Hà Nội 21 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 21 °C
Đà Nẵng 23 °C
Yên Bái 21 °C
  • Hà Nội Hà Nội 21°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 21°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 23°C
  • Yên Bái Hà Nội 21°C

Thủ tướng: Phát huy vai trò tiên phong để tăng tốc, bứt phá chuyển đổi số

Pháp luật về kinh tế
19/07/2024 14:30
VGP
aa
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh điều quan trọng nhất, mang tính quyết định nhất để thúc đẩy chuyển đổi số thời gian tới là vai trò tiên phong, gương mẫu của các bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và yêu cầu mạnh dạn "tăng tốc", "bứt phá" trong chuyển đổi số với khí thế tiến công mạnh mẽ, phát huy tinh thần 5 "đẩy mạnh", 5 "bảo đảm" gắn với 5 "không".

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cùng tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Lê Thành Long; các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, các thành viên Ủy ban Quốc gia và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội nghị tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số thời gian qua, kết quả, thành tựu, tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các báo cáo, ý kiến phát biểu tại Hội nghị thống nhất đánh giá có 8 kết quả nổi bật trong chuyển đổi số thời gian qua.

Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ Trung ương đến cơ sở. Giai đoạn 2021-2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành 43 quyết định, 14 chỉ thị, 4 công điện và các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản hướng dẫn chuyển đổi số và triển khai Đề án 06. Tổ chức 9 phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và 40 phiên họp của Đề án 06.

Thứ hai, nhận thức và hành động về chuyển đổi số quốc gia tiếp tục chuyển biến tích cực, có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu; có sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể như thanh niên, sinh viên, công đoàn, nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh.

Thứ ba, công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách tạo khuôn khổ pháp lý và tạo thuận lợi cho chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 được triển khai tích cực. Giai đoạn 2021-2024, Quốc hội đã ban hành 3 luật liên quan (Luật Viễn thông, Luật Giao dịch điện tử, Luật Căn cước). Chính phủ đã ban hành 19 nghị định. Các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền 45 thông tư.

Thứ tư, Chính phủ số tiếp tục có bước phát triển. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh (đã có 16,4 triệu tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; cung cấp 4.543/6.325 thủ tục hành chính, 43/53 dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06).

Thứ năm, kinh tế số, xã hội số tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Sản phẩm số của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển và xuất khẩu đi khắp thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm số tăng từ 113,5 tỷ USD năm 2021 lên 117,3 tỷ USD năm 2023; 6 tháng năm 2024 đạt 64,9 tỷ USD, tăng 23%.

Doanh thu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin tăng khá (năm 2023: 13 tỷ USD; 6 tháng 2024: 6 tỷ USD); xuất khẩu năm 2023 đạt 7,5 tỷ USD; 6 tháng 2024 đạt gần 3 tỷ USD.

Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã đầu tư lớn tại Việt Nam, cam kết đầu tư mới và mở rộng đầu tư, nhất là trong lĩnh vực mới như điện tử, chip bán dẫn, nghiên cứu phát triển, trí tuệ nhân tạo...

Các báo cáo, ý kiến phát biểu tại Hội nghị thống nhất đánh giá có 8 kết quả nổi bật trong chuyển đổi số thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Số hóa các ngành kinh tế, công tác chuyển đổi số trong quản lý, đầu tư xây dựng, sản xuất được triển khai mạnh mẽ. Doanh thu thương mại điện tử tăng từ 13,7 tỷ USD năm 2021 lên 20,5 tỷ USD năm 2023. Hàng trăm sản phẩm OCOP đã được bán thông qua các sàn thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới, tạo sinh kế và thu nhập cao cho người nông dân.

Thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước. Tỉ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt 87%, vượt mục tiêu năm 2025 là 80%. Hiện có 9,13 triệu khách hàng sử dụng Mobile Money, trong đó 72% khách hàng tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Hệ thống thuế điện tử được xây dựng đồng bộ từ đăng ký thuế đến khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử và triển khai Hệ thống hoá đơn điện tử trên toàn quốc (xử lý 8,8 tỷ hóa đơn).

