Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Những ý kiến trái chiều xoay quanh Dự thảo Thông tư quản lý tiền công đức

Dân sự & tố tụng dân sự
11/06/2021 13:53
Nhã An
aa
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện Dự thảo thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Quy định này nhằm quản lý chặt chẽ nguồn tiền công đức, tài trợ cho các hoat động nêu trên.


unnamed-30

Ảnh minh họa.

Mới đây, Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Quy định này nhằm quản lý chặt chẽ nguồn tiền công đức, tài trợ cho các hoat động nêu trên. (xem chi tiết dự thảo tại đây)

Đáng chú ý, sau khi Dự thảo Thông tư lần 2 ban hành cuối tháng 4/2021, nhiều ý kiến đóng góp đã được gửi đến bộ phận phụ trách.

Theo đại diện Bộ Tài chính, Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.

Nhiều ý kiến băn khoăn, cần làm sáng tỏ

Liên quan đến việc góp ý cho Dự thảo Thông tư trên của Bộ Tài chính, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố để cho ý kiến đóng góp về nội dung của Dự thảo Thông tư.

Hiện tại đã có một số văn bản góp ý gửi về Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Bộ Tài chính. Cụ thể, tại văn bản góp ý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cho rằng: Dự thảo này chỉ phù hợp áp dụng đối với việc quản lý các lễ hội và di tích bình thường, qua đó đảm bảo sự công khai, minh bạch chứ không phù hợp với lễ hội và di tích tôn giáo (như chùa của Phật giáo, nhà thờ của Công giáo…).

ThayQuyet.

Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh. Ảnh Tiền Phong.

Do đó, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ Tài chính không đưa vào quản lý tiền công đức đối với các di tích là chùa, nhà thờ dù đã được kiểm đếm danh mục di tích.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cũng cho rằng, các chùa thờ Phật là các cơ sở Phật giáo nếu có giá trị được nhà nước xếp hạng di tích thì các hoạt động Phật giáo tại các chùa đó vẫn diễn ra bình thường (Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo). Việc xếp hạng di tích không đồng nghĩa với việc quốc hữu hóa di tích.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cũng đưa ra luận cứ chứng minh:

Thứ nhất, trong số 27 chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tài chính được quy định trong Luật ngân sách không có quy định quản lý tiền công đức do các cá nhân quyên góp ủng hộ tự nguyện.

Ngoài ra, các chùa nếu được Nhà nước xếp hạng di tích thì cũng "không đồng nghĩa với việc quốc hữu hóa di tích". Bản chất của tiền công đức là lòng thành của Phật tử, thể hiện sự thành kính đối với tôn giáo mà họ tin theo, được đóng góp một cách tự nguyện, không chịu bất cứ một ép buộc nào.

Điều 56, Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 cũng quy định tiền công đức tại các chùa Phật giáo là tài sản của Giáo hội, được ủy quyền cho nhà sư trụ trì trông coi và toàn quyền sử dụng.

Khoản 5, điều 7, Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định nhà chùa được "nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho". Do đó, khoản 4, điều 2 trong dự thảo thông tư quy định: "Tiền công đức được để lại toàn bộ cho cơ quan, đơn vị... quản lý và sử dụng di tích" là "không hợp hiến, hợp pháp".

Tại văn bản này, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị Bộ Tài chính phải lấy ý kiến của 16 tôn giáo và gần 40 tổ chức tôn giáo hiện đang hoạt động tại Việt Nam.

ghean.

Thương tọa Thích Thọ Lạc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An. Ảnh TTXVN.

Cùng bàn luận về Dự thảo Thông tư này, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An đưa ra ý kiến: Cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xem xét thêm một số vấn đề để khi đưa vào quy định nhằm đảm bảo tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện (đặc biệt trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện):

Ví dụ: Việc thẩm định giá cho hiện vật là kim loại quý, đá quý (tại khoản c Điều 5): trong trường hợp người dân đưa những tượng, đồ thờ, pháp khí (tượng cổ, tượng giải thiêng…) vào chùa thì việc định giá thường xuyên sẽ gặp nhiều khó khăn (cần phải có chuyên gia có chuyên môn, kinh phí tổ chức…) bởi việc định giá cho loại hình tài sản này không chỉ xét dưới góc độ kinh tế.

Về đối tượng: cần cụ thể hóa đối tượng di tích, lễ hội (tiêu chí, phân loại di tích, lễ hội truyền thống?). Bởi trên thực tế, có nhiều công trình thờ tự xây dựng mới nhưng trên nền di tích cũ, hoặc có nhiều công trình/cơ sở thờ tự xứng đáng là di tích nhưng chưa được công nhận/không được đề nghị công nhận di tích; có những lễ hội mới được phục hồi trên cơ sở lễ hội truyền thống v.v…

Việc giao quản lý di tích là cơ sở tôn giáo hiện nay còn nhiều bất cập trong phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước với cá nhân/tổ chức quản lý hoạt động tại các cơ sở tôn giáo (đặc biệt là đối với những cơ sở tôn giáo là di tích), vì vậy việc xem xét, quy trách nhiệm còn gặp khó khăn v.v…

Tiền công đức là gì?

Tiền công đức (tên gọi truyền thống là: tiền giọt dầu, đặt lễ, cúng dường...) đến nay chưa có định nghĩa cụ thể tại bất kỳ văn bản pháp luật nào, nhưng trong thực tiễn và truyền thống văn hoá tại Việt Nam, thuật ngữ này được sử dụng riêng hoặc tạo sự liên tưởng ngay đến Phật giáo. Tiền công đức là tài sản mà tổ chức tôn giáo được phép tiếp nhận và được công nhận quyền sở hữu theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 (“Luật TNTG”) phù hợp với quy tắc chung của Bộ luật dân sự về bảo hộ quyền sở hữu tài sản riêng của pháp nhân phi thương mại.

Không thiếu quy định pháp luật về quản lý tiền công đức

Xung quanh những nội dung này, Pháp luật Plus đã có cuộc trao đổi với Th.S Nguyễn Thanh Hà, chuyên gia pháp lý (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Th.S Nguyễn Thanh Hà cho biết, đây là vấn đề được xã hội rất quan tâm thời gian qua nhưng có thực sự đang thiếu quy định về quản lý tiền công đức, cần đưa quy định về can thiệp, quản lý trực tiếp của Nhà nước đối với tiền công đức trong Thông tư này không?

Một trong các nguyên nhân dẫn đến quan điểm nhầm lẫn này (Dự thảo lần 2) của Bộ Tài chính là do các di tích văn hóa, lịch sử tại Việt Nam thường gắn với các chùa, tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam do đặc thù của lịch sử, truyền thông văn hóa. Xét cả ở góc độ pháp lý và thực tiễn thì “tiền công đức” và tiền “tài trợ cho di tích, hoạt động lễ hội” có bản chất pháp lý khác nhau và chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống văn bản pháp luật khác nhau.

Th.S Nguyễn Thanh Hà cho rằng, tiền công đức và tiền tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội cần phải được phân biệt rõ như sau: Tiền công đức là một tài sản của tổ chức tôn giáo, thuộc quyền sở hữu riêng của tổ chức tôn giáo nên được tổ chức tôn giáo tự mình quyết định việc quản lý, sử dụng, định đoạt theo khoản 5, Điều 21 và Điều 56 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo. Quyền đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của tổ chức tôn giáo được Nhà nước bảo hộ theo các quy định tại khoản 3 Điều 3, khoản 6 Điều 7 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo và nguyên tắc về bảo hộ quyền tài sản tại Bộ luật Dân sự hiện hành.

Tiền tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội là các khoản quyên góp, tài trợ, đóng góp tự nguyện của cá nhân, tổ chức cho mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, lịch sử, thuộc sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá, di tích theo quy định của Luật Di sản văn hoá năm 2001 (được sửa đổi bổ sung năm 2009) và các văn bản hướng dẫn.

Xuất phát từ việc xác định không đúng về đối tượng điều chỉnh, các quy định liên quan đến nguyên tắc góp, tiếp nhận tiền công đức và quản lý thu, chi tiền công đức cũng chưa phù hợp.

nghi-ve-hai-chu-cong-va-duc-cua-hom-cong-duc-02-0756

Ảnh minh họa. Tác giả Lê Văn Thông.

Cụ thể, việc khoản 4, Điều 2 Dự thảo Thông tư quy định nguyên tắc “Tiền công đức... không thuộc sở hữu cá nhân và không phản ánh vào ngân sách Nhà nước; Được để lại toàn bộ cho cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội, quản lý di tích sử dụng cho các hoạt động lễ hội, quản lý và sử dụng di tích” là không phù hợp.

Th.S Nguyễn Thanh Hà phân tích: Thứ nhất, không có cơ sở khẳng định tiền công đức không thuộc sở hữu cá nhân vì theo văn hoá và truyền thống về thực hành tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam thì chủ yếu người cho tặng vật, tiền trong trường hợp này có ý chí hướng đến các nhà tu hành nên tài sản thuộc sở hữu riêng hợp pháp của cá nhân nhận cho tặng cho.

Thứ hai, việc tặng, cho thường gắn với niềm tin tâm linh và người tặng, cho cũng không quan tâm hoặc không cần được cam kết về mục đích sử dụng số tiền, tài sản tặng cho đó.

Theo quan điểm của Th.S Nguyễn Thanh Hà, từ những phân tích trên, không cần thiết và không nên ban hành các quy định việc Nhà nước quản lý, sử dụng “tiền công đức” mà Nhà nước chỉ tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát theo đúng thẩm quyền trong các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Đặc biệt đối với các cơ sở tôn giáo đã tự chủ hoàn toàn, thậm chí tự chủ được cả nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động văn hoá tâm linh, lễ hội truyền thống và các hoạt động thiện nguyện khác mà không cần sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì việc kiểm soát trực tiếp việc thu, chi tiền công đức lại càng không cần thiết và gây phản cảm trong dư luận.

