21/6, ngày của những người làm báo. Báo Pháp luật Việt Nam xin gửi đến các bạn những dòng tâm sự nhỏ của người cầm bút, trên hành trình đưa “con chữ” đến với độc giả.
Tử tế để nghề nuôi mình mãi..
Với hơn 25 năm cầm bút, qua nhiều tờ báo lớn, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng là một cây phóng sự - điều tra giàu kinh nghiệm của làng báo Việt Nam.
Trong năm 2021, anh và đồng nghiệp của mình đã có một loạt phóng sự dài kỳ, tấn công vào các “hang ổ” phá rừng khổng lồ, các tụ điểm nuôi nhốt và buôn bán trái phép hổ cùng nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm lớn bậc nhất Việt Nam.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng.
Với hơn 25 năm làm nghề, trải qua biết bao nhiều thăng trầm trên chặng đường đưa “con chữ” đến với độc giả, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt) đã nếm đủ “Cay, Đắng, Mặn, Ngọt” với nghề, nhưng anh đúc rút ra một điều: “Hãy sống tử tế để nghề nuôi mình mãi…”.
Nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng nói về những kỉ niệm đáng nhớ trong quá trình công tác: “Đối với tôi, nghề báo vừa vất vả lại vừa đầy xúc cảm tích cực, có gì đó rất hoan hỉ khi được dấn thân, tác nghiệp và tận hiến cho cộng đồng.
Các chuyến lội rừng cả tuần, cả nửa tháng ròng đi bộ, dù vắt cạn sức mình và đôi lúc oán thán sự xông pha mạo hiểm và hại sức khỏe của mình”.
“Càng xa càng đáng nhớ - Con đèo cao nhất thế giới ở Tây Tạng. Đỉnh tuyết sơn vĩnh cửu ở Peru hơn 6.700m so với mực nước biển.
Đặc biệt là cảm giác “vui vầy” với đủ các loài hoang thú ở châu Phi. Khi tôi sải bơi từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương ở Mũi Hảo Vọng, cực Nam của châu Phi.
Nhưng nghĩ lại, nó thật đẹp và thật đáng để sống. Những chuyến vượt núi tuyết, chống lại hội chứng độ cao ở Tây Tạng, Bhutan, Thụy Sỹ, Peru các đỉnh núi cao, không khí loãng, tôi luôn có cảm giác mình đối mặt với sinh tử. Phải đeo bình ô xy.
Mệt, kiệt sức, song tôi vẫn thấy vui. Những lúc thập tử nhất sinh làm điều tra, bị đánh đầy máu me hay bị vu oan, bị thóa mạ theo đúng nghĩa.
Tôi có buồn, có bạc tóc đi; nhưng nghĩ lại: dám đối mặt thì dám chịu đựng. Tôi có niềm vui khác bù vào. Và nếu cho chọn lại, tôi vẫn chọn nghề báo, theo cái cách tôi đang làm. Một nhà báo phiêu du khắp địa cầu và làm nghề Nhà báo Điều tra.”.
Sống cống hiến với nghề
Lê Đức Hùng – Báo Điện tử VnExpress: Với những người làm báo, khi đã chọn nghề là phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, nguy hiểm, đòi hỏi bạn phải “dấn thân” để viết, sáng tác và cho ra những tác phẩm báo chí phục vụ độc giả.
Bản thân mình là một phóng viên thường trú, công việc thường đến đột xuất, không cố định. Có những lúc lúc trời mưa gió, bão lũ, bọn mình phải ra đường. Hay có những sự cố diễn ra đêm khuya, cũng phải dậy xách ba lô lên và đi, để đảm bảo tin tức.
Nhà báo Lê Đức Hùng.
Với nghề báo thì nói để cân bằng công việc và thời gian cũng rất khó nói, vì sự kiện diễn ra không theo một quy luật nào, và mình cũng không thể đoán trước được chúng, nên những ngày xảy ra sự kiện thì có thể nói là không thể cân bằng công việc và thời gian cho gia đình được.
Những kỷ niệm buồn, vui trong nghề như những thước phim quay chậm kết nối hiện tại với miền ký ức.
Tôi nhớ như tin một lần với chuyến tác nghiệp “nhanh như máy bay”, với chiếc xe máy cà tàng, trong 50 phút, tôi chạy từ thành phố Hà Tĩnh ra sân bay Vinh (Nghệ An) để tác nghiệp vụ máy bay Vietnam Airlines gặp sự cố. Bài đăng, trưởng ban bảo: "Nhanh ngang máy bay. Thank".
Thời điểm trên vừa mới ra trường, mới cộng tác với VnExpress được khoảng 6 tháng. Ngày ấy, mới đi làm, không có tiền, tôi được mẹ mua cho một chiếc xe máy Wave cũ, giá 3,5 triệu đồng. Con xe này có đặc điểm là đi phát ra tiếng động, cứ kêu lạch cạch.
Hôm ấy Hà Tĩnh đang vào Đông, trời rét buốt đến nỗi không dám chạy tay vào nước lạnh vì sợ cóng. Nghe Trưởng ban đề cập vụ việc, tôi đáp: “Dạ, em sẽ ra tiếp cận hiện trường”.
Tìm trên bản đồ, đo vị trí giữa phường Đại Nài, thành phố Hà Tĩnh nơi tôi đang cư trú với sân bay Vinh ở Nghi Liên (TP Vinh, Nghệ An) khoảng cách là hơn 70 km, đi theo quốc lộ 1A.
Lúc này, nếu bắt taxi thì có lẽ nhanh và an toàn nhất, nhưng nói thật lúc ấy tôi… không có tiền để đi taxi…Tôi chọn phương án bản thân có thể làm, nhưng hơi mạo hiểm: Chạy xe máy cà tang đi trong đêm rét ra hiện trường.
Tôi bỏ chiếc máy tính (cũng mua lại hơn 3 triệu đồng), chiếc máy ảnh siêu zoom mua mới 3,5 triệu đồng mua trên mạng vào ba lô, mặc nhiều áo, cả áo khoác lẫn áo sơ mi cho đỡ rét, nổ máy xe lúc 21h30 ngày 17/12 để đi ra sân bay Vinh tác nghiệp.
Xe chạy, điều tôi lo lắng nhất là sợ nó sẽ bị trật xích, vì ban đêm không biết tìm đâu ra quán sửa. Mà nếu có tìm ra tiệm sửa xe thì sự việc cũng đã qua mất rồi, ra đến sân bay Vinh chắc không còn hành khách nào để mà hỏi thông tin.
Ánh đèn của xe không đủ sáng khi bon bon trên quốc lộ, song tôi vẫn cố chạy nhanh, đến giờ tôi cũng không biết tốc độ mình chạy là bao nhiêu km/h, bởi bộ hiển thị km của chiếc xe đó đã hỏng ngay từ ngày mới mua về.
Tôi chỉ nhớ khi đó mình đã đổ 50.000 đồng tiền xăng. Thật may, chạy “như bay” như thế, nhưng xe máy không hề trật xích. Đến cổng sân bay Vinh là 22h40, tôi phi xe vào trong để tiếp cận hành khách.
Dựng tạm xe ở bên đường trước lối ra vào, nhìn xuống để vặn chìa khóa tắt máy. Nhưng ôi thôi, do chạy nhanh quá, chiếc chìa khóa hình gáy xoắn gắn vào ổ đã rơi từ lúc nào không hay.
Tôi lại không có chìa khóa dự phòng, nếu tắt máy thì cũng sẽ có cách, nhưng nếu tắt đi rồi, chút nữa sẽ về bằng cách nào, tôi tự hỏi.
Sau vài giây suy nghĩ, tôi quyết định để xe nổ máy như thế, dựng một bên góc đường của lối ra vào sân bay, còn mình đi vào trong sảnh tác nghiệp. Thời điểm đó tôi không lo sợ sẽ bị mất xe, chỉ đến vài ngày sau đó mới nghĩ đến.
Chạy thật nhanh vào trong sảnh chờ của sân bay Vinh, lúc này hành khách chuyến VN1266 đã xuống máy bay từ hàng chục phút trước.
Tôi khựng lại, lo lắng vì sợ họ đã về nhà hết, sẽ không thể hoàn thành công việc. Nhưng thật may, vẫn còn hai hành khách, vì người thân đến đón muộn nên họ phải nán lại chờ, và thế là xong phần tư liệu và hình ảnh cho bài viết.
Tác nghiệp xong lúc hơn 23h, tôi lúc này mới sực nhớ chiếc xe của mình vẫn đang nổ máy vì không có chìa khóa để tắt.
Trong bụng thầm nghĩ, nếu không bị dắt trộm, mà hết xăng thì cũng nguy, chắc phải đẩy bộ về mất. Thật may, lúc đi ra, chiếc xe vẫn đang nổ máy, đèn đỏ, tôi lái thật nhanh về phòng trọ của một anh đồng nghiệp, và bài viết : “Hành khách chuyến bay VN1266: ‘Tôi đã nghĩ máy bay rơi” ra đời từ đó. Sau đó, tôi tắt máy xe, sáng mai đi mua chìa khóa khác”.
Cho nên bản thân mình nghĩ, với nghề báo điều đầu tiên là niềm đam mê, dấn thân với nghề. Khi có đam mê và sự dấn thân thì bạn sẽ đặt quyết tâm theo đến cùng của vụ việc.
Nguyễn Văn Định– Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt: Gần 10 năm làm báo, tôi nhận thấy rằng nghề đã mang lại cho tôi nhiều đặc ân, nghề báo tôi được đi nhiều nơi, gặp nhiều người, tìm hiểu nhiều vùng văn hóa khác nhau.
Đặc biệt với mỗi phóng viên phụ trách mỗi lĩnh vực khác nhau thì họ còn có cơ hội học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn và phải tự biến mình thành “chuyên gia” trong lĩnh vực ấy.
Nhà báo Nguyễn Văn Định.
Phải thật long mà nói, nghề báo có khó khăn, có vất vả. Tôi đã từng trải qua những cuộc trèo đèo lội suối, những đêm không ngủ, thậm chí trên những chiếc xe máy cà tàng băng băng hàng trăm km trên những đoạn đường đầy ổ gà, ổ voi… Tôi nhớ khi mình theo mảng Thời sự - Pháp luật có những chuyến công tác “đột xuất” trong đêm từ Hà Nội đi Thanh Hoá, Yên Bái, Sơn La…
Như chuyến đi làm vụ thảm sát ở Yên Bái cách đây không lâu chúng tôi phải leo đồi núi hiểm trở vài tiếng đồng hồ mới đến hiện trường. Toàn bộ khu vực này vùng sâu vùng xa nên hoàn toàn không có sóng điện thoại, cách biệt với bên ngoài.
Lúc đó để gửi được tin bài về toà soạn chúng tôi phải ra tận đường quốc lộ. Khi đó, tôi phải vẫy nhờ tài xế xe tải chở cả đoàn phóng viên ngồi sau thùng xe để đi qua đoạn đường hiểm trở cách vài km gửi bài…. Nói chung rất nhiều kỷ niệm khó mà kể hết được. Đã làm báo thì phải luôn xác định tư tưởng đi làm bất cứ khi nào kể cả mưa gió, rét mướt…
Cho bên bản thân tôi luôn tự dặn lòng, làm báo phải luôn tôn trọng sự thật, phải có trách nhiệm với chính ngòi bút của mình. Tôi may mắn được công tác tại Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt.
Tại đây Ban biên tập cùng lãnh đạo ban, các anh chị em trong cơ quan thường xuyên có những buổi tập huấn nghiệp vụ, trau dồi những kiến thức cần thiết cho phóng viên. Điều đó giúp chúng tôi có thêm kỹ năng khi tác nghiệp những vấn đề nóng ngoài hiện trường.
Nghề báo tuy vất vả nhưng sau những bài viết một số phận kém may mắn có cơ hội được giúp đỡ, chia sẻ những câu chuyện hay trong cuộc sống, phê phán những cái tiêu cực, chưa tốt… góp phần tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội… Đó là trách nhiệm của mỗi người thì chọn nghề “người đưa tin”.
Hương Giang - VNFINANCE: Nghề báo đòi hỏi sự đam mê, nhiệt huyết, sẵn sàng lao vào biển lửa chỉ để đổi lấy bài báo có giá trị, cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác đến bạn đọc.
Đặc biệt đối với nữ giới làm báo, họ đều là những người có cá tính rất riêng biệt. Bởi nghề báo không có thời gian cố định, có khi đang ngủ họ phải lao mình ra đường lúc 1, 2 giờ sáng chỉ để kịp lên tin bài. Không những vất vả về thời gian, không gian tác nghiệp đầy nguy hiểm, cám dỗ cũng khiến cho nhiều người ái ngại, không theo được nghề. Vất vả hơn cả, chính những cô nhà báo ấy cũng đồng thời phải đảm nhận công việc chăm lo cho gia đình, con cái.
Nhà báo Hương Giang.
Không chỉ vừa phải hoàn thành công việc đúng hạn, những nhà báo ấy còn phải cân bằng thời gian giữa công việc và gia đình. Những lúc bận rộn, phải thường trực lấy tin xuyên đêm, thì gia đình chính là chỗ dựa vững chắc, tiếp thêm sức lực cho họ tiếp tục công việc.
Bản thân tôi luôn khá chủ động trong việc tự tổ chức triển khai công việc, đó cũng là lợi thế của mình. Vì vậy, mình có thể sắp xếp công việc, thời gian hợp lý để vẫn đảm bảo thời gian cho công việc mà vẫn có thời gian dành cho gia đình.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đột xuất, những công việc phát sinh ngoài kế hoạch, không nằm trong dự liệu thì mình vẫn ưu tiên cho công việc. Gia đình chị ủng hộ điều đó, và những lúc như vậy chị được chồng cũng như những người trong gia đình hỗ trợ hết mình”.
