Chúng tôi đến thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn tại xã Vĩnh Tường huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị vào một buổi chiều tháng 7.
Dọc hai bên đường đến nghĩa trang, đã không còn dấu vết của chiến tranh, của bom đạn. Thay vào đó, là khung cảnh của những ngôi nhà san sát, những cánh rừng xanh tốt kéo dài tít tắp.
Đến khu vực cổng, xung quanh cây cối xanh tốt, từ phía ngoài nhìn vào là một màu xanh mát của cây cối, hoa cỏ. Con đường lát nhựa đen chạy dọc vào trong dốc lên mặt đồi phía trước, nơi yên nghỉ của các Liệt sĩ.
Năm 1974, Tổng Bí thư Lê Duẩn vào thăm bộ đội Trường Sơn, ông Đồng Sỹ Nguyên-Tư lệnh Đoàn 559 đặt vấn đề với Tổng Bí thư:
“Không biết lúc nào đất nước thống nhất, mà để con em quê hương đất mẹ Việt Nam nằm rải rác trên tuyến đường Trường Sơn, cũng như trên đất nước bạn Lào, Cam Pu Chia thì rất tội, nên muốn quy tập tại một nơi, để cho đồng bào, đồng chí, đặc biệt là các thân nhân gia đình liệt sĩ được lui tới thăm viếng…”
Trước cách đặt vấn đề như vậy, Tổng Bí thư và Bộ Chính trị đã đồng ý với đề xuất của Tư lệnh Đoàn 559.
Rất nhanh sau đó, Bộ tư lệnh đoàn 559 - Bộ đội trường sơn đã khảo sát 3 địa điểm gồm: đường 20 tỉnh Quảng Bình; khu vực gần cầu Đầu Mầu ở Quốc lộ số 9 và khu vực đồi Bến Tắt.
Kết quả, đơn vị khảo sát đã kết luận, khu vực đồi Bến Tắt hội tụ đầy đủ các yếu tố phù hợp. Đặc biệt, đây là thượng nguồn sông Bến Hải, dòng sông mà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã chia cắt đất nước thành 2 miền Nam-Bắc.
Vì vậy, đơn vị đã chọn khu vực đồi Bến Tắt đặt nơi yên nghỉ của các Anh hùng liệt sĩ đoàn 559-Bộ đội Trường Sơn.
Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn được khởi công xây dựng tháng 02/1975 đến 30/04/1977 thì hoàn thành các hạng mục công trình ở trong khuôn viên nghĩa trang.
Sau khi hoàn thành, nghĩa trang có tổng diện tích 39,6ha với tổng số mộ 10.263 mộ chí, được chia thành 5 khu vực với chính giữa là tượng đài Tổ quốc Ghi công.
Tại Khu I (phía bên phải của tượng đài) gồm liệt sĩ của TP Hà Nội, Bình-Trị-Thiên và các tỉnh phía Nam được đặt theo kết cấu của 3 miền Bắc-Trung-Nam.
Phía bên trái của tượng đài có 5 cán bộ trung cao cấp, 8 Anh hùng Liệt sĩ và 68 mộ Liệt sĩ vô danh chưa xác định được tên tuổi.
Tại khu vực giữa tượng đài, có cây bồ đề thiêng và trung tâm của tháp chuông, cả hai nằm trên một trục đường thẳng.
Được biết, năm 1977, tại khu vực phía sau tượng đài có một cây bồ đề tự mọc, được nhân dân và các cán bộ tại đây gọi là cây bồ đề thiêng.
Theo năm tháng, cây đã trở thành một cây cổ thụ ôm lấy tượng đài như một mái nhà che bóng mát cho các Anh hùng Liệt sĩ đang yên nghỉ.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải khi đến Nghĩa trang từng nói: “Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn không những được con người ưu ái, mà ngay cả thiên nhiên cũng ban tặng cho các anh hùng liệt sĩ, đó là hồ nước để làm mát lòng anh và cây bồ đề che bóng mát cho các Anh hùng Liệt sĩ.”
Đứng từ sân lễ đài nhìn về hướng Đông-Nam là Khu II của Nghĩa trang gồm liệt sĩ các tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình và 78 mộ tử sĩ.
Qua một quả đồi khác nhìn về hướng Đông Bắc là Khu vực III gồm liệt sĩ các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang và Bắc Ninh.
Phía Bắc tượng đài là Khu vực IV gồm liệt sĩ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa.
Đứng từ sân lễ đài nhìn về hướng Tây cách khu trung tâm hành lễ 400 mét là Khu vực V gồm liệt sĩ các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn và Lai Châu.
Toàn khung cảnh nghĩa trang, những ngôi mộ trắng được đặt theo hàng, từng dẫy. Nhìn khung cảnh đó, chúng tôi như thấy niềm tự hào dân tộc xen lẫn lòng biết ơn với những Anh hùng Liệt sĩ, những người đã dành cả xương và máu mình làm lên Huyền thoại Trường Sơn”.
Đứng trước hàng ngàn ngôi mội liệt sĩ tại đây, chắc hẳn ai cũng phải thắt lòng bởi những người đã ngã xuống không ít người chỉ mới bước vào tuổi mười tám đôi mươi, tuổi đẹp nhất của cuộc đời.
Trước tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, của dân tộc, họ đã chia tay gia đình, chia tay người thân, bạn bè lên đường ra trận. Nhiều người đã không quay về mà mãi mãi yên giấc ngàn thu tại mảnh đất đầy cát trắng và gió Lào.
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, những người hùng của dân tộc chẳng hề màng đến khó khăn, vất vả. Trong họ chỉ có lòng yêu nước với trái tim tràn đầy nhiệt huyết cùng với quyết tâm “giữ sống” đường Trường Sơn để những đoàn xe có thể bon bon trên đường chở bộ đội ra chiến trường. Nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ người yêu được thay bằng niềm vui, niềm hạnh phúc khi xe qua.
Nhưng vui mừng, hạnh phúc chẳng được bao lâu bởi mưa bom bão bạn của quân thù lại tiếp tục dày xéo hòng chia, cắt đường tiếp viện cho miền Nam ruột thị, họ lại nhanh chống cầm cuốc, cầm xẻng để đào đường, lấp đất…quyết giữ đường.
Có những đoạn đường trọng yếu, quân định tàn phá nặng nề, không ít chiến sĩ đã hi sinh, xương máu họ hòa vào cùng với đất mẹ Trường Sơn nhưng vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ mà tổ quốc giao phó:
“Máu thịt xin gửi lại tổ quốc
Tôi đi anh ở lại giữ đường”.
Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn không chỉ là lịch sử hào hùng và đầy kiêu hãnh của dân tộc ta, đó còn là những huyền thoại Trường Sơn để đến nay, đất nước ta có một mày xanh trải dài từ Bắc vào Nam.
Tên tuổi của các anh sẽ được các thế hệ sau ghi lòng tạc dạ. Xương máu các anh vẫn sẽ mãi còn đó để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đất nước và đất nước ta sẽ mãi giữ vững nền độc lập, tự do như hàng ngàn năm nay vẫn vậy.
Chiều xuống, cái nắng gắt của mùa hè Quảng Trị đã dịu đi, chúng tôi quay về mà trong lòng vẫn bâng khuâng, lưu luyến…
Dưới đây là một số hình ảnh Nghĩa Trang Trường Sơn tại tỉnh Quảng Trị:
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Nghị quyết 188/NQ-CP Chính phủ yêu cầu rà soát các quy định về thuế sử dụng đất khi áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.