Hà Nội 19 °C
TP Hồ Chí Minh 28 °C
Hải Phòng 22 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 18 °C
  • Hà Nội Hà Nội 19°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 28°C
  • Hải Phòng Hà Nội 22°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 18°C

Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý giáo dục đại học tư thục nhìn từ việc bổ nhiệm cán bộ

Dân sự & tố tụng dân sự
11/06/2024 09:50
Theo LSVN
aa
Luật số 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học tại Điều 68, Điều 69 quy định rất rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND các tỉnh trong việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục đại học tại địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế công tác này chưa được quan tâm đúng mức, các cơ quan này chưa thực hiện hết vai trò, chức năng của mình theo luật định.

Trong xu thế phát triển giáo dục hiện nay, vai trò của các trường đại học tư thục ngày càng được khẳng định. Tại Việt Nam, việc phát triển giáo dục đại học tư thục gắn với chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Nếu như năm 1987 cả nước mới chỉ có 63 trường đại học và chưa có trường đại học tư thục nào thì đến hết tháng 12/2022, cả nước có 60 cơ sở giáo dục đại học tư thục có vốn đầu tư 100% trong nước, trong đó nhiều nhất là khu vực Đồng Bằng Sông Hồng (22 cơ sở, gồm cả Hà Nội có 12 cơ sở).

Đứng thứ hai là vùng Đông Nam Bộ có 19/60 cơ sở giáo dục đại học tư thục, bao gồm cả Thành phố Hồ Chí Minh có 12/19 cơ sở giáo dục đại học.

Song hành cùng sự phát triển, các văn bản pháp lý trong hệ thống pháp luật Việt Nam đã ghi nhận, hoàn thiện các quy định về phát triển, quản lý giáo dục đại học tư thục qua từng thời kỳ.

Năm 1988, Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề đã có Quyết định số 1687/KH-TV ngày 15/12/1988 thí điểm triển khai mô hình đại học tư thục tại Trường Đại học Thăng Long. Tiếp theo, năm 1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 240/1993/QĐ-TTg về Quy chế đại học tư thục.

Năm 1998, Quốc hội ban hành Luật Giáo dục, và sau đó để hướng dẫn Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000. Đây là những văn bản chính sách quan trọng, tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các trường đại học tư thục phát triển.

Đặc biệt, năm 2012, Luật Giáo dục đại học ra đời, quy định ba nhóm nội dung tác động mạnh đến đại học tư thục.

Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg về việc ban hành Điều lệ trường đại học, áp dụng đối với trường đại học, học viện đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ (gọi chung là trường đại học) thuộc các loại hình công lập, tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý giáo dục đại học tư thục nhìn từ việc bổ nhiệm cán bộ
Ảnh minh họa.

Ngày 19/11/2018, Luật số 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học được ban hành, áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học, tổ chức và cá nhân có liên quan đến giáo dục đại học.

Ngày 30/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2019/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Theo đó, các văn bản pháp lý này quy định rất rõ điều kiện thành lập, hình thức hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học tư thục.

Đặc biệt, Luật số 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan đến: loại hình, vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn của nhà đầu tư, hội đồng trường, ban giám hiệu, vai trò của các cơ quan quản lý… tại các Điều 7, 16, 16a, 17, 20, 68, 69…

Tại Hội nghị nhà đầu tư, hội đồng trường các cơ sở giáo dục đại học tư thục trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 17/12/2022, cho biết trong quá trình hoạt động vẫn còn có một số cơ sở giáo dục đại học tư thục chưa có định hướng rõ về mục tiêu phát triển, định hướng hoạt động, chưa thực hiện việc rà soát và kiện toàn thành viên Hội đồng trường, chưa chú trọng việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ giảng viên, chưa triển khai thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học theo quy định…

Giáo dục là ngành đặc thù, đào tạo ra nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Do đó, mỗi cán bộ, giáo viên công tác trong ngành ngoài việc phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định pháp luật, đồng thời phải thỏa mãn yêu cầu theo quy định của các luật dành riêng cho ngành. Tuy nhiên, việc một số cán bộ lãnh đạo, giáo viên các trường thời gian qua bị tố cáo vì chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định khi bổ nhiệm, nắm giữ vị trí; thậm chí có hành vi vi phạm pháp luật… cho thấy công tác quản lý, giám sát chưa được thực hiện nghiêm túc.

Mặc dù các văn bản pháp luật đã có quy định, hướng dẫn rất cụ thể về tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tại các trường đại học (trong đó có hệ thống đại học tư thục), vai trò quản lý giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND các tỉnh, nhưng những vi phạm này lại không được phát hiện, xử lý kịp thời dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện; hoặc sau thời gian rất dài mới bị phanh phui.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018 quy định:

Điều 68. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học và có trách nhiệm sau đây:

i) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học.

Điều 69. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đại học của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo phân cấp của Chính phủ; hỗ trợ phát triển cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục đại học tại địa phương; thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học; bảo đảm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học tại địa phương”.

Quy định pháp luật với góc nhìn thực tiễn việc bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng tại Đại học Kinh Bắc

Theo nội dung đơn phản ánh của Luật sư Vũ Văn Khỏe, đại diện theo ủy quyền của Công ty Chân-Thiện-Mỹ (đại diện theo pháp luật là ông Đoàn Xuân Tiếp, chức vụ Tổng Giám đốc), thành viên sáng lập Trường Đại học Kinh Bắc cho biết, ngày 26/02/2024, bà Nguyễn Thị Tuyết Hồng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh Bắc ký ban hành Quyết định số 23/2024/ĐHKB/QĐ-HĐT về việc tiếp nhận và bổ nhiệm bà Đ.T.B.T. giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng, kiêm Chánh Văn phòng Trường Đại học Kinh Bắc chưa đảm bảo theo quy định pháp luật, cũng như Quy chế Nhà trường.

Đơn của Luật sư Vũ Văn Khỏe cũng được gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan báo chí. Căn cứ nội dung đơn nêu, bà T. là người có tiền án, tiền sự. Cụ thể, ngày 17/8/1992, bà T. bị Công an quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội bắt về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”; ngày 29, 30/01/1996, bà T. bị TAND TP. Hà Nội ra Bản án số 135 phạt 30 tháng tù về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”; ngày 13/11/2023, bà T. bị Công an quận Đống Đa, TP. Hà Nội ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác”.

Theo Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Kinh Bắc được ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ/HĐT ngày 15/8/2020 của Hội đồng Trường Đại học Kinh Bắc, tại khoản 1, 2 Điều 14 Quy chế quy định:

“Điều 14. Phó Hiệu trưởng

1. Trường có không quá 03 Phó Hiệu trưởng do Hội đồng Trường bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hiệu trưởng. Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường.

2. Phó hiệu trưởng phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, sức khỏe tốt; có uy tín và năng lực quản lý, có trình độ tiến sĩ. Trường hợp không có đủ người có trình độ tiến sĩ thì có thể bổ nhiệm người có trình độ thạc sĩ, nhưng không giao phụ trách hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ”.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Trường, tại Điều 8 Quy chế quy định:

2. Hội đồng Trường có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

d) Quyết định về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, việc thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị của Trường; ban hành danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn và điều kiện làm việc của từng vị trí; quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, giảng viên và người lao động theo đề xuất của Hiệu trưởng, phù hợp với quy định của pháp luật”;

đ) Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trên cơ sở tiêu chuẩn, phương án nhân sự được Công ty TNHH Chân-Thiện-Mỹ thông qua…”.

Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018, Điều 17 quy định Hội đồng trường của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, như sau:

2. Hội đồng trường của trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này, trừ trách nhiệm và quyền hạn của nhà đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 16a của Luật này; được trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm hiệu trưởng trường đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

Theo đó, khoản 2 Điều 16 quy định:

đ) Quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường đại học trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng trường đại học; việc quyết định các chức danh quản lý khác do quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học quy định; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học; lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học vào giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.

Qua đó cho thấy, quy định pháp luật cũng như Quy chế của Trường Đại học Kinh Bắc quy định rất rõ tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm đối với chức danh Phó Hiệu trưởng.

Liên quan đến nội dung bổ nhiệm bà T. đảm nhận chức danh Phó Hiệu trưởng Nhà trường, PGS. TS. Nguyễn Văn Hòa, Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh Bắc cho biết, việc bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng do Hội đồng Trường quyết định, Ban Giám hiệu chỉ phụ trách công tác tuyển sinh, đào tạo.

Đối với bà Nguyễn Thị Tuyết Hồng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh Bắc, Tạp chí Luật sư Việt Nam nhiều lần liên hệ để có thông tin làm rõ nội dung phản ánh, nhưng bà Hồng cho biết vì lý do cá nhân nên chưa sắp xếp được lịch làm việc.

Để làm rõ những nội dung bạn đọc phản ánh, Tạp chí Luật sư Việt Nam đã chuyển nội dung đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Bắc Ninh, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi.

Như vậy, chức năng, vai trò, thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính quyền các địa phương đã được pháp luật quy định rất rõ, trong đó vấn đề kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, trên thực tế việc này chưa được tiến hành một cách đồng bộ theo quy định.

bài liên quan
UBND tỉnh Hà Giang công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ

UBND tỉnh Hà Giang công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ

Ngày 29/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố các quyết định về công tác cán bộ.
Bình Dương điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ

Bình Dương điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ

Ngày 22/11, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bình Dương đã công bố, trao quyết định bổ nhiệm, điều động, chỉ định cán bộ tại các sở, ban, ngành địa phương.
Người thầy quê lúa gần 40 năm chèo lái "con thuyền tri thức", chăm lo sự nghiệp “trồng người”

Người thầy quê lúa gần 40 năm chèo lái "con thuyền tri thức", chăm lo sự nghiệp “trồng người”

Gần 40 năm công tác trong ngành giáo dục, thầy Nguyễn Ngọc Mân trải qua hầu hết các vị trí từ việc đứng lớp truyền đạt kiến thức cho các học trò cho đến khi chuyển sang vai trò quản lý nhà trường. Ở bất cứ phương diện nào, thầy Mân cũng thể hiện sự tận tâm đối với công việc, được đồng nghiệp và các cơ quan, đơn vị đánh giá cao.
Thứ trưởng Bộ Tài chính được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thứ trưởng Bộ Tài chính được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng được Ban Bí thư điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Bổ sung quy định nhà giáo được nhà nước hỗ trợ tiền thuê nhà ở khi công tác tại vùng có điều kiện khó khăn

Bổ sung quy định nhà giáo được nhà nước hỗ trợ tiền thuê nhà ở khi công tác tại vùng có điều kiện khó khăn

Đây là nội dung được Đại biểu Hoàng Ngọc Định - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang nêu trong phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về dự án Luật Nhà giáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.
Bổ nhiệm ông Tôn Thiện Phương làm Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát

Bổ nhiệm ông Tôn Thiện Phương làm Tổng Biên tập Tạp chí Kiểm sát

Ngày 17/11, tại trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Huy Tiến vừa chủ trì buổi Lễ trao quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bắt một Chủ tịch UBND thị trấn sử dụng vốn Nhà nước sai mục đích

Bắt một Chủ tịch UBND thị trấn sử dụng vốn Nhà nước sai mục đích

Với vai trò là chủ tịch UBND thị trấn Cốc Pài, Nguyễn Anh Tuấn đã chỉ đạo thực hiện sử dụng nguồn vốn sai mục đích gây thiệt hại đến ngân sách Nhà nước.
Rừng giá tỵ Đồng Nai: Di sản cổ thụ giữa lòng hiện đại

Rừng giá tỵ Đồng Nai: Di sản cổ thụ giữa lòng hiện đại

Rừng giá tỵ ở Đồng Nai trải dài trên địa bàn hai huyện Tân Phú và Định Quán. Rừng có hàng ngàn cây với tuổi đời hàng chục năm. Đây là khu rừng cổ thụ lớn ở Việt Nam với diện tích hàng trăm hecta.
Vẻ đẹp hoang sơ hồ Trị An: Tiềm năng vàng cho du lịch sinh thái

