Bộ Nội vụ đang dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định những người là công chức, theo đó đề xuất thu hẹp “khu vực” hoạt động của công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Tin nên đọc
Tuyển dụng cán bộ, công chức cần xuất phát từ nhu cầu thực tế của mỗi cơ quan, tổ chức
Tăng lương công chức thêm 90.000 đồng/tháng từ 1/7
Bãi bỏ các khoản thu nhập ngoài lương của công chức
Xoá bỏ lương cơ sở, xây dựng 5 bảng lương mới với công chức
Nhiều công chức không được tính trong tổng số biên chế công chức
Theo Điều 11 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định về công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập, thì “Đơn vị sự nghiệp công lập” nói tại Nghị định này là các tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, cơ quan Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác pháp luật quy định.
|
Ảnh minh họa. |
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 06/2010/NĐ-CP thì công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm 4 nhóm.
Thứ nhất là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ.
Thứ hai là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc Tổng cục, Cục và tương đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức chính trị-xã hội cấp tỉnh:
Huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thứ tư là người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, theo Bộ Nội vụ, do đơn vị sự nghiệp không thực hiện chức năng quản lý nhà nước, không thực hiện hoạt động công vụ nên công chức trong bộ máy lãnh đạo quản lý đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay không được hưởng phụ cấp công vụ và không tính trong tổng số biên chế công chức.
Mặt khác, công chức trong bộ máy lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và thực hiện hoạt động nghề nghiệp thì không muốn chuyển sang giữ ngạch công chức, từ đó dẫn đến vướng mắc, không thống nhất trong việc thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng cơ chế quản lý đối với đối tượng này.
Xác định lại nhóm “đơn vị sự nghiệp công lập” có công chức
Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã xác định không thực hiện chế độ công chức trong đơn vịsự nghiệp công lập (trừ các đơn vị phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước).
Do vậy, Bộ Nội vụ cho rằng, việc nghiên cứu sửa đổi quy định về việc xác định đối tượng là công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý trong đơn vịsự nghiệp công lập là cần thiết.
Dự thảo Nghị định đề xuất sửa đổi Điều 11 Nghị định 06/2010/NĐ-CP về xác định công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng: Chỉ xác định công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm 100% kinh phí hoạt động thường xuyên để phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước.
Các đơn vị này bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ thành lập; Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòngChủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội.
Nhóm đơn vị sự nghiệp công lập này còn có đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chính sách, chiến lược thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ tổ chức đào tạo lý luận chính trị - hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp tỉnh, cấp huyện.
Dự thảo nêu rõ, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp quy định trên bao gồm:
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị- xã hội, Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh ủy, thành ủy, UBND cấp tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy…