Mỗi tấm thổ cẩm được dệt ra, đều mang giá trị của sức lao động nhưng phía sau đó còn mang một ý nghĩa, một câu chuyện. Mỗi tấm vải thổ cẩm được dệt ra không chỉ là sản phẩm vật chất, thể hiện sự khéo léo, sáng tạo của người làm, ẩn chứa giá trị của sức lao động, gửi gắm niềm tin, thể hiện bản sắc riêng.
Những câu chuyện riêng được thể hiện trên từng tấm thổ cẩm
Vẫn là những chiếc túi, ví, chiếc váy, áo thổ cẩm, nhưng thổ cẩm của người Ê Đê không rực rỡ sắc màu như các dân tộc ở khu vực miền núi phía Bắc. Với người Ê Đê, thổ cẩm chỉ gồm các màu cơ bản như đen, đỏ, vàng, xanh. Màu đen hoặc chàm sẫm thể hiện sự trang nghiêm, đứng đắn. Màu vàng hay đỏ lại là biểu tượng của sự dũng cảm, sức mạnh và nhiệt huyết.
Theo bà H'Yam Krông, Chủ nhiệm HTX Dệt thổ cẩm Tơng Bông (xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) chia sẻ: “Với người Ê Đê, áo nam ngoài hình con rồng ở đường viền thì lại có ngực đỏ, thể hiện sự hùng dũng của người đàn ông. Với người phụ nữ, ở chân váy cũng có loại hoa văn đó. Nền đặc trưng của thổ cẩm người Ê Đê là đen với đỏ.
Từ những màu sắc đơn giản, trong mỗi tấm vải thổ cẩm, người Ê Đê sẽ phối kết thành các hình tượng cây cối, con vật, đồ vật để làm hoa văn những con rồng, con rùa, thằn lằn, con voi, cây dương xỉ, quả trám. Trong mỗi hoa văn, họ đều gửi gắm về quan niệm sống, niềm tin với thần linh, tình yêu thiên nhiên".
Thổ cẩm cũng là nơi những người phụ nữ Ê Đê gửi gắm câu chuyện cuộc đời của họ. Như với bà H'Yar Kbuôr (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana) việc dệt thổ cẩm như viết lên tấm vải câu chuyện của bản thân. Đó là nỗi lòng của người phụ nữ khuyết tật, nhưng vẫn vượt lên số phận với nghề dệt truyền thống. Bà cũng đã kêu gọi được nhiều chị em cùng tham gia tổ hợp tác với mình.
"Con em người dân trong buôn khi thấy tôi dệt thì họ tới mua cái váy hay khăn trùm đầu... Sau này đi ra đường, mọi người bảo mình tuy khuyết tật, nhưng vẫn làm rất nhiệt tình. Ai cũng khen mình, mình thấy vui lắm", bà H'Yar Kbuôr chia sẻ.
Nghề dệt thổ cẩm đã gắn bó với đồng bào Ê đê ở Đắk Lắk từ bao đời nay. Ảnh: Thành Tâm
Phía sau mỗi tấm thổ cẩm được dệt ra vẫn còn nhiều bí ẩn trong từng tấm nhiều sắc màu. Ngày nay, thổ cẩm của người Ê Đê đã đi vào thời trang hiện đại với sự cách tân, đổi mới. Tuy đi muôn nơi, nhưng mỗi sản phẩm thổ cẩm vẫn mang linh hồn, cảm xúc mà người dệt gửi gắm. Những đường nét hoa văn, màu sắc riêng biệt, thể hiện đặc trưng văn hoá tộc người mà không thể hoà lẫn vào đâu được.
Cầu nối về bản sắc văn hóa cho thế hệ sau
Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống có từ lâu đời, đã trở thành nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Ê Đê tại Đắk Lắk nói riêng và đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói chung. Giữa lòng thành phố hiện đại, nghề truyền thống này vẫn trường tồn ở nhiều buôn làng ngay trong đô thị Buôn Ma Thuột.
Phải mất vài tuần đến cả tháng ngồi bên khung cửi, những người phụ nữ Buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột mới dệt xong 1 tấm thổ cẩm. Người Ê Đê thường chọn màu đen và đỏ làm nền chủ đạo trên thổ cẩm. Đen và đỏ tượng trưng cho đất và lửa. Điểm xuyết thêm các màu sắc như xanh, vàng, trắng. Các hoa văn về cỏ, cây, hoa, lá, chim muông, thú… gần gũi với cuộc sống được đưa vào thổ cẩm cách điệu dưới dạng như hình tam giác, chữ nhật, hình thoi, mũi tên, đường gấp khúc, song song.
Nếu đến Buôn Tơng Jú vào bất kỳ tháng nào trong năm, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp tiếng nói, cười rộn ràng của các chị em bên các sản phẩm thổ cẩm rực rỡ. Sau gần 20 năm, vận động, dạy nghề, bà H'Yam Krông đã lập nên hợp tác xã dệt thổ cẩm Tơng Bông với có 45 thành viên. Với các sản phẩm độc đáo, doanh thu của hợp tác xã có năm đạt 1,2 tỉ đồng. Nhiều thế hệ lớp trẻ trong buôn làng đã đặt niềm tin tiếp tục gắn bó với nghề dệt.
Nhiều bạn trẻ cũng say mê với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Ảnh: Thành Tâm
Em H'An Ji Byă (buôn Tơng Jú, Xã Ea Kao) hào hứng cho biêt: "Hằng ngày, sau khi đi học vào buổi sáng, buổi chiều em đến hợp tác xã để học khâu áo, kết cườm. Nghề dệt có lẽ đã ăn sâu vào người, em làm say mê, không cảm thấy khó nhọc và xem đây như là cách để góp phần lưu giữ nét đẹp văn hóa của đồng bào mình".
Bà H'Yam Krông cho biết: "Năm nào tôi cũng xin các cấp hội từ cấp tỉnh đến thành phố để mở lớp dạy nghề truyền thống của người Ê Đê. Trong đó, nếu có lớp dệt thì tôi tham gia giảng dạy. Khi truyền dạy, nếu theo truyền thống thì rất ít người học nên tôi vừa dệt hoa văn truyền thống vừa dạy các em tạo ra sản phẩm phù hợp với giới trẻ. Để tạo hoa văn đẹp, thì người dệt phải đặt tâm vào sản phẩm, phải có chủ ý từ khi mắc sợi.
Tuỳ theo trang phục mà học viên chọn các hoa văn phù hợp. Dù bị ảnh hưởng từ quá trình phát triển và giao lưu văn hoá, sản phẩm thổ cẩm hiện nay không hoàn toàn làm thủ công như trước. Nhiều sản phẩm cũng đa dạng, cách tân từ váy, áo, túi xách, khăn trải bàn… phù hợp với hiện đại nhưng vẫn lưu giữ các hoa văn độc đáo và đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại", bà H'Yam cho hay.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ cùng với những manh mối ban đầu, lực lượng chức năng Công an quận Cầu Giấy cùng với các đơn vị chức năng Bộ Công an đã bóc tách, triệt phá thành công đường dây lừa đảo tài chính "khủng" nhất từ trước đến nay.
HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội.
Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, đơn vị vừa tiến hành tống đạt 2 quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra, xử lý về tội “Lừa đảo chiếm
“Các đồng chí tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, ý chí quyết tâm cao nhất để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tỉnh nhà hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ sắp tới. Đặc biệt, phối hợp tuần tra, kiểm soát bảo đảm tốt an ninh trật tự trước, trong v
Bằng các biện pháp nghiệp vụ cùng với những manh mối ban đầu, lực lượng chức năng Công an quận Cầu Giấy cùng với các đơn vị chức năng đã bóc tách, triệt phá thành công đường dây lừa đảo tài chính hoạt động tinh vi với quy mô "khủng" nhất từ trước đến nay.
Thông tin từ công an tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị này đã tạm giữ hình sự người chồng hờ là nghi phạm trong vụ nữ chủ tiệm cắt tóc tử vong dưới sàn nhà với nhiều vết thương.
Trong 11 tháng năm 2024, ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng phát hiện, thu giữ được hơn 2 tấn ma tuý các loại.
Theo Trung tướng Nguyễn Hải Trung, chức năng của lực lượng Công an nói chung, CSGT nói riêng thì có 2 nhóm mục tiêu cơ bản trong việc đảm bảo TTATGT là giảm tai nạn (giảm số vụ, giảm số người chết, giảm số người bị thương); thứ hai là giảm ùn tắc giao thông...
Sáng 11/12/2024, Tòa án nhân dân TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã mở phiên tòa xét xử vụ án đối với bị cáo Đỗ Thái Ngọc về tội "Cố ý gây thương tích" theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa là bà Nguyễn Thị Khánh Thoa.
Lực lượng chức năng Bộ Công an đã phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tiến hành triệt phá thành công đường dây tội phạm mua bán người, bắt giữ nhiều đối tượng liên quan.
Xuyên suốt quá trình Trung Hậu 68 xin cấp phép rồi nâng công suất khai thác cát, cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình đã tác động, chỉ đạo để tạo điều kiện hết mức cho doanh nghệp này.
Thành phố Hà Nội đề nghị Công an chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, các cơ quan liên quan điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật liên quan đến các vụ cháy rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn vừa qua.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.