Hà Nội 21 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 20 °C
Đà Nẵng 24 °C
Yên Bái 19 °C
  • Hà Nội Hà Nội 21°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 20°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 24°C
  • Yên Bái Hà Nội 19°C

Phong tục thờ cúng Gia Tiên và Thần Phật của người Việt

Dân sự
23/01/2025 21:28
Ngọc Châu
aa
Thờ cúng tổ tiên chính là các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu. Đây chính là phong tục tập quán và cũng là tập tục văn hoá truyền thống của nhân dân Việt Nam từ ngàn đời nay.

Nguyên tắc tín ngưỡng và ý nghĩa của việc thờ cúng

Theo tín ngưỡng của người Việt, ban thờ trong mỗi gia đình là nơi trang nghiêm, tôn kính nhất và thường được trang hoàng bằng những món đồ thờ cúng tốt nhất. Xét về mặt phong thủy, ban thờ còn là nơi quy tụ linh khí, là chỗ để người trên dương thế liên hệ với người đã khuất. Vì thế ban thờ cần được sắp đặt một cách hợp lý để cho người đã khuất an định ở lại phù hộ cho gia đình.

Ban thờ gia tiên nên đặt ở tầng một, gian chính giữa nhà, quay ra cửa chính để khi vừa mở cửa vào đã nhìn thấy gia tiên. Đặc biệt, không nên ngược với hướng nhà dễ gây ra điều không may đối với gia đình.

Phong tục thờ cúng Gia Tiên và Thần Phật của người Việt

Bên cạnh đó, việc đặt tượng thờ Phật trong nhà tượng trưng cho mong muốn của gia chủ về một cuộc sống may mắn, hạnh phúc và bình an trong gia đình.

Theo đó, ban thờ thần phật thường được đặt ở sảnh giữa nhà, tựa lưng vào tường vững chắc hoặc có thể để chung với bàn thờ gia tiên. Nhưng cho dù đặt chung hay riêng thì cũng đều có những nguyên tắc cần phải tuân thủ: Gia tiên là chủ nhân, thần phật là khách quý, có thể nhà có chủ nhân nhưng không có khách, không được có khách mà không có chủ.

Có thể nói, thờ cúng ông bà tổ tiên là phong tục tốt đẹp của các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Khi đạo Phật được du nhập vào thì có sự giao thoa, tiếp biến có chọn lọc với các tín ngưỡng bản địa, và phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn được trân trọng, duy trì trong đời sống tâm linh của người Phật tử Việt từ xưa cho đến tận ngày nay. Bấy giờ, người Phật tử vẫn thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng với cái nhìn mới, đa văn hóa, vừa phù hợp với truyền thống dân tộc và vừa thuận hợp với quan điểm Phật giáo.

Phong tục thờ cúng Gia Tiên và Thần Phật của người Việt

Ban thờ thần phật thường được đặt ở sảnh giữa nhà và tựa lưng vào tường

Theo tổ tư vấn Báo giác ngộ Online cho biết, việc thờ cúng là để bày tỏ tâm hiếu thảo, biết ơn và đền ơn công đức sinh dưỡng sâu nặng của cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Truyền thống của tổ tông, gia tộc là một sợi chỉ đỏ kết nối quá khứ với hiện tại. Chúng ta tự hào về tổ tiên nên nguyện sống tốt, xứng đáng là con hiền cháu thảo. Nếu mất gốc rễ, không thờ cúng, quên dấu vết cội nguồn huyết thống là một sự vong bản, phi đạo đức.

Ngoài ra, thờ cúng đồng thời cũng là cách giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu về sau. Giáo lý đạo Phật đề cao tinh thần hiếu đạo, kính thờ và phụng dưỡng cha mẹ mang lại phước báo lớn… đã hòa quyện với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt để trở thành nếp sống đạo đức, hiếu thảo của người Phật tử Việt hiện nay.

Lướt một vòng quanh Thành phố Quy Nhơn, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều khu chợ kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tâm linh của người dân xứ “ Nẫu”, trong đó nổi bật nhất là một cửa hàng kinh doanh chuyên đồ thờ tâm linh rất ấn tượng, đó là cửa hàng đồ thờ phong thủy An Phát tọa lạc tại địa chỉ số 07 đường Lý Thường Kiệt,( phường Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn).

Tại cửa hàng này có rất nhiều sản phẩm tâm linh độc đáo, với phong cách hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa theo thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

Phong tục thờ cúng Gia Tiên và Thần Phật của người Việt

Một số sản phẩm tâm linh của cửa hàng đồ thờ phong thủy An Phát đẹp mê lòng khách hàng

Theo tìm hiểu, phóng viên tìm tới chủ cửa hàng phong thủy An Phát này thì được biết, đây là một người khá trẻ tuổi, nhưng lại có đam mê nghiên cứu sâu về việc thờ cúng theo chiều hướng tâm linh với văn hóa giá trị truyền thống kết hợp tư duy hiện đại, đó là ông Huỳnh Nhật Long sinh năm 1995, theo ông Long chia sẻ: Việc thờ cúng, Thần Phật còn mang ý nghĩa như một sự che chở, mong cầu bình an hay những khi bế tắc trong cuộc sống bản thân mỗi người, và cũng là sự nhắc nhở cho bản thân mình thay đổi lối sống tiêu cực.

“Những lúc cảm thấy nóng nảy hay đầu óc không được sáng suốt, mình thường lên lau dọn bàn thờ trang nghiêm và niệm phật. Chính khoảng thời gian đó lại làm cho tâm mình bình lặng nghiệm lại trong cuộc sống của mình và giúp mình có được tính “NHẪN”, và bắt đầu tâm mình khởi tâm từ bi giúp đỡ những người khó khăn san sẻ trong cuộc sống gia đình. Dần dần sẽ giúp bản chất con người mình trở nên tích cực hơn”. Anh Long chia sẻ thêm.

Phong tục thờ cúng Gia Tiên và Thần Phật của người Việt

Một góc bày trí cửa hàng Đồ thờ phong thủy An Phát

Bà Nguyễn Thị Bình ( ngụ tại 08 đường Lưu Hữu Phước, Phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) là một khách hàng của cửa hàng An Phát chia sẻ: Là một người rất kỹ tính trong việc thờ cúng gia tiên, thờ cúng thần phật nên tôi luôn rất khó để lựa chọn những trang thờ hay đồ thờ cúng hợp ý. Tuy nhiên khi giao việc thi công các hạng mục thờ cúng của gia đình cho cửa hàng Đồ thờ phong thủy An Phát, tôi vô cùng ưng ý.

Anh Huỳnh Nhật Long tuy trẻ tuổi nhưng lại am hiểu sâu về việc thờ cúng, kiêng cử và “ rất bất ngờ vì đây là một người quá trẻ nhưng làm việc rất có tâm và tận tình, với những sản phẩm anh chủ Nhật Long cung cấp tôi rất hài lòng cũng như tin tưởng vào chất lượng dịch vụ, và uy tín của dịch vụ mà cửa hàng” bà Bình cho biết thêm.

Phong tục thờ cúng Gia Tiên và Thần Phật của người Việt

Cửa hàng đồ thờ phong thủy An Phát

“So với các lĩnh vực khác, sản phẩm và dịch vụ của ngành phong thủy sẽ có nét đặc thù riêng, rất khó để khách hàng hiểu, tin tưởng và đặt ra các tiêu chuẩn đánh giá. Sản phẩm, dịch vụ của phong thủy không đơn thuần là trao đi những giá trị giúp khách hàng giải quyết các nhu cầu cá nhân, mà còn giúp họ thay đổi từ bên trong, phát triển bản thân để hướng đến những giá trị cốt lõi bao gồm: Trí tuệ - Đạo đức - Nghị lực. Do đó, để xây dựng thương hiệu bền vững, Phong thủy An Phát luôn đồng hành, đảm bảo về chất lượng và các chế độ hậu mãi cho khách hàng”. Anh Long nhấn mạnh.

Gìn giữ tục thờ cúng tổ tiên ngày Tết như một nét đẹp văn hóa

Được biết, dịp Tết Nguyên Đán được tổ chức trong 4 ngày và lễ cúng gia tiên cũng tương tự với từng ý nghĩa khác nhau như chiều 30 Tết là lễ cúng tất niên; đêm 30 thì là cúng giao thừa, chờ đón sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới; sáng mùng 1 Tết là cúng nguyên đán, chào mừng buổi sáng đầu tiên trong năm.

Chiều mùng 1 Tết sẽ cúng tịch điện, nghĩa là cúng cơm chiều; ngày mùng 2 Tết có 2 lễ cúng là chiêu điện và tịch điện.

Cuối cùng ngày mùng 3 là ngày cúng tạ ông vải – mang ý nghĩa 4 ngày tết đã hết. Đây là dịp để con cháu ở các nơi khác hội tụ lại, cùng nhau gặp gỡ hàn huyên để kết chặt mối thâm tình.

Ngày Tết, con cháu khấn mời tổ tiên ông bà về ăn Tết với gia đình, tạo nên một không khí thiêng liêng, đầm ấm. Suốt ba ngày Tết con cháu đều dâng lễ, thờ cúng tổ tiên rất chu đáo. Trên bàn thờ cúng tổ tiên của người Việt không thể thiếu đèn dầu, hay cây nến, nén hương, trầu cau, chén nước trắng, mâm ngũ quả.

Phong tục thờ cúng Gia Tiên và Thần Phật của người Việt
Bàn thờ tổ tiên trong một gia đình người Việt

Trao đổi với phóng viên, anh Long cho biết, việc thờ cúng tổ tiên được mỗi gia đình tiến hành quanh năm và đồ lễ trên bàn thờ cũng không theo một quy định cụ thể nào cả, tùy tâm của mỗi người.

Một triết lý quen thuộc của phương Đông cũng đã xuất hiện ở đây: sự giao hòa âm dương. Bên cạnh chén nước, bình rượu (âm) cần đến sự có mặt của hương lửa (dương). Cũng như khi hóa vàng, người ta cho rằng phải đổ chén rượu hoặc nước lên đống tro thì lễ vật mới dâng đến tay người âm được.

Theo quan niệm dân gian, nén hương là cầu nối giữa tổ tiên và con cháu, nó có khả năng truyền tải lời thỉnh cầu của những người sống. Và chính mùi thơm thanh cao của hương, hoa đã tạo ra được sự giao hòa giữa người hai cõi.

“Chính lòng tin vào sự hiện diện của linh hồn người thân đã một phần giúp người sống sống tốt hơn.” Anh Long cho biết thêm.

Mặc dù phong tục thờ cúng trong ngày Tết Nguyên đán trải qua hàng ngàn năm tồn tại là cái còn lại trong khi nhiều giá trị đang mất dần đi nhưng chính sự tín ngưỡng ấy đã góp phần nâng cao giá trị nhân văn, đạo đức và phát huy bản sắc dân tộc. Việc thờ cúng tổ tiên còn răn dạy con cháu về ý thức giữ gìn đạo lý, sống tình nghĩa, nề nếp và thủy chung, hướng thiện.

bài liên quan
Nỗi lo ô nhiễm tiếng ồn ngày Tết

Nỗi lo ô nhiễm tiếng ồn ngày Tết

Bên cạnh niềm vui nghỉ ngơi, sum vầy ngày Tết thì nhiều người dân đang phải đối diện với nỗi lo ô nhiễm tiếng ồn từ việc ăn nhậu và hát karaoke ồn ào của một bộ phận cư dân trong dịp này.
Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ

Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ

Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ là hoạt động mở màn cho chuỗi nghi thức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022.
Dàn sao Việt làm gì trong ngày mùng 2 Tết Tân Sửu?

Dàn sao Việt làm gì trong ngày mùng 2 Tết Tân Sửu?

Lý Hải - Minh Hà ra vườn nhà hái lộc, Minh Hằng, Phương Ly, AMEE cùng loạt sao nữ lên đồ khoe sắc trong ngày mùng 2 Tết.
Những điều kiêng cữ ngày Tết

Những điều kiêng cữ ngày Tết

Nói gở, làm rơi vỡ đồ đạc, cho lửa hay vay mượn tiền bạc… là những điều mà người Việt cho rằng nên tránh để may mắn cả năm.
Những việc cần làm vào ngày 30 Tết để năm mới được may mắn

Những việc cần làm vào ngày 30 Tết để năm mới được may mắn

Theo truyền thống, ngày 30 Tết sẽ là ngày cả gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Ngoài ra, đây cũng là ngày con cháu sẽ cùng dâng mâm cơm lên ông bà, tổ tiên để bày tỏ lòng biết ơn. Do đó, đây là ngày có thể nói là quan trọng chẳng kém gì ngày mồng 1 Tết.
Lễ vật cúng Tất niên năm Tân Sửu 2021

Lễ vật cúng Tất niên năm Tân Sửu 2021

Lễ cúng Tất niên thường diễn ra suốt tháng Chạp âm lịch thường từ mùng 2 đến ngày 30 tết tùy theo điều kiện, thời gian.. của mỗi gia chủ.
Mới nhất
Đọc nhiều
Tiền Giang: Thống nhất hợp nhất các sở, ngành

Tiền Giang: Thống nhất hợp nhất các sở, ngành

Sau khi sắp xếp, tổ chức bộ máy tỉnh Tiền Giang giảm 04 cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Tỉnh ủy quản lý (nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ).
Đưa du lịch tâm linh trở thành một loại hình du lịch thế mạnh

Đưa du lịch tâm linh trở thành một loại hình du lịch thế mạnh

Để du lịch tâm linh không chỉ thu hút khách trong nước thì các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần xây dựng hình ảnh một điểm đến tâm linh nổi bật...
Gánh bánh mì của cụ bà 90 tuổi mang thương hiệu ‘Bánh mì rẻ nhất Việt Nam’

Gánh bánh mì của cụ bà 90 tuổi mang thương hiệu ‘Bánh mì rẻ nhất Việt Nam’

Cụ Sáu, 90 tuổi, bán bánh mì suốt 40 năm tại TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) không chỉ mang đến món ăn ngon mà còn gửi gắm tình yêu thương, sẻ chia với những mảnh đời khó khăn.
Tin bài khác
112 cán bộ, công chức, viên chức ở Tuyên Quang xin nghỉ hưu trước tuổi

112 cán bộ, công chức, viên chức ở Tuyên Quang xin nghỉ hưu trước tuổi

Đến ngày 12/2/2025, toàn tỉnh có 112 cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có đơn xin nghỉ theo Nghị định số 177 và 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Hơn 106.189 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước đã được xoá bỏ

Hơn 106.189 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước đã được xoá bỏ

Tính đến ngày 14/2, các tỉnh, thành phố trên cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 106.189 căn, tăng 5.552 căn.
Cứu cụ bà 88 tuổi bị rơi xuống giếng sâu ở Tuyên Quang

Cứu cụ bà 88 tuổi bị rơi xuống giếng sâu ở Tuyên Quang

Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công cụ bà 88 tuổi bị rơi xuống giếng sâu trong thời tiết giá lạnh.
Khối thi đua II tỉnh Cà Mau khánh thành cầu giao thông nông thôn

Khối thi đua II tỉnh Cà Mau khánh thành cầu giao thông nông thôn

Chiều 14/2, tại ấp Trùm Thuật, xã Khánh Hải (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) các đơn vị Khối Thi đua số II tỉnh Cà Mau (Công an, Quân sự, Biên phòng, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát, Thanh tra, Chi Cục Thi hành án tỉnh) và UBND xã Khánh Hải đã tổ chức lễ khánh thành cầu giao thông nông thôn.
Làm rõ vụ việc nam sinh bị phụ huynh bạn học đánh trước cổng trường

Làm rõ vụ việc nam sinh bị phụ huynh bạn học đánh trước cổng trường

Phụ huynh của một nam sinh lớp 10 ở tỉnh Yên Bái được cho là đã dùng mũ bảo hiểm lao vào đánh bạn học của con.
Lễ hội Gầu Tào ở Yên Bái trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Gầu Tào ở Yên Bái trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 14/2, UBND huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội Gầu Tào - nét sinh hoạt tâm linh độc đáo của người Mông tại huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và Văn Chấn.
Khởi sắc trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở quê hương Phước Long

Khởi sắc trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở quê hương Phước Long

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, nỗ lực cao nhất để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024. Đồng thời, lấy 2024 làm động lực, tiền đề tiến đến hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ trong năm 2025.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum gặp mặt cơ quan báo chí đầu xuân

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum gặp mặt cơ quan báo chí đầu xuân

Chiều 14/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025.
Thủ Tướng: Phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh "khó mấy cũng phải làm"

Thủ Tướng: Phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh "khó mấy cũng phải làm"

Đó là chia sẻ cũng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên thảo luận tại Tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Thời tiết miền Bắc chuyển mưa phùn ẩm ướt và sương mù

Thời tiết miền Bắc chuyển mưa phùn ẩm ướt và sương mù

Cơ quan khí tượng dự báo, từ ngày 15/2, miền Bắc bước vào đợt mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác kéo dài trong nhiều ngày.