Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

“Quyền im lặng là quyền không buộc phải nhận mình có tội”

Hình sự & tố tụng hình sự
28/04/2016 10:29
Hồng Thúy
aa
Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2015 với rất nhiều quy định mới có ảnh hưởng và tác động tích cực đến việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016 tới đây.


Báo Pháp Luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý về vấn đề này.

Nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng về quyền bào chữa

 Ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý.
Ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý.

Với trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật hiện nay, người dân rất khó khăn trong việc tự bảo vệ các quyền và lợi ích của mình trong tố tụng hình sự. BLTTHS năm 2015 có quy định gì mới để bảo vệ người dân thực hiện tốt nhất quyền bào chữa của mình?

- Để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền bào chữa, bảo đảm quyền bào chữa. So với BLTTHS hiện hành, quy định về quyền bào chữa, đảm bảo quyền bào chữa trong BLTTHS năm 2015 có những sửa đổi, bổ sung rất quan trọng.

Chẳng hạn, thay vì những quy định có tính chất tản mạn (03 điều luật) về một số vấn đề liên quan đến quyền bào chữa, BLTTHS năm 2015 đã pháp điển hóa một cách khá toàn diện, đầy đủ các quy định về quyền bào chữa, bảo đảm quyền bào chữa tại một chương riêng (Chương V).

Bộ luật cũng mở rộng chủ thể được đảm bảo quyền bào chữa, theo đó, ngoài 03 chủ thể đã được bảo đảm quyền bào chữa: Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt cũng được đảm bảo quyền bào chữa (Điều 58).

Bên cạnh đó, mở rộng và chính thức ghi nhận địa vị pháp lý của trợ giúp viên pháp lý là một trong các loại người bào chữa.

Theo đó, với BLTTHS năm 2015, người bào chữa có thể là: luật sư, người đại diện của người bị buộc tội, bào chữa viên nhân dân và trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Đặc biệt, BLTTHS mở rộng diện người bào chữa theo chỉ định, theo đó cơ quan tiến hành tố tụng bắt buộc phải chỉ định người bào chữa cho bị can, bị cáo bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mà BLHS quy định mức cao nhất là 20 năm tù, thay vì mức cao nhất là tử hình như quy định của BLTTHS năm 2003.

Bộ luật cũng quy định thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng sớm hơn (kể từ khi có người bị bắt) thay vì tham gia từ khi có quyết định tạm giữ như hiện nay (Điều 74).

Đồng thời, ngay từ giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, luật sư có quyền tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố (Điều 83).

Ngoài ra, còn nhiều quy định mới khác có lợi cho người dân như chuyển đổi thủ tục “cấp giấy chứng nhận người bào chữa” bằng thủ tục “đăng ký bào chữa”; bổ sung người thân thích của người bị buộc tội có quyền mời người bào chữa, thay vì chỉ có người bị buộc tội và người đại diện hợp pháp của họ có quyền mời người bào chữa (Điều 75); quy định rõ trách nhiệm của người bào chữa v.v…

Người dân rất quan tâm tới “quyền im lặng” của bị can, bị cáo. Ông có thể giải thích quyền được im lặng có phải là quyền không trả lời những câu hỏi của Công an, của Toà án? Khi thực hiện quyền được im lặng có bị coi là “ngoan cố, không khai báo thành khẩn” không?

- Quyền im lặng hay còn gọi là quy tắc Miranda là một quyền của con người được ghi nhận đầu tiên trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ trên cơ sở phán quyết của Tòa án Tối cao năm 1966 về vụ án của Ernesto Miranda (vụ án về bắt cóc và cưỡng dâm).

Nội dung của quyền im lặng gắn liền với quyền tự do và an toàn cá nhân của người bị buộc tội và được xác định trong Công ước của Liên Hợp quốc năm 1966 về quyền dân sự và chính trị.

Theo các chuẩn mực quốc tế và pháp luật các quốc tế đã ghi nhận về “quyền im lặng”, có thể xác định quyền im lặng có các nội dung cơ bản sau: (i)Nghi phạm có quyền không bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội; (ii) Nghi phạm có quyền có luật sư để hỗ trợ pháp lý nói chung, lấy lời khai nói riêng và (iii) Nghi phạm có quyền có luật sư chứng kiến khi lấy lời khai. Các quyền nói trên của nghi phạm sẽ làm phát sinh nghĩa vụ của điều tra viên, công tố viên, những người này có trách nhiệm giải thích cho người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo về những quyền đó trước khi lấy lời khai.

