Chiều ngày 7/11, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đăng đàn trả lời làm rõ 4 nhóm vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Theo đó, chốt phiên chất vấn về các vấn đề nội vụ và tư pháp chiều ngày 7/11, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã đăng đàn trả lời làm rõ 4 nhóm vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm gồm: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phân cấp; xây dựng hành lang pháp lý để khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm; và khâu tổ chức thực hiện.
Về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ đồng tình với phát biểu giải trình trước đó của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.
Qua Báo cáo trung tâm và các ý kiến của đại biểu tại phiên chất vấn, Phó Thủ tướng cho rằng có hai từ được nhắc đến nhiều nhất trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đó là "chậm" và "chưa"; đồng thời nhận trách nhiệm đó thuộc về Chính phủ, các đồng chí Bộ trưởng phụ trách các bộ, ngành được giao là cơ quan chủ trì soạn thảo chứ không chỉ riêng Bộ Tư pháp.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trả lời làm rõ 4 nhóm vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm (Ảnh: baochinhphu.vn)
Liên quan đến ý kiến của đại biểu tỉnh Bến Tre cho biết có đến hơn 60% văn bản hướng dẫn dưới luật được ban hành sau ngày luật đó có hiệu lực, Phó Thủ tướng nói: Chúng tôi xin nhận khuyết điểm rất lớn chỗ này và sẽ cố gắng từng bước khắc phục trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng mong các đại biểu chia sẻ với thực tế là có nhiều áp lực trong công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trước hết, đó là việc xây dựng các nghị định, thông tư phải mang tính chuẩn mực, vừa kiểm soát được tình hình nhưng cũng vừa tạo điều kiện thông thoáng cho mọi việc được triển khai thông suốt; quá trình đánh giá tác động sau khi các chính sách được ban hành cũng cần nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, phải dồn rất nhiều công sức cho nhiệm vụ ưu tiên là sửa các nghị định, thông tư đang có hiệu lực nhưng còn bất cập, vướng mắc nên có lúc, có nơi chưa quan tâm đúng mức đến việc ban hành các văn bản hướng dẫn luật theo quy định.
Phó Thủ tướng đánh giá việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua được quan tâm hơn, có tiến bộ hơn so với trước, trong đó số lượng các phiên họp chuyên đề về pháp luật của Chính phủ đã tăng lên gấp đôi so với nhiệm kỳ trước.
Về giải pháp trong thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết sẽ tập trung nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; nâng cao hiệu quả phối hợp tốt hơn giữa các bộ, ngành; làm tốt công tác đánh giá tác động, tham vấn chính sách; tăng cường năng lực, nguồn lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế.
Trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật đang được thực hiện trên cơ sở Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành năm 2016 và được sửa đổi năm 2020, và các nghị định liên quan. Phó Thủ tướng cho rằng ngay trong những văn bản này cũng đang có những điểm cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung. Phó Thủ tướng mong muốn các đại biểu Quốc hội cùng tham gia quá trình đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung nêu trên để thiết lập chuẩn mực cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Về vấn đề phân cấp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng hiện nay đây là vấn đề có tầm quan trọng rất đặc biệt, bởi đó vừa là mục tiêu vừa là giải pháp cho nhiều việc.
Phó Thủ tướng cho biết, trong thời gian qua các văn bản của Chính phủ và các bộ, ngành đều được sửa đổi, bổ sung, ban hành theo hướng này, với lý lẽ là chỉ có các đồng chí ở địa phương mới biết làm như thế nào là tốt nhất cho mình vì luật, như Bộ trưởng Tư pháp phát biểu, có tính phổ quát nhất định, có khi nó hợp lý chỗ này nhưng chưa hợp lý chỗ khác; đồng thời phân cấp cũng sẽ giúp cải cách thủ tục hành chính rất lớn.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng việc phân cấp còn khó khăn, vướng mắc do xung đột với những quy định của luật chuyên ngành, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung đồng bộ; còn tình trạng có cơ quan, đơn vị chưa muốn phân cấp; còn có ý kiến lo ngại về năng lực thực hiện của cấp cơ sở khi được phân cấp.
Về năng lực của cấp cơ sở, Phó Thủ tướng nêu ví dụ Chính phủ dự kiến sẽ trình Quốc hội cho thực hiện cơ chế thí điểm trộn vốn của 3 chương trình mục tiêu Quốc gia (thí điểm tại mỗi địa phương một huyện) nhưng đã có những ý kiến phản hồi là anh em ở cấp huyện đang rất lo lắng vì không biết có thực hiện được không.
Về giải pháp trong thời gian tới, Phó Thủ tướng cho biết sẽ phân cấp mạnh nhưng có thứ tự ưu tiên, kết hợp chặt chẽ với việc kiểm tra, giám sát và tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, gắn với chuyển đổi số.
Về hành lang pháp lý để khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, Phó Thủ tướng biểu dương Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ này để đến ngày 29/9 vừa qua, Chính phủ có thể ban hành được Nghị định 73/2023/NĐ-CP. Tuy nhiên, về vấn đề "bảo vệ" thì còn vướng các quy định hiện hành.
Về giải pháp, Phó Thủ tướng cho rằng đây là vấn đề khó, nên trước hết người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải xem xét thấu đáo, có trách nhiệm những khuyến điểm, hạn chế, vi phạm của cán bộ của mình, xét đến động cơ, phạm vi, tâm thế, đóng góp cho cái chung trước khi đề xuất theo thẩm quyền phương án xử lý lên cơ quan có thẩm quyền.
Phó Thủ tướng mong các đại biểu Quốc hội chia sẻ, cùng đồng hành trong đề xuất sửa đổi một số điều trong một số văn bản luật.
Về công tác tổ chức thực hiện, Phó Thủ tướng cho rằng đây vẫn là khâu yếu. Để khắc phục điều này đòi hỏi cấp trên phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, kịp thời tháo gỡ những khó khăn và chấn chỉnh, xử lý những vi phạm.
Phó Thủ tướng nêu ví dụ, trong thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 26 đoàn do các thành viên Chính phủ làm trưởng đoàn đi khảo sát tại 63 tỉnh, thành phố để xem cơ sở đang vướng những gì. Qua đợt khảo sát đầu tiên, đã tổng hợp được 513 vướng mắc của các địa phương, hiện đang cố gắng xử lý.
Kết thúc phần trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng bày tỏ trân trọng cảm ơn các ý kiến rất có giá trị của các vị đại biểu Quốc hội và mong muốn các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục đồng hành để khối Chính phủ và các bộ, ngành trong lĩnh vực nội chính và tư pháp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đánh giá về phần trả lời chất vất của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng phần trả lời của Phó Thủ tướng "rất chính xác về giờ và rất khúc triết".
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 35/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về vụ cháy nhà dân tại số 209/3 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, khu phố 7, Phường 4, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 9/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Sở dĩ nói tấm Giấy khai sinh của Hoàng Huyền Thương (SN 2003) có “số phận đặc biệt”, bởi nếu như hầu hết mọi người đều có giấy tờ hộ tịch gốc này một cách dễ dàng, gần như hiển nhiên, thì với Thương lại là câu chuyện dài, đầy khó khăn nhưng cũng thấm đẫm ân tình. Giấy khai sinh như chiếc chìa khoá mở cánh cửa diệu kỳ dắt cô bé côi cút bước vào thế giới bao la.
Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với các đơn vị tổ chức tuyên truyền, phổ biến luật Cảnh sát biển Việt Nam và pháp luật về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cho hơn 300 cán bộ, công chức và chủ
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 193/TB-VPCP ngày 22/4/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại chuyến công tác kiểm tra công trình Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng Cơ sở 2 Bệnh viện
“APEC 2027 không chỉ là sự kiện chính trị - ngoại giao trọng đại của quốc gia, mà còn là thời cơ quý giá để Phú Quốc khẳng định vị thế, phát triển đột phá và vươn tầm quốc tế”, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khẳng định khi làm việc với tỉnh Kiên Giang.
Quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước bắt đầu thực hiện từ đầu năm học 2025 - 2026, nhiều nhà quản lý, nhà giáo và các phụ huynh trên toàn quốc bày tỏ niềm vui mừng trước quyết định đầy tính nhân văn.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.