Chuyển đổi số phục vụ người dân, an sinh xã hội có bước phát triển mạnh mẽ, như đăng ký thi tốt nghiệp THPT, đăng ký xét tuyển trực tuyến trong giáo dục; liên thông dữ liệu khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, khai tử...; trong bảo hiểm xã hội (trong cao điểm COVID-19, trong 1 tháng, đã chi trả 31.836 tỷ đồng cho trên 13,3 triệu lượt người lao động qua hệ thống điện tử); 63/63 địa phương thực hiện chi trả an sinh xã hội qua tài khoản cho 1,96 triệu người với số tiền trên 8.280 tỷ đồng.

Thứ sáu, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu. Các cơ sở dữ liệu mang tính nền tảng như: Dân cư, thuế, bảo hiểm, doanh nghiệp, giáo dục và đào tạo... đã đi vào vận hành ổn định, mang lại hiệu quả tích cực.

Thứ bảy, hạ tầng số, nền tảng số được quan tâm đầu tư và có bước phát triển. 100% xã, phường, thị trấn kết nối Internet cáp quang.

Thứ tám, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá về kết quả chuyển đổi số của Việt Nam. Chỉ số Chính phủ điện tử năm 2022 xếp hạng 86/193. Chỉ số Đổi mới sáng tạo luôn duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay; năm 2023 xếp hạng 46/132. Chỉ số Bưu chính năm 2023 đạt cấp độ 6/10, xếp hạng 47/172.

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương trong chuyển đổi số- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chỉ bàn làm, không bàn lùi, khó mấy cũng phải làm

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện và trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về chuyển đổi số để thống nhất triển khai trong giai đoạn tới.

Theo Thủ tướng, việc đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia có cơ sở chính trị là Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số, Chiến lược quốc gia về dữ liệu số và Đề án 06; cùng nhiều nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ có liên quan tới vấn đề này.

Về mặt thực tiễn, đây là đòi hỏi khách quan, "chỉ bàn làm, không bàn lùi, khó mấy cũng phải làm", Thủ tướng nhấn mạnh.

Về kết quả, cơ bản đồng tình với các báo cáo và ý kiến tại Hội nghị, Thủ tướng đánh giá chuyển đổi số đã trở thành phong trào, xu thế, là yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Trong giai đoạn 2021-2024, chuyển đổi số được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, bao trùm, xuyên suốt, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thủ tướng khái quát 5 bài học kinh nghiệm quan trọng trong chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Công tác chỉ đạo, điều hành đã có kinh nghiệm hơn, lớp lang, bài bản, bám sát thực tiễn hơn, có kết quả tốt hơn. Chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người". Niềm tin của người dân và doanh nghiệp được củng cố, nâng lên, góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực phát triển mới. Chuyển đổi số rất phù hợp với phẩm chất, năng lực người Việt Nam là cần cù, ham học hỏi, linh hoạt và sáng tạo", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác Đề án 06; sự đồng lòng, ủng hộ và tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn trong chuyển đổi số. Nhiều lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương chưa coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số còn chậm, chưa đầy đủ, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.

Kinh tế số, hạ tầng số phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng; vẫn còn nhiều thôn, bản chưa có đường cáp quang; nhiều điểm lõm sóng, lõm điện. Phát triển nền tảng số, dữ liệu số chưa khắc phục được tình trạng "manh mún, cát cứ thông tin, chia cắt, co cụm dữ liệu".

Công tác an ninh mạng, an toàn thông tin nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao. Nhân lực cho chuyển đổi số, Đề án 06 còn chưa đáp ứng nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, phân bổ chưa đồng đều, nhất là nhân lực trình độ cao và trong các ngành kinh tế mới nổi. Công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội còn nhiều bất cập, chưa thường xuyên, liên tục, trọng tâm, trọng điểm.

Sau khi phân tích các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, Thủ tướng khái quát 5 bài học kinh nghiệm quan trọng.

Thứ nhất, phải huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số quốc gia.

Thứ hai, phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, phân công rõ người, rõ việc, rõ ưu tiên, rõ thời gian, rõ kết quả để dễ kiểm tra, dễ giám sát, đánh giá, dễ khen thưởng, kỷ luật phù hợp. Phải tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, "làm việc nào dứt việc đó", tăng cường phối hợp, bám sát thực tế, phản ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.

