Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 25 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 25°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Phục dựng hàng loạt di tích đường lên Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Văn hóa
08/10/2018 15:13
Anh Thế
aa
UBND tỉnh Bắc Giang đang triển khai bảo tồn và phục dựng hàng loạt di tích Phật giáo hàng trăm năm tuổi dọc con đường hoằng dương Phật pháp lên non thiêng Yên Tử tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trong đó tiêu biểu có chùa Vĩnh Nghiêm, di tích quốc gia đặc biệt, là nơi phát tích và sự hưng thịnh của Phật giáo thế kỷ XI đến XIV.


Nhằm quảng bá các di sản văn hoá và thu hút đầu tư, UBND tỉnh Bắc Giang đang gấp rút chuẩn bị tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch năm 2018.

Riêng về tiềm năng phát triển du lịch tâm linh, tỉnh Bắc Giang có hệ thống đình, chùa phong phú và đa dạng với 2.237 di tích lịch sử, văn hóa trải khắp trên địa bàn toàn tỉnh, hiện có 711 di tích được xếp hạng, trong đó 101 di tích cấp quốc gia và 583 di tích cấp tỉnh.

Phục dựng hàng loạt di tích đường lên Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm đã được vinh danh là Di sản Tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm đã được vinh danh là Di sản Tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Một số di tích tiêu biểu như: Di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) là chốn tổ thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập thế kỷ XIII, nơi lưu giữ kho Mộc bản với 3.050 bản đã được vinh danh là Di sản Tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đặc biệt, cùng với việc thực hiện Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch năm 2018, UBND tỉnh Bắc Giang đang triển khai việc phục dựng con đường lên non thiêng Yên Tử tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng việc khai quật, phục dựng, bảo tồn hàng loạt các di tích Phật giáo vô gía có tuổi đời từ vài trăm đến cả nghìn tuổi dọc tuyến đường Tây Yên Tử này.

Theo thông tin chính thức từ Sở Văn hoá, thể thao và du lịch (VHTT&DL) tỉnh Bắc Giang sau khi khảo cứu lịch sử và những di tích đã được khai quật, sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu tập thì sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) là con đường hoằng dương Phật pháp của người. Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông rời kinh thành thượng sơn từ sườn Tây Yên Tử, nhập niết bàn trên núi Ngọa Vân. Sư tổ Pháp Loa và đệ tam Huyền Quang cũng theo con đường phía Tây Yên Tử hành đạo Phật sự của Trúc Lâm.

Phục dựng hàng loạt di tích đường lên Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Những hiện vật được khai quật tại Chùa Yên Mã thuộc xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam với quần thể nền móng các công trình kiến trúc đồ sộ: tam bảo, giếng nước cổ, nhà khách, nhà bếp, dấu chân Phật... Cùng với Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, chùa Yên Mã là công trình kiến trúc chùa tháp có quy mô lớn, bề thế do nhà sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm xây dựng hồi đầu thế kỷ XIII.
Những hiện vật được khai quật tại Chùa Yên Mã thuộc xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam với quần thể nền móng các công trình kiến trúc đồ sộ: tam bảo, giếng nước cổ, nhà khách, nhà bếp, dấu chân Phật... Cùng với Yên Tử, Vĩnh Nghiêm, chùa Yên Mã là công trình kiến trúc chùa tháp có quy mô lớn, bề thế do nhà sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm xây dựng hồi đầu thế kỷ XIII.

Các hòa thượng tiền bối Trúc Lâm cho mở mang, xây dựng chùa tháp, phát triển đạo Phật rộng khắp ở vùng Bắc Giang. Chứng tích với hàng trăm công trình xây dựng kiến trúc thời Trần trong hơn 2000 di tích lịch sử - văn hóa ở đây. Huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động (Bắc Giang) có nhiều ngôi chùa thiêng như các chùa: Am Vãi, Bình Long, Yên Mã, Sơn Tháp, Đám Trì, Hồ Bấc.

Đặc biệt, Chùa Vĩnh Nghiêm ở huyện Yên Dũng (Bắc Giang) là Di tích quốc gia đặc biệt, có Mộc bản được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Từ đó, cho thấy Tây Yên Tử nơi phát tích và sự hưng thịnh của Phật giáo thế kỷ XI đến XIV, từng là Trung ương của Phật giáo thiền phái Trúc Lâm.

Theo Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó Dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử thuộc danh mục dự án ưu tiên.

Năm 2015, ba địa phương dưới chân Yên Tử đã thống nhất trình Chính phủ định danh "Quần thể di tích nhà Trần và Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử tại Quảng Ninh - Bắc Giang - Hải Dương" là một chuỗi kiến trúc công trình văn hóa, không đơn lẻ như trước. Không gian lập hồ sơ được điều chỉnh lại gồm 4 cụm di tích thuộc 3 tỉnh, cụ thể: Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh); Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh); Khu Di tích lịch sử, văn hóa Thanh Mai - Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương); Khu di tích Tây Yên Tử (Bắc Giang). Như vậy là sườn Tây Yên Tử có chỗ đứng, con đường hoằng dương Phật pháp đặt lại đúng vị thế.

