Loạt thay đổi trong dự thảo nghị định nghệ thuật biểu diễn nhìn qua tưởng chừng cởi mở hơn. Tuy thế, chủ trương nới lỏng tiêu chí thi người đẹp, người mẫu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khiến nhiều người nghi ngại.
Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện mới đây báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Sau bảy năm thực thi Nghị định số 79/2012/NĐ-CP và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung Nghị định 79, bên cạnh mặt tích cực, nghị định hiện hành bộc lộ những hạn chế. Như về phân định thẩm quyền giữa cơ quan quản lý nhà nước và biện pháp quản lý cụ thể đối với từng hoạt động nghệ thuật biểu diễn chưa hiệu quả, nhiều trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng nhưng không bị ngăn chặn, xử lý. Nhiều quy định chưa phù hợp thực tiễn cuộc sống...
Cục Nghệ thuật Biểu diễn trong năm qua được giao lập ban soạn thảo dự thảo nghị định mới, trên cơ sở kế thừa hai nghị định trước. Dự kiến nghị định mới gồm 6 chương, 44 điều, nhiều thay đổi theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính, nới lỏng tiêu chí tổ chức hoạt động biểu diễn, thi người đẹp người mẫu.
Quy định thi người đẹp, người mẫu có thể nói thay đổi lớn nhất. Bộchủ trương phân cấp cho địa phương: Đối với thi người đẹp, người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam, Bộ căn cứ tình hình cụ thể từng năm để xem xét quyết định, nhưng không quá hai cuộc. Thi người đẹp, người mẫu toàn quốc thì cấp tỉnh, vùng, ngành, lĩnh vực sẽ phân cấp cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức vòng chung kết xem xét, mỗi năm không quá một cuộc tại địa phương.
Bộ cũng chủ trương không quy định: phải đạt danh hiệu chính thức tại các cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước khi thi quốc tế (Quy định hiện nay phải đạt danh hiệu chính tại các cuộc thi trong nước; được một tổ chức Việt Nam có đăng ký kinh doanh dịch vụ văn hóa nghệ thuật đại diện thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép dự thi). Trong tương lai, thí sinh thi nhan sắc quốc tế chỉ cần đủ năng lực hành vi dân sự, đáp ứng các tiêu chí do BTC cuộc thi quy định, không vi phạm pháp luật hoặc không trong thời gian thi hành án, thời gian chấp hành kỷ luật dưới mọi hình thức và có giấy mời của BTC cuộc thi là đủ.
THẢ GÀ RA ĐUỔI
Công chúng than phiền về hiện tượng loạn thi người đẹp và loạn danh hiệu. Nay với dự thảo nghị định mới, sắp tới sẽ không còn khống chế một cuộc thi nhan sắc quy mô quốc gia mỗi năm, thay vào đó là mặc sức tổ chức các cuộc thi quy mô toàn quốc. Mỗi địa phương/cuộc/năm, vị chi có thể lên tới 63 cuộc quy mô toàn quốc trong năm trên cả nước?! Thi hoa hậu dễ hơn gameshow chăng.
NSƯT Thanh Tú từng ngồi ghế giám khảo Hoa hậu Việt Nam nhận xét, việc mở ra các cuộc thi nhan sắc có thể giúp các bạn trẻ phát huy cái đẹp, có định hướng thẩm mỹ tốt hơn. “Thế nhưng quá nhiều sẽ nhàm chán, lãng phí, rất dễ thả gà ra đuổi. Chưa kể tiêu cực phát sinh xung quanh một số cuộc không uy tín”, Thanh Tú nêu. Đồng quan điểm, NSƯT đạo diễn Trần Lực-từng ngồi ghế giám khảo thi nhan sắc - góp ý thêm: Thi nhan sắc tầm quốc gia vẫn nên duy trì tiêu chí đẹp tự nhiên.
Phân tích một số bất cập nổi cộm thời gian qua, NSƯT Thanh Tú nhắc hai trường hợp điển hình: Lê Âu Ngân Anh ở Hoa hậu Đại dương dính lùm xùm thẩm mỹ, vi phạm quy chế khiến Thanh tra Bộ VHTTDL vào cuộc đề nghị đơn vị tổ chức tước vương miện. Phi Thanh Vân sau đại phẫu trùng tu nhan sắc cũng kiếm được danh hiệu “ao làng” Hoa hậu Doanh nhân Thế giới người Việt 2017. “Nhắc tới Ngân Anh, Phi Thanh Vân, tôi cứ cười rũ ra. Như thế cũng mang danh hoa hậu, loạn quá còn gì”, Thanh Tú nói.
Chủ trương không quy định tiêu chí đạt danh hiệu cũng gây ra không ít nghi ngại. Bà Phạm Kim Dung (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Giải trí Sen Vàng - đơn vị giữ bản quyền đưa thí sinh ra đấu trường nhan sắc quốc tế như Miss World, Miss Grand, Miss International) nêu ý kiến: Có lẽ chỉ nên nới tiêu chí đến danh hiệu trong Top 10 ở các cuộc thi trong nước. “Các bạn nằm trong Top 10 các cuộc thi quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh rõ ràng có sự sàng lọc hơn. Là đơn vị trực tiếp đưa thí sinh dự thi quốc tế, tôi nhận thấy thí sinh không qua sàng lọc các cuộc thi lớn thường không được quốc tế đánh giá cao, không có khả năng tiến sâu. Ban tổ chức Hoa hậu thế giới vẫn quy định thí sinh phải là hoa hậu cấp quốc gia”, bà Phạm Kim Dung nêu.
Xây dựng nghị định để điều chỉnh các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi người đẹp người mẫu theo hướng tích cực hơn, thế nhưng chủ trương nới lỏng của Bộ rất dễ dẫn tới loạn càng thêm loạn.
Không nên phân cấp cho địa phương
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển trong phiên góp ý dự thảo Nghị định tại Ủy ban thường vụ Quốc hội hôm 14/7 nêu quan điểm: “Không nên phân cấp cho UBND tỉnh được phép phê duyệt thi người đẹp, người mẫu cấp quốc gia”. Ông Hiển nêu thực tế một số cuộc thi gây lùm xùm, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, nếu phân cấp cho địa phương càng khó. Hoạt động này cần được kiểm soát chặt chẽ hơn, ông Hiển nói.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng lưu ý, việc phân cấp cho các địa phương phải cẩn trọng, tránh hậu quả đáng tiếc.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.