Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 31 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 27 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 31°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 27°C

Quảng Ninh phát huy toàn diện thế mạnh của một "Việt Nam thu nhỏ"

Dân sự & tố tụng dân sự
14/02/2023 14:49
Văn Đại
aa
Chiều 12/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đánh giá kết quả phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.


Mời đây (chiều 12/2) vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đánh giá kết quả phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, giải quyết kiến nghị, khó khăn, vướng mắc nhằm hỗ trợ Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững.

Cùng dự cuộc làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc.

555

Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Quảng Ninh (ảnh chinhphu.vn)

Những thành tựu ấn tượng của Quảng Ninh

Báo cáo và các ý kiến phát biểu tại cuộc làm việc đánh giá, trong giai đoạn 2011-2020, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ của Trung ương và phát huy bản lĩnh, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần năng động, sáng tạo, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh", thực hiện thành công 3 đột phá chiến lược, đạt những thành tựu rất ấn tượng.

Quảng Ninh đã và đang vươn lên trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới, sáng tạo của vùng, một cực tăng trưởng của khu vực phía bắc…

Thời gian qua, Quảng Ninh đạt được những kết quả rất quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế liên tục tăng trưởng cao và ổn định; GRDP tăng trưởng 2 con số trong 7 năm liên tiếp 2016-2022; trong đó năm 2020 đạt 10,05%, năm 2021 và năm 2022 đều đạt 10,28% trong bối cảnh dịch COVID-19 (xếp thứ 13/63 toàn quốc và 3/7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững, chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh". Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, hết năm 2022 ước đạt 269 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt trên 8.200 USD, cao nhất khu vực phía bắc; năng suất lao động tăng trên 13%.

Tổng thu NSNN giai đoạn 2020-2022 đạt trên 156,2 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt trên 117,8 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân khoảng 10%/năm và luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước.

Tổng chi đầu tư phát triển đạt trên 48,3 nghìn tỷ đồng, tỉ lệ giải ngân hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch; tỉ trọng chi đầu tư tăng lên, đạt khoảng 57-58% tổng ngân sách.

Trong khó khăn, tỉnh đã có nhiều cách làm hiệu quả để huy động nguồn lực thông qua hợp tác công tư. Giai đoạn 2020-2022, tổng thu hút vốn ngoài ngân sách đạt trên 475,2 nghìn tỷ đồng, trong đó FDI đạt 2,15 tỷ USD, tăng bình quân 54%/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt gần 267 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân 10%/năm; bình quân mỗi năm thành lập mới khoảng 2 nghìn doanh nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7.684 triệu USD, tăng bình quân trên 9%/năm.

Tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu cả nước 5 năm liên tiếp từ 2017-2021. Tỉnh đã hoàn thành, đưa vào khai thác nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng, phá thế "độc đạo" của Quảng Ninh khi trước đây chỉ có Quốc lộ 18, trở thành địa phương có số km đường cao tốc lớn nhất cả nước hiện nay (176/1.046 km), cùng với sân bay, cảng biển, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng và hợp tác hội nhập quốc tế, mở ra cơ hội và không gian phát triển mới.

Công tác quy hoạch, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biển đổi khí hậu được quan tâm. Tỉ lệ đô thị hóa cao, đạt trên 67,5%, đứng thứ 5 cả nước. Tỉ lệ che phủ rừng đạt khoảng 55%.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân được đặc biệt quan tâm. Đến hết năm 2022, đã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hoàn thành trước 3 năm chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Khởi công và triển khai nhiều dự án nhà ở xã hội với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Lĩnh vực văn hóa được chú trọng; nhiều di tích văn hóa được đầu tư bảo tồn, tôn tạo. Tổ chức thành công nhiều sự kiện đối ngoại, văn hóa, du lịch, thể thao quy mô quốc tế, khu vực, quốc gia.

Quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; năng lực lãnh đạo của cấp đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên.

Tới năm 2025 trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký cho biết, tỉnh đặt mục tiêu tới năm 2025 trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía bắc, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 10%/năm. GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 10.000 USD.

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Tỉnh xác định ba khâu đột phá giai đoạn 2020-2025 là: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động có kỹ năng gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số; đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông, tổng thể; xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh.

Tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng, phát triển Quảng Ninh là tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu; duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP của cả giai đoạn 2025-2040 khoảng 10%; GRDP bình quân đầu người trên 15.000 USD; khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng - an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Đến năm 2045, Quảng Ninh là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực và quốc tế; một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là dịch vụ, du lịch, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, có sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; phát triển kinh tế hài hòa giữa các khu vực đô thị và nông thôn; đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Quảng Ninh, góp phần triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, các nghị quyết chuyên đề của Trung ương, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cả nước.

Bên cạnh đó, Thủ tướng nêu rõ một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức của tỉnh. Việc đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh" sẽ ngày càng khó hơn. Huy động nguồn lực thông qua hợp tác công tư có dấu hiệu chững lại.

Chênh lệch giàu nghèo, chất lượng sống là vấn đề trăn trở khi nông nghiệp đóng góp tỉ trọng nhỏ trong GRDP nhưng số người làm nông nghiệp, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… chiếm tỉ lệ lớn trong dân số.

Xung đột giữa khai thác than và phát triển du lịch vẫn tạo ra những vấn đề lớn về vệ sinh, môi trường cần giải quyết. Vệ sinh, môi trường vẫn là vấn đề lớn. Cần xử lý tốt hơn mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng.

Thủ tướng và các đại biểu dành nhiều thời gian phân tích về các tiềm năng, lợi thế, khác biệt của tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, với diện tích đất liền hơn 6,1 nghìn km2 và trên 6 nghìn km2 mặt biển, dân số khoảng 1,34 triệu người, Quảng Ninh như một "Việt Nam thu nhỏ", hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển KTXH.

Tỉnh có vị trí địa lý quan trọng; là địa phương duy nhất trong cả nước có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc; luôn được Trung ương xác định có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Tỉnh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc; có nhiều khu kinh tế, trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Quảng Ninh có lợi thế kinh tế biển, nhất là về cảng biển, logistics; đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản với nhiều ngư trường, bãi cá có sản lượng cao, thuận tiện cho khai thác. Có hơn 2 nghìn hòn đảo, chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km.

Tỉnh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, có danh thắng nổi tiếng là vịnh Hạ Long vừa là di sản thiên nhiên thế giới, vừa là kỳ quan thiên nhiên thế giới, là địa điểm du lịch lý tưởng. Tài nguyên giàu có, có đủ địa hình đồng bằng, trung du, đồi núi, biển, biên giới, hải đảo. Quỹ đất dồi dào, nhất là diện tích rừng và đất rừng, than đá trữ lượng lớn...

Quảng Ninh có nền văn hóa đa dạng, phong phú, lâu đời với nét đặc sắc, độc đáo của 22 dân tộc thiểu số. Đặc biệt, Quảng Ninh có Yên Tử- nơi phát sinh thiền phái Trúc Lâm với Phật hoàng Trần Nhân Tông. Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng. Người dân Quảng Ninh có truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất, kiên cường, là một trong những cái nôi của phong trào công nhân, nơi rèn luyện và giác ngộ ý thức giai cấp cho các chiến sĩ cách mạng kiên trung.

Sáng cùng ngày, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng với chủ đề "Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững".

Hội nghị là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Vùng Đồng bằng sông Hồng, mở ra "cơ hội mới đột phá" cho vùng đất là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng và là trung tâm chính trị, kinh tế, đi đầu cả nước về văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số,… dẫn dắt nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước.

bài liên quan
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 10/6/2025 về việc tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng.
Công điện của Thủ tướng về chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Công điện của Thủ tướng về chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 10/6/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Quảng Ninh là điểm đến được nhiều du khách tàu biển yêu thích

Quảng Ninh là điểm đến được nhiều du khách tàu biển yêu thích

Với lợi thế cơ sở hạ tầng đồng bộ, có cảng tàu du lịch chuyên biệt, Quảng Ninh nằm trong hải trình được nhiều du khách yêu thích.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày

Đó là một trong những nội dung quan trọng được Thủ tướng Chính phủ nêu rõ Chỉ thị số 17/CT-TTg về việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em, học sinh.
Công điện của Thủ tướng về đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại

Công điện của Thủ tướng về đấu tranh, ngăn chặn hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thủ tướng nêu 10 giải pháp để phát triển kinh tế bứt phá trong 6 tháng cuối năm

Thủ tướng nêu 10 giải pháp để phát triển kinh tế bứt phá trong 6 tháng cuối năm

Ngày 4/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2025 về tình hình kinh tế - xã hội, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trong tháng 5 và 5 tháng năm 2025; các nhiệm vụ trọng tâm tháng 6/2025 và trong thời gian tới.
Mới nhất
Đọc nhiều
Tháo nút mặt bằng, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu mắc mưa triền miên