Các lời khai của người bị buộc tội đưa ra thiếu sự cảnh báo này không được coi là chứng cứ buộc tội tại phiên xét xử (không hợp pháp). Tuy nhiên, quyền im lặng không loại trừ quyền khai báo của người bị buộc tội.

Người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo có quyền khai báo sau khi được giải thích về quyền im lặng. Việc nhận tội của bị can, bị cáo luôn được xem là tình tiết giảm nhẹ trong quyết định hình phạt đối với bị cáo.

Pháp luật TTHS của Việt Nam trước kia, hiện hành cũng như trong BLTTHS năm 2015 không trực tiếp ghi nhận quyền này. BLTTHS năm 2015 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1 Điều 13).

“Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyên tiến hành tố tụng. Người bị ̀ buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội” (Điều 15).

Ngoài ra, trong pháp luật TTHS cũng đã có những quy định gián tiếp thể hiện một số nội dung của quyền im lặng, ví dụ như quy định về việc người bào chữa có quyền có mặt khi hỏi cung bị can, BLTTHS năm 2015 cũng quy định tại phiên tòa, trong giai đoạn xét hỏi, nếu khi được hỏi bị cáo không trả lời thì HĐXX chuyển sang hỏi người khác, các quy định về quyền bào chữa, BLHS không coi hành vi từ chối khai báo hoặc khai báo không đúng sự thật của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là tội phạm…

Đặc biệt, trong BLTTHS năm 2015 đã chính thức ghi nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo quyền được “trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

Đây có thể được coi là một nội dung của quyền im lặng, quy định này nhằm bảo đảm tính minh bạch của pháp luật, tạo sự nhận thức thống nhất trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung.

Do đó, xét về bản chất, có thể hiểu quyền im lặng không hẳn là quyền không nói gì mà bản chất là quyền không buộc phải khai báo những điều bất lợi cho bản thân, không buộc phải nhận mình có tội.

Quyền im lặng có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với quyền bào chữa, bổ sung cho nhau để bảo đảm cho tố tụng hình sự được tiến hành đúng đắn, khách quan, tránh làm oan người vô tội.

Quyền nhờ người khác bào chữa là một phần cụ thể của quyền im lặng và quyền im lặng là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, hạn chế được oan sai trong TTHS.

Như vậy, trong trường hợp nói trên, cần hiểu quyền im lặng đó là quyền không trả lời những câu hỏi của Công an, Tòa án, khai báo về những vấn đề bất lợi cho bản thân, không buộc phải nhận tội.

Trên thực tế cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng luôn mong đợi sự hợp tác của người bị buộc tội, nhưng nếu không nhận được sự hợp tác tích cực của người bị buộc tội thì cũng không thể coi đó là tình tiết tăng nặng được.

Bộ luật Hình sự hiện hành cũng không coi người bị buộc tội không trả lời cơ quan, người tiến hành tố tụng những vấn đề bất lợi cho bản thân, không buộc phải nhận tội hay “ngoan cố, không khai báo thành khẩn” là tình tiết tăng nặng.

Sẽ thường xuyên tiếp xúc và lắng nghe ý kiến cử tri

Được biết, ông đã được Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội chuyên trách, ông có thể cho biết ông được giới thiệu về ứng cử tại địa bàn nào không ạ?

- Tôi được Hội đồng Bầu cử quốc gia giới thiệu về ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV tại đơn vị bầu cử số 3, gồm thành phố Bảo Lộc, huyện Cát Tiên, huyện Bảo Lâm, huyện Đạ Tẻh, huyện Đạ Huoai của tỉnh Lâm Đồng.

Ông có đặt ra cho mình một chương trình hành động hay một mục tiêu cụ thể nào để đại diện cho người dân sẽ tin tưởng bỏ phiếu cho ông không?