Thứ ba, phải đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, mạnh dạn thí điểm các mô hình mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phát huy mạnh mẽ đầu tư đối tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư tư.

Thứ tư, phải luôn giữ vững kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát; kiên quyết phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; đẩy mạnh truyền thông chính sách, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân.

Thứ năm, phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu; luôn cầu thị, lắng nghe phản ánh của người dân, doanh nghiệp. Phải nói thật, làm thật, để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thật những thành quả do chuyển đổi số mang lại theo tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Thủ tướng nhấn mạnh, cần mạnh dạn "tăng tốc", "bứt phá" trong chuyển đổi số với khí thế tiến công mạnh mẽ, phát huy tinh thần 5 "đẩy mạnh", 5 "bảo đảm" gắn với 5 "không" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Điều quan trọng nhất, quyết định nhất trong chuyển đổi số

Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ, điều quan trọng nhất, quyết định nhất, mang tính chiến lược, lâu dài, cơ bản là các bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải tiên phong, gương mẫu thúc đẩy chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, "đã quyết tâm rồi phải quyết tâm cao hơn, đã nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn, làm việc có trọng tâm, trọng điểm rồi phải xác định trọng tâm, trọng điểm hơn nữa, đã hiệu quả rồi phải hiệu quả hơn nữa".

Thủ tướng yêu cầu phân công công việc "rõ mục tiêu, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả" và tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, tăng cường phối hợp và kỷ luật kỷ cương hành chính, tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.

Trong đó, Thủ tướng lưu ý 5 trọng tâm gồm: (i) Phát triển nhân lực số, công dân số, kỹ năng số, tài năng số; (ii) Ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số; (iii) Phát triển hạ tầng số toàn diện nhưng phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả; (iv) Quản lý, điều hành số hóa, thông minh; (v) Khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách cho chuyển đổi số theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, giảm thủ tục phiền hà, sách nhiễu, xóa xin cho và phòng chống tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần mạnh dạn "tăng tốc", "bứt phá" trong chuyển đổi số với khí thế tiến công mạnh mẽ, phát huy tinh thần 5 "đẩy mạnh", 5 "bảo đảm" gắn với 5 "không".

"5 đẩy mạnh" gồm: (1) Đẩy mạnh thống nhất nhận thức và hành động của người lãnh đạo trong chuyển đổi số, phát huy tính tiên phong, nêu gương, đi đầu; (2) Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, để thúc đẩy chuyển đổi số, phù hợp với thông lệ quốc tế; thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số; (3) Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng số quốc gia thông suốt, phát triển nền tảng số, dữ liệu số, hệ sinh thái số thuận tiện; (4) Đẩy mạnh an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu, bảo vệ chủ quyền không gian mạng quốc gia từ sớm, từ xa; (5) Đẩy mạnh xây dựng văn hóa số, góp phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập thế giới.

"5 bảo đảm" gồm (1) Bảo đảm triển khai chuyển đổi số, Đề án 06 đồng bộ, hiệu quả tại tất cả các bộ, ngành, địa phương, các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường để người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng; (2) Bảo đảm nguồn lực cho chuyển đổi số quốc gia, nhất là đầu tư phát triển hạ tầng số, nền tảng số, đào tạo nhân lực số; (3) Bảo đảm 100% dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho người dân, tiếp cận dễ dàng, an toàn, tiện lợi, tiết giảm chi phí; (4) Bảo đảm nhân lực cho chuyển đổi số và các ngành kinh tế mới nổi, chú trọng đào tạo kĩ năng số gắn với nhu cầu thị trường; (5) Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

"5 không" gồm: (1) Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; không bàn lùi, chỉ bàn làm; (2) Không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, triển khai Đề án 06; (3) Không tiền mặt, hướng tới mọi giao dịch thông qua phương thức điện tử, phòng chống tham nhũng; (4) Không giấy tờ, hướng tới số hóa toàn diện; (5) Không để người dân, doanh nghiệp mất nhiều thời gian, công sức, chi phí tuân thủ.