Tháo nút mặt bằng, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu mắc mưa triền miên

Giữa tháng 6, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai gặp khó vì mưa lớn kéo dài, khiến nhiều hạng mục thi công, đặc biệt là đắp nền, buộc phải tạm dừng, làm tiến độ bị chậm đáng kể.
Mỗi năm, Liên bang Nga dành cho Việt Nam 1.000 suất học bổng

Mỗi năm, Liên bang Nga dành cho Việt Nam 1.000 suất học bổng

Cục Hợp tác quốc tế - Bộ GD&ĐT đã làm việc với các đơn vị liên quan phía Nga để tuyển sinh đủ số lượng là 1.000 sinh viên để đưa sang Liên bang Nga đào tạo.
Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam sinh hoạt chuyên đề tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp

Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam sinh hoạt chuyên đề tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp

Sáng 13/6, tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp, Đảng bộ Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Về nguồn”.
Tin bài khác
Tháo nút mặt bằng, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu mắc mưa triền miên

Tháo nút mặt bằng, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu mắc mưa triền miên

Giữa tháng 6, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai gặp khó vì mưa lớn kéo dài, khiến nhiều hạng mục thi công, đặc biệt là đắp nền, buộc phải tạm dừng, làm tiến độ bị chậm đáng kể.
Mỗi năm, Liên bang Nga dành cho Việt Nam 1.000 suất học bổng

Mỗi năm, Liên bang Nga dành cho Việt Nam 1.000 suất học bổng

Cục Hợp tác quốc tế - Bộ GD&ĐT đã làm việc với các đơn vị liên quan phía Nga để tuyển sinh đủ số lượng là 1.000 sinh viên để đưa sang Liên bang Nga đào tạo mỗi năm.
Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn TP Hà Nội

Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn TP Hà Nội

Ngày 12/6, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 164/KH-UBND về Triển khai Nghị quyết số 93/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 337-KH/TU của Thành uỷ Hà Nội về thực hiện Kết luận số 132-KL/TW ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Xử lý nghiêm cơ sở khám, chữa bệnh quảng cáo dịch vụ không đúng

Hà Nội: Xử lý nghiêm cơ sở khám, chữa bệnh quảng cáo dịch vụ không đúng

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có) đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không đúng hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn dưới mọi hình thức.
Tăng cường quản lý chất lượng công trình và đảm bảo an toàn thi công xây dựng theo Chỉ thị số 03/CT-BXD

Tăng cường quản lý chất lượng công trình và đảm bảo an toàn thi công xây dựng theo Chỉ thị số 03/CT-BXD

Ngày 12/6, UBND Thành phố ban hành Công văn số 3450/UBND-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và an toàn trong thi công xây dựng.
Từ 01/7/2025, cá nhân có quyền lựa chọn thực hiện thủ tục hộ tịch tại nơi cư trú hoặc nơi khác

Từ 01/7/2025, cá nhân có quyền lựa chọn thực hiện thủ tục hộ tịch tại nơi cư trú hoặc nơi khác

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 120/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Dịch sốt xuất huyết tại TP HCM tăng so với cùng kỳ năm 2024

Dịch sốt xuất huyết tại TP HCM tăng so với cùng kỳ năm 2024

Từ ngày 1/5/2025 – 12/6/2025, TP HCM ghi nhận 766 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue nhập viện và điều trị.
Danh mục 10 nhóm công nghệ chiến lược

Danh mục 10 nhóm công nghệ chiến lược

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 12/6/2025 ban hành Danh mục công nghệ chiến lược và sản phẩm công nghệ chiến lược.
Làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, nhân viên khi thực hiện sắp xếp cơ quan Quân sự địa phương

Làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, nhân viên khi thực hiện sắp xếp cơ quan Quân sự địa phương

Cơ quan quân sự địa phương là cơ quan thường trực công tác quốc phòng của địa phương, có chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cùng cấp tổ chức thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Uống rượu ngâm rễ cây, 2 người đàn ông tại Nghệ An tử vong

Uống rượu ngâm rễ cây, 2 người đàn ông tại Nghệ An tử vong

Sau khi ăn cơm, uống rượu ngâm rễ cây tại nhà anh O.V.N., anh T.V.H. về nhà thì tử vong. Chủ nhà tử vong sau đó khi trên đường đến Trung tâm Y tế huyện.