẽ cười bà làm vợ.
Lúc ấy, Lam Phương đã khá nổi đình nổi đám bởi ông có vóc dáng cao, khuôn mặt đẹp trai và đóng phim từ khi mới lớn. Bạch Yến có thể nói là tình yêu buổi đầu rất trong sáng của Lam Phương.
Năm 1961, khi 19 tuổi, Bạch Yến sang Pháp để học hỏi thêm về ca nhạc. 4 năm sau, bà được Ed Sullivan mời sang Mỹ diễn show và rồi được mời nán lại đi lưu diễn khắp châu Mỹ thêm 10 năm nữa, bên cạnh những nghệ sĩ lừng danh của Hoa Kỳ như: Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone...
Bạch Yến đi du học để lại chàng trai Lam Phương khó quên đi mối tình đầu đơn phương. Mối tình đơn phương vô vọng ấy đã để lại trong ông nhiều nỗi u sầu. Ông viết ca khúc “Chờ người” trong những tháng ngày mòn mỏi ngóng trông người con gái trong mộng từ nước ngoài trở về. Tuy nhiên, Lam Phương không thể hoàn thành bài hát này.
Để rồi, 10 năm sau ngày xa cách, bỗng dưng Bạch Yến trở về, làm sống dậy mối cảm xúc tưởng đã chết trong lòng người nhạc sĩ đa cảm. Khi được gặp lại người mình yêu, ông mới có thể viết nốt những câu cuối cùng của “Chờ người”. Như vậy, Lam Phương đã mất gần 10 năm để hoàn thành ca khúc này.
Tuy nhiên, Bạch Yến lại lần thứ hai ra đi. Nỗi xót xa khi chia tay lần thứ 2 này thúc đẩy Lam Phương viết thêm một loạt tình khúc lời ca rất não nề như: “Thu sầu”, “Trăm nhớ ngàn thương”, “Tiễn người đi”, “Tình chết theo mùa đông”, “Tình bơ vơ”… Ca khúc nào cũng thống thiết bi ai.
Danh ca Bạch Yến.
Ra đi - trở về - lại ra đi, Bạch Yến đã treo lên khuông nhạc Lam Phương những nốt sầu diệu vợi. Lần cuối cùng ấy, Lam Phương gọi là “Tình bơ vơ”. “Ngày mình yêu/ Anh đâu hay tình ta gian dối/ Để bước phong trần tha hương/ Em khóc cho đời viễn xứ/ Về làm chi rồi em lặng lẽ ra đi/ Gom góp yêu thương quê nhà/ Dâng hết cho người tình xa…”.
Đúng như nhà văn Nguyễn Đình Toàn nhận xét về ca từ của Lam Phương trong cuốn “Bông hồng tạ ơn”: “Công chúng yêu nhạc Lam Phương đã rất có lý khi yêu “Tình bơ vơ” và còn hát mãi cho tới ngày nay, bất kể trong nước hay hải ngoại. Bản nhạc có lời giản dị, kể chuyện nhưng vẫn mang tính dự cảm về một định số “viễn xứ” mở ra kết cục “cuối cùng là tình bơ vơ”…”.
Đến năm 1984, khi xa quê hương gặp lại danh ca Bạch Yến tại Pháp, nhạc sĩ Lam Phương viết tặng riêng cho Bạch Yến ca khúc “Cho em quên tuổi ngọc”. Đây cũng là ca khúc duy nhất ông viết bằng 2 thứ tiếng Pháp, Việt.
Danh ca Bạch Yến từng trả lời phỏng vấn, chia sẻ về câu chuyện giữa bà và nhạc sĩ Lam Phương: “Nhiều người cũng từng hỏi tôi về thông tin nhạc sĩ Lam Phương mang trầu cau qua hỏi cưới tôi. Thật sự, tôi không biết việc này. Nếu có thì chắc là anh ấy nói chuyện với mẹ tôi thôi. Có thể anh ấy quý mến tôi thật vì trong một cuốn video phát hành tại Mỹ, anh ấy có tuyên bố rằng tôi là niềm cảm hứng của anh ấy. Nhưng đó là tình cảm riêng của người ta sao tôi biết được. Với tôi, anh ấy là một người anh thân thiết”.
Và những bóng hồng gieo sầu mưa lệ
Ngoài danh ca Bạch Yến, người nhạc sĩ tài năng Lam Phương còn có những bóng hồng khác. Dù nó không ám ảnh nhưng những bóng hồng này vẫn để lại trong ông những yêu thương, những khoắc khoải giúp Lam Phương tạo nên những tuyệt phẩm.