Thủ tướng chỉ rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Hạ tầng số phải phát triển, đi trước một bước"

Chỉ rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng trước hết yêu cầu tiếp tục thống nhất, nâng cao nhận thức, hành động và tổ chức thực hiện của người lãnh đạo các bộ ngành, địa phương trong chuyển đổi số; theo nguyên tắc "lãnh đạo, chỉ đạo từ trên xuống nhưng tổ chức thực hiện, tháo gỡ vướng mắc phải từ dưới lên".

Thứ hai, triển khai Nghị quyết của Đảng và xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách trong chuyển đổi số.

Thứ ba, về phát triển kinh tế số, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn thương hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành "Chiến lược Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030".

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành "Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng".

Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các luật và văn bản hướng dẫn liên quan đến thương mại điện tử, nhất là Luật Bảo vệ người tiêu dùng, nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển thương mại điện tử nhằm quản lý, phát triển các nền tảng thương mại điện tử trong nước, xuyên biên giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, bảo đảm tính cạnh tranh và ngăn chặn các hành vi bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng.

Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hóa đơn điện tử đối với các giao dịch thương mại điện tử và các hoạt động livestream, dịch vụ ăn uống...

Thứ tư, về dịch vụ công trực tuyến, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tập trung triển khai phấn đấu đến hết năm 2024 đạt 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến, 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính; đến năm 2025 đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân.

Các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành, địa phương và kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia.

Thứ năm, về hạ tầng, Thủ tướng nêu rõ thời gian qua, chúng ta đã chú trọng đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng (như đường bộ cao tốc, cảng biển, cảng hàng không...); thời gian tới, chúng ta phải chú trọng đầu tư cho phát triển hạ tầng số tương xứng tầm vóc, tầm quan trọng, quan điểm là "hạ tầng số phải phát triển, đi trước một bước".

Các đại biểu dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp, nghiên cứu đầu tư thích đáng cho phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số từ nguồn vốn kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2026-2030; Bộ Tài chính tổng hợp và phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho chuyển đổi số và Đề án 06 ổn định trong giai đoạn 2026-2030. Bộ Thông tin và Truyền thông sớm nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành Kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam giai đoạn 2026-2030.

Thứ sáu, về triển khai Đề án 06, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an khẩn trương hoàn thiện đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân và Luật Dữ liệu; tham mưu xây dựng, trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 175/NQ-CP để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xác định lộ trình để đưa các tiện ích thiết yếu lên ứng dụng VNeID, nhất là hoàn thành lý lịch tư pháp, sổ sức khỏe điện tử, giấy khai sinh, kết hôn... để người dân trên cả nước được sử dụng, thụ hưởng, hoàn thành trước 31/12/2024.

Thứ bảy, về phát triển nền tảng số, dữ liệu số, nhân lực số, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045".

Thứ tám, về an ninh, an toàn thông tin, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành việc bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; rà soát, nâng cấp an ninh an toàn các hệ thống thông tin thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị mình theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp, thường xuyên đánh giá, hướng dẫn, giám sát, bảo vệ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành.

bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng phải đạt tăng trưởng 2 con số trong những năm tới

Thủ tướng yêu cầu Đà Nẵng phải đạt tăng trưởng 2 con số trong những năm tới

Ngày 21/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Tổng kiểm kê tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Tổng kiểm kê tài sản công, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Ngày 20/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có Công điện số 138/CĐ-TTg về việc thực hiện Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
Kết luận của Thủ tướng về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải

Kết luận của Thủ tướng về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
Sắp xếp tổ chức bộ máy phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, một việc chỉ giao một người và một người có thể làm nhiều việc

Sắp xếp tổ chức bộ máy phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, một việc chỉ giao một người và một người có thể làm nhiều việc

Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo.
Kiên Giang: Chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ nhân dân

Kiên Giang: Chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng phục vụ nhân dân

Chuyển đổi số đã trở thành yếu tố thiết yếu trong việc nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện chất lượng phục vụ nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tại Kiên Giang, chuyển đổi số được triển khai mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, từ chính quyền đến giáo dục và an sinh xã hội, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Mới nhất
Đọc nhiều
Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa

Điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Hà Nội dành hơn 1.500m2 đất để xây dựng nhà ở xã hội tại huyện Đan Phượng

Hà Nội dành hơn 1.500m2 đất để xây dựng nhà ở xã hội tại huyện Đan Phượng

Trong tổng diện tích 24.158,71m2 đất được UBND TP Hà Nội giao cho huyện Đan Phượng, có 1.559,07m2 đất để dùng xây dựng nhà ở xã hội.
Bị công an phát hiện nghi chở pháo lậu, đối tượng xuất trình thẻ nhà báo giả

Bị công an phát hiện nghi chở pháo lậu, đối tượng xuất trình thẻ nhà báo giả

Thấy chiếc xe đang di chuyển có biểu hiện nghi vấn nên lực lượng chức năng dừng để kiểm tra
Tin bài khác
Hà Nội dành hơn 1.500m2 đất để xây dựng nhà ở xã hội tại huyện Đan Phượng

Hà Nội dành hơn 1.500m2 đất để xây dựng nhà ở xã hội tại huyện Đan Phượng

Trong tổng diện tích 24.158,71m2 đất được UBND TP Hà Nội giao cho huyện Đan Phượng, có 1.559,07m2 đất để dùng xây dựng nhà ở xã hội.
Bộ Tài chính lấy ý kiến dự thảo đề xuất tiếp tục miễn thuế đất nông nghiệp

Bộ Tài chính lấy ý kiến dự thảo đề xuất tiếp tục miễn thuế đất nông nghiệp

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 13900/BTC-CST gửi các cơ quan liên quan để lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Hà Nội: Sắp đấu giá hơn 11.000m2 đất ở tại huyện Thường Tín

Hà Nội: Sắp đấu giá hơn 11.000m2 đất ở tại huyện Thường Tín

Trong tổng diện tích 19.727,5 m2 đất được giao, có 11.066m2 đất ở tại các ô đất có ký hiệu OM.08, OM.09... để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
Hà Nội tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội

Hà Nội tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội

UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
Hà Nội điều chỉnh quy hoạch một số khu đất xây dựng trường học ở huyện Thanh Trì

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch một số khu đất xây dựng trường học ở huyện Thanh Trì

UBND TP Hà Nội đã ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch tại một số khu đất xây dựng trường học thuộc xã Liên Ninh xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì.
Bộ Tài chính ủng hộ nhập khẩu bông rơi chải thô

Bộ Tài chính ủng hộ nhập khẩu bông rơi chải thô

Doanh nghiệp sợi OE không thể sử dụng bông rơi chải kỹ để làm nguyên liệu vì giá thành sản phẩm sẽ rất cao, không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
TP HCM: Tuyến metro số 1 sẽ phục vụ hành khách từ 10 giờ ngày 22/12

TP HCM: Tuyến metro số 1 sẽ phục vụ hành khách từ 10 giờ ngày 22/12

Ban quản lý đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh (MAUR) cho biết, 10h ngày 22/12, tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sẽ chính thức lăn bánh chuyến tàu đầu tiên phục vụ người dân.
Việt Nam SuperPortTM và Bưu điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Việt Nam SuperPortTM và Bưu điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Ngày 17 tháng 12 năm 2024 – Việt Nam SuperPortTM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Bưu điện Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng tùy chỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Á. Quan hệ đối tác chiến lược này đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường dòng chảy hàng hóa xuyên suốt khu vực, mở ra con đường thuận lợi cho các SME tiếp cận thị trường quốc tế.
Lần đầu tiên ngành thuế thu ngân sách Nhà nước trên 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành thuế thu ngân sách Nhà nước trên 1,7 triệu tỷ đồng

Theo đó, Tổng Cục thuế cho biết tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1.732.000 tỷ đồng, bằng 116,5% dự toán (vượt 245.587 tỷ), bằng 113,7% so với thực hiện năm 2023.
PVcomBank và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

PVcomBank và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

Ngày 18/12/2024, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tổ chức thành công lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa hai đơn vị, qua đó đánh dấu bước tiến quan trọng đối với việc triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.