Các nữ du kích Củ Chi nổi tiếng một thời chiến tranh nói rằng: 'Trong chiến đấu chúng tôi không biết sợ kẻ thù nào, nhưng trong tình yêu thì ai cũng bẽn lẽn và ngượng ngùng'.
Chị Lê Thị Sương là du kích của Trung đội nữ du kích Củ Chi (đơn vị đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang) nói rằng: “Trong chiến đấu chúng tôi không biết sợ kẻ thù nào, nhưng trong tình yêu thì ai cũng bẽn lẽn và ngượng ngùng, chỉ biết âm thầm chờ đợi suốt cả thời thanh xuân”.
Đội nữ du kích oai hùng trong lửa đạn
Chị Lê Thị Sương kể: Những năm 1960, Mỹ đổ quân vào miền Nam. Huyện Củ Chi thành lập Trung đội nữ du kích Củ Chi với tinh thần "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh".
Lúc thành lập, đội chỉ có ba người là Đội trưởng Nguyễn Thị Nê, Chính trị viên Trần Thị Nhỡ và tôi. Chúng tôi đi các nơi kêu gọi chị em tham gia đội và chỉ thời gian ngắn đội đã có 20 người. Huyện đội cử anh Sáu Hùng sang huấn luyện, thao tác súng đạn, huấn luyện 32 điều tâm niệm của quân Giải Phóng. Chúng tôi tập bắn tỉa, chống càn, tập công kiên, tập kích, pháo kích…”
Trung đội du kích nữ Củ Chi sống trong địa đạo, ngay sát căn cứ của Mỹ đặt tại Đồng Dù.
Trang phục thì ai có gì mặc nấy, đa số là áo bà ba từ nhà đem đi. Súng ống ban đầu đa số là súng trường.
“Hoạt động đầu tiên của đội là dùng súng trường đi bắn tỉa. Chúng tôi ở rất gần địch, chỉ cần ho là nó đã nghe liền”.
Mỗi lần đánh, họ đi một tiểu đội 5-6 người, chia làm hai tổ. Thoắt ẩn thoắt hiện, đội nữ du kích Củ Chi lập nhiều chiến công và được tham gia nhiều trận đánh lớn, vô cùng ác liệt.
Lời thề chưa thấy mặt
Chuyện tình yêu của chị Sương do gia đình sắp đặt.
Chị Sương tủm tỉm: “Mẹ tôi và má chồng tôi là bạn thân với nhau. Hai bà hứa với nhau sau này làm thông gia. Mẹ tôi bảo tôi rằng phải giữ lấy lời, đừng thay đổi. Tôi theo sự sắp đặt của mẹ, chẳng dám yêu ai”.
Nhưng rồi… người con trai mà chị chờ đợi cứ đi mãi. Anh là bộ đội sư đoàn 9 chủ lực. Chị vẫn chờ anh, dù chưa một lần thấy mặt.
Sau ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, chị vẫn không thấy anh về. Nhưng người nữ du kích Củ Chi vẫn chờ đợi, cứ tin rằng anh vẫn còn sống. Cuối cùng, người lính sư đoàn 9 đã về tìm chị, đúng như lời hứa với mẹ của anh ấy, đó là "hãy tìm về đất Củ Chi, tìm về đội nữ du kích".
Đến nay họ có 3 người con.
“Mỹ nhân kế”
Du kích Củ Chi có nhiều mũi hoạt động, trong đó có binh vận, bí mật thuyết phục địch hợp tác với quân giải phóng.
Chị Đỗ Thị Hồng là cô gái đẹp nhất làng. Chị được lựa chọn để làm công tác binh vận. Hễ có địch đổ xuống Củ Chi, chị sẽ đi ra, lân la để làm quen nắm tình hình.
Chị Hồng kể: “Tôi thường ăn mặc đẹp, đứng ở trước sân nhà. Thấy binh lính trẻ hành quân cười bắt chuyện thì tôi niềm nở bảo: Cuộc sống làng quê ở đây thích lắm các anh ạ. Anh nào thích làm nông dân thì cởi áo lính ở lại nhà với em”.
Thấy địch đang muốn càn vào chỗ quân ta đang ẩn náu, chị bảo với lính ngụy: “Em ở đây lâu nay em biết, chỗ đó nguy hiểm lắm, không chừng có lựu đạn cài. Dân làng chúng em không bao giờ vào chỗ đó. Các anh đừng vô đó nguy hiểm lắm anh ơi! Thích ăn gì em nấu cho mà ăn”.
Một lần Mỹ đổ quân chuẩn bị càn vào khu rừng gần làng, trong đó có nhiều thương binh ta. Chị Hồng ra làm binh vận, nghĩ cách làm sao địch không vào khu rừng ấy.
Chị Hồng nói: “Thực sự thì nhiều anh lính thích tôi. Thậm chí sau 30/4/1975 còn có người tìm tôi, nhưng bà con bảo: Chồng cô ấy tập kết mới về đó. Thế là anh chàng si tình kia thôi không về tìm tôi nữa”.
Thật ra chẳng có “anh chồng tập kết” nào cả. Người chị Hồng thương là một anh lính đặc công mà chị vẫn thường dẫn đi trinh sát đồn địch. Chị kể: “Mọi người hùn vào, bảo: nó thương mày đó Hồng, mà nó hiền lắm”.
Chị Hồng bị kẻ chiêu hồi đầu hàng địch chỉ điểm nên chị bị bắt từ năm 1972 và ngồi tù cho đến ngày giải phóng. Những ngày tháng đó, chị không có tin tức gì về anh lính đặc công.
Khi đất nước hòa bình thống nhất, anh về lại đất thép Củ Chi tìm chị và chị cũng mới ra tù, họ nên duyên vợ chồng. Chồng chị là anh Nguyễn Văn Thọ, anh chàng đặc công hiền lành năm xưa - nay được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang.
Vá áo cho anh
Nguyễn Thị Nga là nữ chiến sĩ thuộc Trung đội nữ du kích Củ Chi. Chị Nga kể: “Năm 1967, chúng tôi đánh mìn vào lúc Mỹ hành quân càn quét, làm chúng chết và bị thương mấy chục tên”. Chị lại kể: "Các em gái lúc đó còn trẻ lắm, chiến thắng thì nhảy cẫng lên trong hầm chiến đấu!".
"Năm 1968, Mậu Thân, Trung đội nữ du kích cùng bộ đội chủ lực tiến công vào huyện lỵ Củ Chi, bắt sống cả đồn địch", chị Nga nhớ lại.
Chị Nga nhớ mãi những ngày tháng vui vẻ: “Đơn vị tôi có hai đứa hay ca hát là Lan và Hà, bom nín rồi là chúng nó ca hát tùm lum. Bom B52 dội xuống, người lăn từ góc này qua góc kia trong hầm. Bom ngưng lại hát”.
Chị Nga lấy chồng là do Út Nhỡ - thủ trưởng đơn vị làm mai mối.
Chị biết anh sau một lần vá áo cho anh. Chính trị viên Út Nhỡ thấy chị vá áo cho bộ đội, nói vun vào: “Hai người đẹp đôi, nên đến với nhau”.
Chuyện tình người nữ anh hùng Bảy Nê
Chị Nguyễn Thị Nga nhớ mãi chuyện tình của nữ anh hùng Bảy Nê (Nguyễn Thị Nê), người thủ trưởng đơn vị Nữ du kích Củ Chi.
Chị Nga kể: “Bảy Nê như con trai, lúc nào cũng gọn gàng, bỏ áo vô thùng. Bà ấy không sợ ai, thấy giặc không ngán". Có anh cán bộ tên Thương, rất hiền.
Chị em trong đội mới bảo: “Chị Bảy thương anh đi”.
Anh kia cũng hỏi: “Em tên gì?”.
Bảy Nê đáp: “Nê anh”.
Tất cả chuyện của họ có vậy thôi.
Sau đó một thời gian, anh Thương bị thương, đưa vào bệnh xá. Bảy Nê nghe tin liền vào thăm, nhưng tới nơi anh đã hy sinh.
Chị Nga nhớ lại: “Anh Thương hy sinh, mọi người khiêng anh từ trạm xá về nhà anh ấy trên một chiếc võng. Một mình Bảy Nê khiêng một đầu, đi trước, không cho ai đụng vào. Còn lại phía sau thì mọi người cứ thay nhau mà khiêng. Quãng đường vòng vèo qua ruộng nương, cỡ 20 cây số, mà Bảy Nê không nói câu gì, cứ cặm cụi khiêng. Ai cũng lo, không biết Bảy Nê nghĩ gì và sẽ như thế nào đây? Nhưng rồi, chị ấy vẫn đứng vững và tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu”.
Nguyễn Thị Nê – người Trung đội trưởng đầu tiên của Trung đội nữ du kích Củ Chi hy sinh vào tháng 10/1969, khi cô chỉ mới 22 tuổi.
Tổ quốc ghi công
Cùng những thành tích chiến công, là niềm tự hào của những người phụ nữ thành đồng, Trung đội nữ Du kích Củ Chi cũng đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2018.
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đội trưởng của Trung đội nữ du kích Củ Chi - liệt sĩ Nguyễn Thị Nê đã được Đảng-Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 30/8/1995.
Hai tài xế liên quan đến hai vụ tai nạn xảy ra trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình vừa bị lực lượng chức năng tiến hành tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Đồng Nai vừa có thông báo kết quả kỳ họp thứ 44 và công bố kết luận một số nội dung kiểm tra, giám sát thuộc thẩm quyền.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn.
Ông Nguyễn Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường THPT Kỳ Sơn, TP Hoà Bình vừa bị cơ quan chức năng Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam để điều tra về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Hoàng Văn Niệm liên hệ đặt mua vảy tê tê và các sản phẩm khác của động vật hoang dã từ nước ngoài, vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, sau đó gửi xe khách đưa về xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Cùng với công tác dân vận mang tính truyền thống, công tác dân vận trên Internet và mạng xã hội đang trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự nhạy bén và sáng tạo. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị của những chiến sĩ tác chiến không gian mạng mà còn là sứ
Đây là dịp để các cán bộ, chiến sỹ, cựu chiến binh Đại Đoàn Đồng Bằng Sư đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh cùng ôn lại chặng đường vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Hoàng Văn Niệm liên hệ đặt mua vảy tê tê và các sản phẩm khác của động vật hoang dã từ nước ngoài, vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, sau đó gửi xe khách đưa về xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Theo đánh giá của Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (C04), tình hình tội phạm ma túy trên các tuyến trọng điểm như Tuyến Tây Bắc; Đông Bắc và Bắc miền Trung - Tây Nguyên ngày càng diễn biến phức tạp.
Khi có khách liên hệ mua dâm thì Lựu và Thưởng sẽ nói đến khách sạn Elisa thuê phòng để thực hiện hành vi mua, bán dâm nhằm tăng doanh thu cho khách sạn.
Để phục vụ điều tra vụ án Mr. Pips Phó Đức Nam... lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an Hà Nội đề nghị "ai là bị hại, liên hệ Phòng cảnh sát hình sự để phối hợp giải quyết".
Dưới vỏ bọc là Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn đầu tư Master Group do Hồ Bích Ngọc đứng đại diện pháp luật...đã cùng đồng phạm dụ dỗ khách hàng tham gia 3 sàn ngoại hối RichSmart, Topmax và GFS lừa đảo nhiều người đầu tư.
Theo cơ quan công an, các đối tượng được tách biệt thành 2 bộ phận, gồm: đưa thông tin gian dối để lừa đảo gọi mời tham gia đầu tư vào sàn giao dịch chứng khoán và tạo các tài khoản, công ty để che giấu dòng tiền, tránh rủi ro khi bị cơ quan chức năng phát hiện, 2 bộ phận này hoạt động đồng thời, song song và có sự phối hợp nhịp nhàng trong cả quá trình lừa đảo.
Bực tức vì Thuêm không trả lời mình, trong lúc nhậu Ten đã dùng dao chém nhiều nhát vào người của Thuêm, thấy vậy Toc không những không can ngăn anh mà còn dùng gậy gỗ đánh tiếp khiến Thuêm tử vong, rồi đưa thi thể nạn nhân xuống suối và dùng đá đè lên che giấu.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.