Ca sĩ Minh Hiếu là bóng hồng đã mang đến cho Lam Phương nhiều hạnh phúc lẫn đau khổ. “Em ơi suốt đêm thao thức vì em/ Vì lời giã từ lúc anh ra về...” trong “Thao thức vì em”, “Biển rộng đất trời chỉ có ta/ Thì dòng ngân hà mình cũng qua/ Biển không biên giới như tình anh với em/ Hơn cả những vì sao đêm...” trong “Biển tình” là những lời yêu nồng nàn ông dành cho Minh Hiếu. Tình cảm Lam Phương dành cho Minh Hiếu phải nhiều lắm, phải nồng nàn lắm mới có thể thốt lên những từ ngữ chan chứa yêu thương, hy vọng đến vậy.
Lam Phương cũng có mối tình say đắm với ca sĩ Hạnh Dung. Không giống như Minh Hiếu, các ca khúc ông viết về bà không phải là những mỹ từ ngợi ca tình nồng mà là những câu chữ chất chứa sự tuyệt vọng vì rơi vào bế tắc. Trong một chuyến công tác ở Đà Lạt, gặp lại cảnh xưa nhưng người thương đã không còn bên cạnh khiến Lam Phương sầu thảm. Nỗi lòng chất chứa u sầu cho mối tình ấy đã tạo nên nhạc phẩm “Thành phố buồn”.
"Ông hoàng nhạc tình" Lam Phương.
Người phụ nữ đứng sau những ca khúc reo vui, hân hoan vì tình yêu như: “Bài tango cho em”, “Chỉ có em”, “Mùa thu yêu đương”, “Thiên đàng ái ân” là Cẩm Hường. Người con gái này đã giúp con tim của Lam Phương lành vết thương tình và vui trở lại. Tình yêu dành cho người con gái ấy đã “phục sinh” người nhạc sĩ tài năng. Nhưng rồi, Cẩm Hường cũng không thể sánh bước cùng ông đến cuối cuộc đời.
Nói đến giai nhân phía sau các nhạc phẩm của Lam Phương không thể không nhắc đến người vợ của ông - kịch sĩ Túy Hồng. Họ từng là cặp đôi nổi danh trong giới giải trí Sài Gòn trước năm 1975. Thế nhưng, cuộc hôn nhân tưởng như tuyệt vời ấy vẫn không thể trọn vẹn khi họ bất ngờ chia tay.
Hôn nhân tan vỡ, Lam Phương trút hết tâm sự vào ca khúc “Lầm”. Ở ca khúc này, ông đã thốt lên những câu từ chua xót: “Anh đã lầm đưa em sang đây/ Để đêm thường nghe tiếng thở dài/ Thà cuộc đời yên trong lòng đất/ Được trở về tiếng khóc ban sơ/ Hơn là mang kiếp mong chờ…”. Sau khi hôn nhân đổ vỡ, Lam Phương có thêm vài lần rung động nữa nhưng rồi họ đều bỏ ông ra đi.
Ca sĩ Thái Châu cho rằng, nhạc sĩ Lam Phương là một hiện tượng đặc biệt của dòng nhạc trữ tình bởi: “Mỗi người đều tìm thấy trong âm nhạc Lam Phương một sự đồng cảm sâu sắc, sự chia sẻ khi yêu. Cuộc tình ấy dù còn, dù mất đều sống mãi trong lòng chúng ta, một phần chính nhờ tình khúc Lam Phương”.
Lam Phương là nhạc sĩ ăn khách bậc nhất miền Nam thập niên 1960, 1970. Các ca khúc mang về cho ông thu nhập dư dả. Câu chuyện nhuận bút của bài Thành phố buồn được biết tới như mức “đỉnh cao” cho thu nhập một nhạc sĩ thành công thời bấy giờ.
Sách Đà Lạt, một thời hương xa của Nguyễn Vĩnh Nguyên viết về Thành phố buồn: “…số lượng xuất bản rất cao và doanh thu bài hát này vô cùng lớn, đó là điều được báo chí Sài Gòn đương thời tính toán được: Khoảng 12 triệu đồng bản quyền, tiền Việt Nam Cộng hòa (hồi suất chính thức năm 1970 là 1 USD = 275 đồng, vậy 12 triệu đồng tương đương 432.000 USD). Con số này quá lớn với một ca khúc”.
Để dễ hình dung, Nguyễn Vĩnh Nguyên đưa ra so sánh: “Một chiếc xe hơi hiệu La Dalat của hãng Citroen sản xuất tại miền Nam Việt Nam vào năm 1971 có giá khoảng trên dưới 650.000 đồng”. Bản quyền ca khúc có thể giúp Lam Phương mua tới hơn 18 chiếc xe hơi.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Chuyển đổi số đã làm thay đổi rất nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta, mang lại nhiều lợi ích ở thời đại 4.0. Khái niệm “Người thầy đứng trên bục giảng” không còn gò bó trên lớp, trong trường học nữa; nhiều giáo viên đã chọn cách giảng dạy trực tuyến
Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.