Không ngừng học hỏi, rèn giũa
Vũ Đức Quang – Báo Pháp luật Việt Nam: Hơn 10 năm trước tôi cũng từng là một phóng viên trẻ, năng động, nhiệt huyết, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào được tòa soạn giao phó nhưng… khi ấy cái tôi không có đó là sự bình tĩnh, nhận định thiếu căn cứ, khiến đề tài hỏng lên hỏng xuống.
Nhà báo Vũ Đức Quang.
Để có được thành công như ngày hôm nay là sự cố gắng không ngừng nghỉ, đánh đổi thời gian, công sức và thậm chí là sự an nguy của bản thân trước những đề tài khó, cần phơi bày bất kể những kẻ nào đứng trong bóng tối.
Đây đều là những đề tài khó khai thác bởi nguy hiểm luôn rình rập, và không phải phóng viên nào cũng đủ bản lĩnh, đủ cái gọi là “yêu nghề” để thực hiện.
Chính sự từng trải, tự mình lao vào tâm bão đã giúp cho anh có nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình tác nghiệp.
Đặc biệt việc xây dựng các mối quan hệ cá nhân, các chính trị gia, các luật sư, cũng như các mối quan hệ mới để nuôi dưỡng nguồn thông tin, kiểm chứng, làm tăng sức nặng cho bài báo của mình. Chia sẻ về kinh nghiệm với những bạn trẻ đam mê nghề báo.
Bởi lẽ, bất kỳ một mối quan hệ xã hội nào có thông tin, đó đều là nguồn tin của chúng ta. Tuy nhiên, hãy kiểm chứng chéo, ví dụ từ một nguồn tin có vụ việc phá rừng nguyên sinh tại tỉnh X. Hãy kiểm chứng nó bằng các mối quan hệ cá nhân, người dân,… tại tỉnh đó, lật tung các báo cáo của các cấp xem có vụ việc này hay không?.
Kiếm tìm các hình ảnh liên quan, tới hiện trường xác minh nội dung phá rừng, xây dựng bản đồ vụ việc… Sau khi nhận định được tính nghiêm trọng của vụ việc, hãy xây dựng kế hoạch báo cáo chi tiết để tài với Ban biên tập, để nhận được định hướng đúng đắn nhằm lột trần cái xấu và đưa những cá nhân nấp “trong bóng tối” đó ra chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của mình”.
Mỗi nhà báo và mỗi câu chuyện “làm nghề” đặc biệt phía sau. Nhưng ở họ đều có chung lòng say đắm với chân lý và khát vọng làm điều hữu ích cho đời. Đó là dây leo giúp giữ cái đầu lạnh, ngay cả khi trái tim mình đang rực lửa yêu thương.
Bởi đôi khi với những nhà báo, đôi khi cái bắt tay, lời cảm ơn của bạn đọc là niềm tự hào tột cùng của người làm báo, sẽ chẳng có món quà nào vinh dự hơn lời cảm ơn từ độc giả.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thanh Hóa vừa tạm giữ hình sự Nguyễn Thế Bắc (SN 1980) và vợ là Hoàng Thị Châu Loan (SN 1989), chủ quán karaoke 678, đường Nguyễn Huy Hiệu, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) về hành vi cướp tài sản.
Chiều 25/12, 17 bị cáo trong phiên toà xét xử vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2 được Hội đồng xét xử cho nói lời sau cùng trước khi bước vào phần nghị án.
Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với vụ bắt giữ hàng ngàn bao thuốc lá nhập lậu.
Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa có Quyết định khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (sinh năm 2003), trú tại xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu - Nghệ An) về hành vi vận chuyển trái phép 2 kg ma túy.
TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Lương Trọng Tấn nguyên là cán bộ UBND huyện Tương Dương. Ngày 14/7/2009, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương ra Quyết định truy nã số 09 đối với Tấn về tội Mua bán trái phép chất ma túy và trốn khỏi nơi giam giữ.
VKSND huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp tài xế bất cẩn, cán tử vong một nữ công nhân đang dừng đỗ nghe điện thoại trong khu công nghiệp.
Ngày 18/01/2012, Nay Nhíp chở cháu R đi ngang qua Nghĩa trang, lúc này, Nhíp nảy sinh thú tính với cháu R nên đã dùng vũ lực khống chế rồi đưa cháu R vào khu vực nghĩa trang rồi giở trò đồi bại
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.