Sơ đồ vị trí phục dựng các ngôi chùa cổ và tuyến đường hành hương lên “nong thiêng” Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Sơ đồ vị trí phục dựng các ngôi chùa cổ và tuyến đường hành hương lên “nong thiêng” Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Sau khi khảo cứu, Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang cho biết: Từ chùa Vĩnh Nghiêm ngược lên sườn Tây Yên Tử là chính là nơi phật pháp Trúc Lâm được hoằng dương rộng rãi, phát triển rộng khắp ở Bắc Giang. Nhờ vậy, hàng trăm công trình kiến trúc chùa tháp thời Trần được xây dựng. Ngoài những ngôi chùa ở dưới đồng bằng như Vĩnh Nghiêm, Cổ Mân, Bảo An, Khám Lạng….là một loạt các ngôi chùa được dựng trên núi cao cảnh đẹp, Những ngôi chùa bên sườn Tây Yên Tử đều có cảnh quan thiên nhiên đẹp, như chùa Hồ Bấc, Hòn Trứng ở ngọn nguồn Suối Mỡ; chùa Mã Yên, Sơn Tháp ở ngọn nguồn suối Vực Rêu hùng vĩ…

Tuy nhiên, các chùa này đa phần là phế tích, do vậy rất cần được đầu tư phục dựng để kết nối với các điểm du lịch khác trong tuyến du lịch sinh thái tâm linh Tây Yên Tử.

Nằm trên tuyến đường du lịch sinh thái tâm linh Tây Yên Tử, với thệ thống các di tích đã và đang được khai quật như các chùa Sơn Tháp, Yên Mã, Hồ Bấc, Đám trì...Đây là các di tích gắn với sự hình thành phát triển của trường phái thiền Trúc Lâm Yên Tử duy nhất có tại Bắc Giang.

Chương trình Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch năm 2018 dự kiến sẽ diễn ra vào 2 ngày 9/10 -10/10/2018 tại TP Bắc Giang.

*Tiêu đề do Pháp luật Plus đặt lại.

bài liên quan
Phát triển du lịch từ những lễ hội

Phát triển du lịch từ những lễ hội

Việt Nam là một đất nước đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc với hàng ngàn lễ hội được tổ chức mỗi năm. Bên cạnh các lễ hội truyền thống tại nhiều địa phương, những lễ hội hiện đại cũng đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, đóng góp cho việc phát triển du lịch Việt Nam.
Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hà Tĩnh: Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 21/4, UBND xã Xuân Liên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) tổ chức lễ đón bằng công nhận Lễ hội Cầu Ngư làng Cam Lâm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Khẳng định dự án Luật đủ điều kiện trình QH tại Kỳ họp thứ 7 tới, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ kỳ vọng dự án Luật khi được thông qua sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế

Các di sản văn hóa không chỉ là tài sản quý báu, phản ánh đậm nét bản sắc văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam, mà còn có giá trị toàn cầu. Do đó, Bộ Ngoại giao đang triển khai nhiều biện pháp nhằm quảng bá các di sản để vừa giúp phát huy được “sức mạnh mềm”, nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước ta trên trường quốc tế, vừa đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội.
Đầu năm mới, hàng ngàn du khách về chùa Vĩnh Nghiêm vãn cảnh, lễ phật

Đầu năm mới, hàng ngàn du khách về chùa Vĩnh Nghiêm vãn cảnh, lễ phật

Với việc phải đón hàng ngàn du khách trong những ngày đầu năm mới, công tác bảo đảm an ninh trật tự, ở chùa Vĩnh Nghiêm vẫn được đảm bảo, không xảy ra tình trạng chen lấn, lộn xộn tại điểm di tích.
Thủ tướng ban hành Công điện nâng cao hiệu quả thống kê để đánh giá, hoạch định chính sách phát triển du lịch

Thủ tướng ban hành Công điện nâng cao hiệu quả thống kê để đánh giá, hoạch định chính sách phát triển du lịch

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện nhằm nâng cao hiệu quả công tác thống kê du lịch.
Mới nhất
Đọc nhiều
UBKT Tỉnh ủy Lâm Đồng kỷ luật các Đảng viên vi phạm

UBKT Tỉnh ủy Lâm Đồng kỷ luật các Đảng viên vi phạm

Thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Trung Thành, nguyên Huyện ủy viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm.
Kẻ đâm ô tô, đánh chết người ở Hà Nội khai gì tại cơ quan Công an?

Kẻ đâm ô tô, đánh chết người ở Hà Nội khai gì tại cơ quan Công an?

Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Bắt giữ nhóm "trẻ trâu" vô cớ đánh người khi tham gia giao thông tại Quảng Ninh

Bắt giữ nhóm "trẻ trâu" vô cớ đánh người khi tham gia giao thông tại Quảng Ninh

Từ tháng 9/2024 đến khi bị bắt, nhóm "trẻ trâu" đã gây ra 4 vụ việc, uy hiếp gây thương tích cho 7 nạn nhân, đập phá 4 xe máy.
Tin bài khác
Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Bộ GD&ĐT đề nghị làm rõ vụ việc vi phạm đạo đức trong trường học ở Tuyên Quang

Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp Tết, Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đối thoại với thanh niên về chuyển đổi số

Chiều 5/12, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chủ trì buổi đối thoại với thanh niên năm 2023 bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Giải ngân vốn đầu tư công tỉnh Lạng Sơn đạt tỷ lệ thấp

Ngoài những huyện có tỷ lệ giải ngân thấp, có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao như huyện Văn Lãng, huyện Cao Lộc, huyện Bắc Sơn.
An sinh, an dân

An sinh, an dân

Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Tìm giải pháp căn cơ giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội

Hôm qua (5/12), Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hà Nội khóa 16 khai mạc, dự kiến diễn ra trong 4 ngày.
Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Khai mạc hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI

Sáng 5/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI (mở rộng) khai mạc Hội nghị lần thứ 14.
Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Tăng giá trần vé máy bay nội địa lên 4 triệu đồng

Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay 5/12, HĐND Thành phố Hà Nội khai mạc Kỳ họp cuối năm

Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Tổng tài sản thị trường bảo hiểm ước đạt hơn 913 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tính đến hết tháng 11/2023, thị trường bảo hiểm ghi nhận tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.