- Là một trong ba ứng cử viên được Hội đồng Bầu cử quốc gia giới thiệu về ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV tại tỉnh Lâm Đồng, đây là vinh dự to lớn đối với tôi và cũng là cơ hội để tôi được gần gũi với nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

Tôi ý thức rằng Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyền quyết định các vấn đế quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Là đại biểu Quốc hội sẽ có điều kiện tốt nhất làm cầu nối giữa cử tri và Quốc hội, chuyển tải trung thực, chính xác tâm tư, nguyện vọng của cử tri cả nước, đặc biệt là cử tri nơi mình đại diện, góp phần để Quốc hội thực hiện tốt nhất chức năng của mình.

Với kinh nghiệm gần 20 năm là công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng pháp luật, khảo sát, tiếp xúc trực tiếp với người dân trên nhiều vùng, miền trong cả nước, nhất là các đồng bào dân tộc thiểu số nên tôi thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhiều tầng lớp nhân dân.

Nếu được các quý vị cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội, tôi sẽ cố gắng làm tốt nhiệm vụ của một đại biểu Quốc hội. Trân trọng cảm ơn ông và chúc ông nhận được sự tín nhiệm, ủng hộ của cử tri!

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Đây là vấn đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tại phiên họp sáng 9/10, cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Báo Pháp luật Việt Nam trở lại Lào Cai tiếp tục sẻ chia cùng đồng bào vùng lũ

Báo Pháp luật Việt Nam trở lại Lào Cai tiếp tục sẻ chia cùng đồng bào vùng lũ

Sáng 2/10, Đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam do Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập làm trưởng đoàn trở lại Lào Cai trao tặng những phần quà ý nghĩa hỗ trợ học sinh tại các điểm bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đối tượng Tâm đã lập 22 dây hụi rồi rủ người dân tham gia, đóng tiền. Sau đó, người này đã chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Tin bài khác
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đến tháng 4/2023, nhiều người đến đòi tiền hụi nhưng Tâm mất khả năng chi trả và tuyên bố vỡ hụi. Số tiền Tâm chiếm đoạt trong vụ việc khoảng 2,2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Người phụ nữ mất gần 3 tỷ đồng sau cuộc điện thoại của đối tượng giả danh Công an

Nhận được cuộc gọi từ số máy lạ của đối tượng tự xưng là Công an, sau đó chị T đã thực hiện các thao tác theo hướng dẫn của đối tượng và bị đối tượng lừa chiếm đoạt số tiền gần 3 tỷ đồng.
Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Xuyên đêm truy bắt 15 đối tượng gây náo loạn đường phố Thủ đô

Phát hiện nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy có hành vi phóng nhanh, lạng lách... gây náo loạn đường phố, Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự xuyên đêm truy lùng, bắt giữ toàn bộ các đối tượng.
Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Bình Dương: Gửi bạn tiền nhờ mua đất, bị chiếm đoạt mất gần 24,5 tỷ đồng

Ngày 19/10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương thông tin về việc truy nã đối với Khổng Thị Thanh (SN 1972; KHKTT: khu phố Bình Thuận 2, phường Thuận Giao, TP Thuận An, Bình Dương) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Tập đoàn Hà Đô bị phạt gần 4,5 tỷ đồng do vi phạm về thuế

Do những vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế, Tập đoàn Hà Đô bị Tổng cục Thuế ra quyết định xử phạt 4,49 tỷ đồng đồng.
Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Bắt giữ nghi phạm giết người, cướp tài sản phi tang thi thể nạn nhân xuống mương nước

Sau khi gây án, Huỳnh Trung Quân đã lấy tiền, trang sức và điện thoại của nạn nhân, sau đó phi tang thi thể xuống mương nước và về nhà người thân ẩn náu thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Bắt giữ đối tượng cho vay nặng lãi 730%/năm

Mức lãi suất Ngân đưa ra khi cho vay nặng lãi là từ 15% đến 20% trên số tiền vay, tương ứng với mức lãi suất cao nhất là 730%/năm.
Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Bắt Giám đốc lừa đảo đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tài sản

Nguyễn Trọng Khỏe đăng tải trên trang mạng xã hội facebook, zalo cá nhân các bài viết, hình ảnh hoạt động tuyển dụng, đưa người Việt Nam đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản và một số nước châu âu theo diện du học sinh, kỹ sư...
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.