Vẻ đẹp hoang sơ hồ Trị An: Tiềm năng vàng cho du lịch sinh thái

Hồ Trị An không chỉ là công trình thủy điện quan trọng mà còn là một điểm đến lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự yên bình.
Tin bài khác
Rừng giá tỵ Đồng Nai: Di sản cổ thụ giữa lòng hiện đại

Rừng giá tỵ Đồng Nai: Di sản cổ thụ giữa lòng hiện đại

Rừng giá tỵ ở Đồng Nai trải dài trên địa bàn hai huyện Tân Phú và Định Quán. Rừng có hàng ngàn cây với tuổi đời hàng chục năm. Đây là khu rừng cổ thụ lớn ở Việt Nam với diện tích hàng trăm hecta.
Vẻ đẹp hoang sơ hồ Trị An: Tiềm năng vàng cho du lịch sinh thái

Vẻ đẹp hoang sơ hồ Trị An: Tiềm năng vàng cho du lịch sinh thái

Hồ Trị An không chỉ là công trình thủy điện quan trọng mà còn là một điểm đến lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự yên bình.
Xúc cảm cội nguồn trong "Thức dậy một dòng sông" của Trần Nam Phong

Xúc cảm cội nguồn trong "Thức dậy một dòng sông" của Trần Nam Phong

Đọc tập thơ "Thức dậy một dòng sông" của nhà thơ Trần Nam Phong, dù ở phần nào, bao trùm vẫn là cảm xúc đối với quê hương, đất nước. Trần Nam Phong đi từ làng, đến đất nước; đi từ song thân đến thân phận con người.
Công an tỉnh Quảng Ninh bảo đảm ANTT Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024

Công an tỉnh Quảng Ninh bảo đảm ANTT Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024

Công an Quảng Ninh đã huy động hơn 300 CBCS, có sự hỗ trợ của Trung đoàn CSCĐ Đông Bắc và các tổ công tác của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an cùng sự phối hợp của các đơn vị chức năng trên địa bàn tỉnh để duy trì ANTT, tổ chức phân luồng chống ùn tắc giao thông và có phương án phòng cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các địa điểm diễn ra hoạt động thi đấu tại Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024.
TAND TP Cẩm Phả hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu nhiệm vụ công tác năm 2024

TAND TP Cẩm Phả hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu nhiệm vụ công tác năm 2024

Với nhiều nỗ lực, quyết tâm cao trong triển khai nhiệm vụ, năm 2024 TAND TP Cẩm Phả đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ góp phần ổn định tình hình ANTT, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).
Triển khai đợt cao điểm bảo đảm TTATGT dịp Tết Ất Tỵ 2025

Triển khai đợt cao điểm bảo đảm TTATGT dịp Tết Ất Tỵ 2025

Từ ngày 15/12, Bộ Công an sẽ mở cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu xuân 2025.
Hiểm họa từ sự thiếu hiểu biết về giới tính ở tuổi mới lớn

Hiểm họa từ sự thiếu hiểu biết về giới tính ở tuổi mới lớn

Tuổi mới lớn là giai đoạn đầy tò mò và nhạy cảm về giới tính. Đặc biệt, trong một xã hội ngày càng cởi mở, các em bắt đầu khám phá xu hướng tính dục của mình, trong đó có cả những mối quan hệ đồng giới. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết và định kiến xã hội đã khiến một số em sa vào những “cạm bẫy” nguy hiểm, để lại hậu quả nghiêm trọng cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Cháu bé 12 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cần giúp đỡ

Cháu bé 12 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cần giúp đỡ

Ngày 4/12/2024, bé N.T.T.T. (12 tuổi, ngụ tại phường Long Bình Tân, Biên Hòa, Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Chẩn đoán ban đầu của các bác sĩ là sốc nhiễm trùng từ đường tiêu hóa, suy đa cơ quan, viêm phổi nặng và hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS).
Miền Bắc nhiệt độ giảm sâu, xuất hiện mưa rào, miền núi có nơi dưới 10 độ C

Miền Bắc nhiệt độ giảm sâu, xuất hiện mưa rào, miền núi có nơi dưới 10 độ C

Theo dự báo, trong vài ngày tới Miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh tràn xuống cùng với mưa rào, đặc biệt một số nơi miền núi phía Bắc nhiệt độ giảm sâu, có nơi dưới 10 độ C.