Những người Lào đang sinh sống và làm việc ở tỉnh Đắk Lắk, họ xem Việt Nam là quê hương thứ 2. Họ cũng đón Tết Nguyên đán như bao người Việt Nam khác. Trong mâm cơm tất niên, dâng lên tổ tiên, ngoài bánh chưng, bánh tét...họ cũng chuẩn bị một số món ăn đặc trưng của người Lào như bún cá, gỏi cá Lào, gà nướng, thịt nướng…
Tại khu du lịch gần cầu Treo Buôn Đôn (huyện Buôn Đôn) một người Lào làm du lịch, cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt, người Lào cũng chuẩn bị, dọn dẹp nhà cửa và các trang phục truyền thống cho gia đình, con cái. Nhiều gia đình cũng giữ phong tục buộc chỉ cổ tay, như trong dịp Tết cổ truyền của người Lào, để cầu mong năm mới mạnh khỏe, may mắn. Dù đã rời xa quê hương định cư ở Đắk Lắk rất lâu, nhưng người Lào vẫn giữ nét văn hóa truyền thống.
Trong sự phấn khởi đón Tết, chị Bun Kiệm Lào (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ, "sau Tết Nguyên đán truyền thống ở Việt Nam, hơn 2 tháng sau là Tết Bunpimay truyền thống của người Lào. Khi đó, mọi người sẽ mặc trang phục truyền thống và cột chỉ tay cho gia đình con cái để mang lại nhiều sức khỏe. Bên dòng sông Sêrêpốk, mọi người cùng nhau thả hoa đăng, với nguyện ước những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới 2024.
Nhìn về dòng chảy của lịch sử, người Lào trong quá trình xuôi theo dòng Sêrêpôk qua lại để giao thương đã mang theo những nét văn hóa và tín ngưỡng Phật giáo đến vùng đất này. Do đó, một nghi thức thiêng liêng trong Tết Bunpimay của người Lào là Lễ tắm Phật. Với người Lào, nghi thức tắm Phật để tỏ lòng biết ơn Đức Phật, đồng thời gột rửa mọi điều không may mắn của năm cũ. Người Lào tin rằng nghi lễ này mang lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, con người”.
Theo anh Nguyễn Trường Sơn (du khách đến từ Thừa Thiên – Huế) trong một dịp đến Đắk Lắk vào Tết Nguyên đán, may mắn ghé ăn bữa cơm của người Lào kể lại: “Tôi thật sự ấn tượng với cách đón Tết cổ truyền của người Lào ở Đắk Lắk. Mâm cơm của họ được bày biện đẹp mắt khiến cho khách cảm nhận được hương vị của tình thân, gần gũi, bình dị, mộc mạc và rất đỗi ấm cúng. Thức ăn do người Lào chế biến cũng khá hợp khẩu vị của người Việt, rất đậm đà, ngon, bổ, rẻ”.
Dọc biên giới của 4 tỉnh Tây Nguyên, từ Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông đều có người Lào, Campuchia… Sinh sống, trong số này đã được Đảng và Nhà nước ta cấp Quốc tịch Việt Nam. Những người Lào, người Campuchia luôn coi Việt Nam là quê hương thứ 2 tươi đẹp với họ, giờ đây họ đã gắn bó và xem nơi đây là máu thịt của mình. Dòng chảy của lịch sử đã mang họ đến, giao thoa văn hóa, sẻ hòa quện lại và tạo nên nét văn hóa tốt đẹp cho mọi người, mọi nhà, trên đất nước ta.
UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mới phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc chuyển đổi giấy tờ cho người dân ngay tại địa phương và không thu lệ phí.
Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) nhằm đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo yêu cầu Nghị quyết số 18-NQ/TW v
Trong 10 tháng đầu năm 2024, lực lượng Công an các cấp tỉnh Bạc Liêu đã điều tra, làm rõ 33 vụ, 29 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhiều vụ án, nhiều bị can bị truy tố và đưa ra xét xử, bảo đảm tính răn đe chung cho toàn xã hội.
Kiểm tra điện thoại, lực lượng chức năng phát hiện có 2 đoạn video phản ánh việc Quỳnh dùng thủ đoạn ép buộc một cặp vợ chồng ở huyện Lang Chánh cởi bỏ hết quần áo để quay video, nhằm gây sức ép đòi nợ số tiền hơn 1,4 tỷ đồng.
Hai tài xế liên quan đến hai vụ tai nạn xảy ra trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình vừa bị lực lượng chức năng tiến hành tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
Việc triệt phá đường dây tội phạm về ma túy quy mô lớn đã góp phần ngăn chặn nguồn cung ma túy từ nước ngoài vào trong nước, răn đe, phòng ngừa tội phạm.
Trong 10 tháng đầu năm 2024, lực lượng Công an các cấp tỉnh Bạc Liêu đã điều tra, làm rõ 33 vụ, 29 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhiều vụ án, nhiều bị can bị truy tố và đưa ra xét xử, bảo đảm tính răn đe chung cho toàn xã hội.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.