Việc kiểm soát, giám sát chi phí đầu tư, xây dựng, duy tu, bảo trì di tích đã có các quy định chi tiết của Luật Di sản, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Khi phát hiện các dấu hiệu, hành vi vi phạm về quản lý chi phí đầu tư, xây dựng theo quy định, hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác về giao dịch tài chính, Nhà nước vẫn có thể can thiệp qua chức năng kiểm tra, giám sát của mình.

bài liên quan
Áp thuế đối với nước giải khát có đường không phải là chìa khóa giảm thừa cân béo phì

Áp thuế đối với nước giải khát có đường không phải là chìa khóa giảm thừa cân béo phì

Đề xuất mới của Bộ Tài chính đưa nước giải khát (NGK) có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB, đang được lấy ý kiến rộng rãi. Các chuyên gia cho rằng, cơ sở khoa học của đề xuất này còn nhiều điểm cần phải xem xét.
Rút lại đề xuất giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Rút lại đề xuất giảm 50% phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Mới đây, Bộ Tài Chính đã có tờ trình Chính phủ để cân nhắc về việc không giảm phí trước bạ khi đăng ký sở hữu xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Bộ Tài chính đã chủ động tham mưu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách tài khóa nhằm giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 5 năm, kể từ ngày 1/1/2026 đến hết ngày 31/12/2030.
Vốn đầu tư công mới giải ngân trên 20%

Vốn đầu tư công mới giải ngân trên 20%

Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục đưa ra các kiến nghị để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm.
Cả nước thu 4.100 tỷ đồng từ công đức, tài trợ năm 2023

Cả nước thu 4.100 tỷ đồng từ công đức, tài trợ năm 2023

Theo báo cáo của Bộ Tài chính về Kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc, tổng số tiền thu được năm 2023 là 4.100 tỷ đồng.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Đề xuất tiêu chí xác định chuẩn nghèo đa chiều

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.
Nghệ An: Vùng quê rúng động vì dường dây “tín dụng đen” trăm tỷ vỡ nợ

Nghệ An: Vùng quê rúng động vì dường dây “tín dụng đen” trăm tỷ vỡ nợ

Khi nghe tin đường dây “tín dụng đen” huy động hàng trăm tỉ đồng vỡ nợ, trong đêm, nhiều người đã mang loa, phát nhạc trước nhà chủ nợ để đòi tiền
Hiệu trưởng xin nghỉ việc sau vụ suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả

Hiệu trưởng xin nghỉ việc sau vụ suất ăn 30.000 đồng chỉ có 2 miếng chả

Cô Phan Thị Hán Huệ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có đơn xin nghỉ việc sau vụ giáo viên tố bữa cơm trưa bị ăn chặn.
Dứt khoát không được để thiếu điện cho năm 2025

Dứt khoát không được để thiếu điện cho năm 2025

Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Điện lực Việt Nam để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Quốc hội làm công tác nhân sự ngay đầu kỳ họp thứ 8

Quốc hội làm công tác nhân sự ngay đầu kỳ họp thứ 8

Theo chương trình dự kiến, Quốc hội sẽ tiến hành công tác nhân sự ngay đầu kỳ họp thứ 8 khai mạc vào ngày 21/10 tới đây.
Một buổi thực hành rất thiết thực trong phòng chống tai nạn thương tích tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Một buổi thực hành rất thiết thực trong phòng chống tai nạn thương tích tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành

Chiều ngày 19/10, tại Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành thuộc Trường ĐHSP Hà Nội diễn ra buổi huấn luyện thực hành kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
Thái Bình: Xe taxi mở cửa đột ngột khiến người đi xe máy tử vong

Thái Bình: Xe taxi mở cửa đột ngột khiến người đi xe máy tử vong

Đang điều khiển xe trên đường, anh C. đâm trúng cánh cửa xe taxi mở đột ngột. Nạn nhân ngã xuống đường, không may bị xe buýt cán qua người, tử vong tại chỗ.
Quảng Ninh: Tạm giữ “hot girl” 9X  phông bạt lừa đảo hơn 40 tỷ đồng

Quảng Ninh: Tạm giữ “hot girl” 9X phông bạt lừa đảo hơn 40 tỷ đồng

Tạo vỏ bọc có các mối quan hệ với những người quan chức có thế xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và làm thủ tục cho người Việt Nam xuất cảnh sang nước ngoài để lao động. Hồng đã lừa đảo hơn 40 tỷ đồng của nhiều người.
Khơi dậy tinh thần thiện nguyện với quê hương Cà Mau - Bạc Liêu

Khơi dậy tinh thần thiện nguyện với quê hương Cà Mau - Bạc Liêu

Ngày 19/10, tại Nhà hát truyền hình TP. Hồ Chí Minh, Ban liên lạc Đồng hương Cà Mau - Bạc Liêu tại TP HCM tổ chức Chương trình nghệ thuật “Quê hương và những tấm lòng” - Lần thứ 3. Chương trình được phát sóng trực tiếp trên HTV9, cùng các đài PTTH: Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng.