Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Nghệ An: Gian nan đốt đuốc đi tìm con chữ

Xét xử
02/12/2015 09:39
Duy Ngợi
aa
Đốt đuốc tới trường từ lúc gà chưa gáy và trở về khi nhà nhà đã lên đèn, đó là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc của các em học sinh THCS ở bản Cam, xã Cam Lâm, huyện Con Cuông.


Dù tình trạng này tồn tại nhiều năm nay nhưng chừng nào chưa có đường về bản thì chừng đó bao thế hệ học sinh THCS nơi đây vẫn còn phải cuốc bộ, đốt đuốc đi tìm con chữ.

Gian nan đường đến trường

Để có thể đến trường, hằng ngày 70 học sinh THCS ở bản Cam phải thức dậy từ lúc 4 giờ sáng để chuẩn bị sách vở, đèn, đuốc rồi tập trung đầu bản để cùng nhau đi học. Nhiều năm rồi, nhiều thế hệ học trò nơi đây thường bắt đầu một ngày mới trong màn sương mù vấn vít.

Học sinh nơi đây phải dậy từ 4h sáng để đến trường. Ảnh Duy Ngợi
Học sinh nơi đây phải dậy từ 4h sáng để đến trường. Ảnh Duy Ngợi

Chưa đến 4 giờ sáng, chúng tôi đã thấy vợ ông trưởng bản Lò Văn Dần đánh thức con trai đang học lớp 6 dậy đánh răng rửa mặt chuẩn bị đi học. Theo chân mẹ ra bể nước, vẻ mặt ngái ngủ của cậu bé dường như vẫn ngúng ngẩy vì chưa kịp đẫy giấc. Nhưng đã thành thói quen, cậu bé nhanh nhẹn vục bàn tay ấm nóng vào chậu nước lạnh buốt sương đêm. Đứa trẻ nào nơi đây cũng vậy cả. Cái lạnh miền sơn cước đã cắt ngang giấc ngủ của chúng để bắt đầu một ngày dài đến trường.

Đúng 4 giờ sáng trong con ngõ xa xa đã nghe tiếng chó sủa vang, thấp thoáng những ngọn đèn pin, ánh đuốc, rồi tiếng nói lao xao và một nhóm học sinh xuất hiện. Các em thường chờ nhau ở đầu bản khoảng 7-8 em thành một tốp rồi cùng đến trường.

Lặn lội đường dốc đèo, xuyên trong sương mù của núi rừng Con Cuông, chúng tôi đã theo chân những học sinh ở đây đến lớp. Chỉ em nào nhà có điều kiện mới được dùng đèn pin, còn không đều phải dùng những cây nứa khô, đập dập để đốt làm đuốc soi đường. Thường thì những học sinh nam sẽ cầm đuốc đi trước dẫn đường, các bạn nữ nối gót theo sau. Có lúc giữa đường đuốc tắt hoặc hết đuốc, tất cả đều phải dừng lại để tìm nứa ven đường rồi dùng chân dẫm lên cho đầu ống nứa vỡ ra để đuốc dễ cháy.

Những phút nghỉ chân để sắp vượt qua những con dốc dài cao ngất
Những phút nghỉ chân để sắp vượt qua những con dốc dài cao ngất

Quãng đường đất khá dài, dốc nối dốc, nên cứ vượt một đến hai quãng dốc cao ngất, các em phải dừng lại để nghỉ chân. Tranh thủ lúc nghỉ, em nào có xôi, cơm nắm hoặc củ sắn, củ khoai thì mang ra ăn sáng. Em Vi Thị Anh chia sẻ: “Bữa ni trời còn ráo đường khô đi còn dễ chứ trời mưa, đi đường trơn trượt bị ngã bẩn hết quần áo là chuyện bình thường”.

Chưa kể, con đường tới trường còn phải đối mặt với không ít lần gặp rắn, rết hoặc bị vắt tấn công. Liên tục vượt 5 cây số đường đất dốc cao, vừa đi vừa nhặt nứa bên đường làm đuốc, nghỉ chừng 3 đến 4 lần là tới lớp.

Nghèo cũng không để con thất học!

Đường đến trường của các em học sinh trường THCS Cam Lâm ở bản Cam gian nan đến nỗi chỉ có thể cuốc bộ, còn đi xe đạp thì sẽ gặp tai nạn. Điển hình nhất là trường hợp của em Nguyễn Văn Thành (đang học lớp 8A, THCS Cam Lâm). Cũng như bao bạn bè cùng trang lứa, từ khi vào lớp 6, Thành hằng ngày phải đi bộ 7-8 cây số đường dốc để đến trường. Thương con đi học vất vả, năm 2012, vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn và Hà Thị Thân mua cho Thành chiếc xe đạp với hi vọng con có thể rút ngắn thời gian tới lớp.

Xe mua chưa được bao lâu thì trong một lần đi học về, đang lao xuống dốc xe bị gãy cổ phoóc, Thanh ngã sóng soài. May sao chỉ xây xát nhẹ. Sau lần tai nạn ấy, Thành thề cạch xe đạp đến già và chiếc xe gãy cổ ngày nào vẫn nằm xếp xó bên góc sân.

Bản chưa có điện nên học sinh bản Cam phải học bên những ngọn đèn dầu leo lét. Ảnh Duy Ngợi
Bản chưa có điện nên học sinh bản Cam phải học bên những ngọn đèn dầu leo lét. Ảnh Duy Ngợi

Có điều kiện như gia đình vợ chồng anh Sơn con cái đi học đã vất vả. Chứ như trường hợp của gia đình bà Hồ Thị Mai (60 tuổi) còn khó khăn hơn gấp bội phần. Hơn 8 giờ tối, theo chân phó bản tên Tứ, chúng tôi vượt qua nhiều đoạn dốc cao và khe suối mới tìm đến được nhà bà Mai ở gần cuối bản đang nuôi hai cháu gái ăn học.

Nhà không có điện. Cả 3 bà cháu già yếu và côi cút chỉ biết quanh quẩn trong ánh đèn dầu leo lét hằng đêm. Gia cảnh nghèo khó, bố bỏ đi, mẹ đi làm ăn xa nên hai em Hồ Thị Hồng (học lớp 8A) và em gái Hồ Thị Lê (học lớp 7B) THCS Cam Lâm phải nhờ cậy vào bà ngoại bị mù một mắt. Anh trai của Hồng và Lê chỉ học hết lớp 6 cũng đành phải nghỉ học giữa chừng, đi làm xa để phụ mẹ nuôi hai em được đến trường.

Trong căn nhà trống tuềnh toàng, bàn học không có, hai cháu ngoại của bà Mai đành phải lom khom bày sách vở ra mặt giường và dùng ánh đèn dầu lờ mờ học một cách khó nhọc. Trường xa, đường khó, nên lúc hai chị em Hồng về đến nhà thì các gia đình khác đã lên đèn. Lo được cơm nước cũng đã hơn 8 giờ tối. Vì vậy, thời gian học của hai em không còn nhiều. Ngoài thời gian học, chị em Hồng còn phải lên rừng hái măng, kiếm củi. Còn bà Mai, tuy già yếu nhưng vẫn gắng gượng nuôi con lợn nái, mỗi lứa lợn giống bán đi đều dồn lấy tiền nuôi cháu ăn học. Đứng trông cháu học bên kệ giường, bà Mai khoe: “Con lợn nái sinh được 6 con lợn con, giờ chúng đã tập ăn rồi, chẳng mấy chốc là bán được để sắm cho hai đứa cháu thêm chiếc áo mới”.

“Đường đến trường quá xa, đi lại khó khăn, vất vả, với những học sinh dân tộc thiểu số ở bản Cam heo hút, xa xôi này để theo học được đầy đủ và lên lớp đã là một kỳ tích chứ đừng hỏi gì đến những thành tích học tập cao. Dù vậy, vẫn có 1/3 số cháu học THCS đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến. Hiện giờ, cả bản đang có 1 cháu học Đại học”, ông Lò Văn Dần, trưởng bản Cam nói đầy tự hào.

Chưa thể xây nhà bán trú

Rời bản Cam, chúng tôi tìm đến trường THCS Cam Lâm và ở đây, các thầy cô giáo của trường đều không khỏi nghẹn lòng trước cảnh đốt đuốc đến trường của những học trò.

Hai chị em Hồng chăm chỉ học trong ánh đèn dầu leo lét. Ảnh Duy Ngợi
Hai chị em Hồng chăm chỉ học trong ánh đèn dầu leo lét. Ảnh Duy Ngợi

Thầy Nguyễn Trọng Minh, Hiệu trưởng trường THCS Cam Lâm trăn trở, các em học sinh còn nhỏ, đường đến trường còn rất gian nan. Đường quá xa, vất vả nhất là mùa lạnh nếu học cả ngày các em phải đùm cơm đi từ tinh mơ tới tối mịt mới trở về nhà. Tuy nhà trường có chế độ bán trú song cũng chỉ là giúp được phần nào cho học sinh nhưng về dài lâu, Ban giám hiệu nhà trường đang tìm nguồn vốn để xây dựng nhà bán trú để toàn bộ 80 học sinh (70 học sinh ở bản Cam, 10 học sinh ở bản Sơn) được ở bán trú.

Bản Cam là nơi xa xôi, khó khăn nhất của xã Cam Lâm. Toàn bản có tất cả 130 hộ người Thái với 671 khẩu (trong đó có 75 hộ nghèo), đời sống của bà con chủ yếu là đi rừng, làm nương rẫy nên hầu hết để có thể chăm lo việc học cho con em còn rất hạn chế. Mong mỏi của bà con dân bản là sớm xây dựng được con đường để mọi người nhất là các em học sinh đi lại, đến trường đỡ vất vả”, ông Lò Văn Dần, trưởng bản Cam cho biết.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng tham mưu cho chính quyền địa phương và kêu gọi kinh phí từ các chương trình ích lợi xã hội, chứ trông chờ người dân đóng góp thì đó là điều rất khó khăn. Nếu xây dựng 8 nhà bán trú cho 80 học sinh sẽ phải cần kinh phí khoảng 500 triệu đồng. Đối với Cam Lâm là một xã miền núi cực kỳ khó khăn, đó là một số tiền không nhỏ.

“Tuy khó khăn, vất vả nhưng bản Cam không có học sinh nào trong độ tuổi đến trường bỏ học. Nhà trường có giao cho 2 giáo viên hợp đồng (10 năm chưa được biên chế) về dạy phụ đạo cho học sinh tại hai bản nói trên”, thầy Minh cho biết thêm.

bài liên quan
Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Đốt pháo trong đám cưới, 5 người ở Nghệ An bị tạm giữ hình sự

Thông qua mạng xã hội Facebook, Công an thị xã Hoàng Mai phát hiện tại nhà Nguyễn Đình Lương (sinh năm 1971), trú tại phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai - Nghệ An) diễn ra việc đốt pháo nổ trong quá trình tổ chức đám cưới.
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An được giao nhiệm vụ phát triển y tế chuyên sâu

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An được giao nhiệm vụ phát triển y tế chuyên sâu

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An trở thành bệnh viện thứ 2 của tỉnh được giao nhiệm vụ phát triển y tế chuyên sâu khu vực Bắc Trung Bộ, sau BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Nghệ An: Chuyển mục đích sử dụng 14,446 ha đất thực hiện dự án đầu CCN Hưng Đông

Nghệ An: Chuyển mục đích sử dụng 14,446 ha đất thực hiện dự án đầu CCN Hưng Đông

Đây là một trong các Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII nhiệm kỳ 2021-2026.
Nghệ An: Lấn 1,8 ha rừng sản xuất, công ty Phủ Quỳ bị phạt 210 triệu đồng

Nghệ An: Lấn 1,8 ha rừng sản xuất, công ty Phủ Quỳ bị phạt 210 triệu đồng

Công ty cổ phần đá và khoáng sản Phủ Quỳ sử dụng 1,8 ha đất rừng sản xuất tại khu vực Thung Cồn, xã Liên Hợp để làm bãi thải, lán trại chưa được nhà nước cho thuê đất...
Nghệ An: Dấu ấn 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè

Nghệ An: Dấu ấn 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè

Tại Nghệ An, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè hàng năm đã trở thành một trong những nội dung trọng tâm trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi với quy mô ngày càng được mở rộng; nội dung, hình thức luôn được đổi mới, sáng tạo, thiết thực và cụ thể.
Nghệ An: Dùng bệnh viện làm địa điểm giao dịch mua bán trái phép chất ma túy

Nghệ An: Dùng bệnh viện làm địa điểm giao dịch mua bán trái phép chất ma túy

Các đối tượng rất tinh vi và liều lĩnh khi chọn địa điểm giao dịch ở ngay hành lang nhà vệ sinh khoa điều trị hay trong khuôn viên bệnh viện. Ma túy và tiền mua ma túy được ngụy trang kín kẽ trong những túi hoa quả, bánh sữa mang đến thăm bệnh nhân.
Mới nhất
Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2025 và giai đoạn 2026-2030

Sáng 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề "Những nội dung cốt lõi,
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào ngày mai 21/10

Chiều 20/10, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo thông tin trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Cà Mau: Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Còn hơn 30 ngày nữa sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024) tại thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Đây là 1 trong 3 điểm tập kết lớn của các tỉnh Nam Bộ, ghi dấu sự kiện trọng đại mang tầm vóc, ý nghĩa lớn lao trong lịch sử dân tộc.
Tin bài khác
Bắc Giang: Tuyên án Chung thân đối với giáo viên mầm non lừa đảo chiếm đoạt hơn 83,2 tỷ đồng

Bắc Giang: Tuyên án Chung thân đối với giáo viên mầm non lừa đảo chiếm đoạt hơn 83,2 tỷ đồng

TAND tỉnh Bắc Giang vừa mở phiên tòa xét xử, tuyên án chung thân đối với bị cáo Nguyễn Thị Huế (SN 1983), trú tại thôn Dĩnh Tân, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cao Bằng: Tham ô tài sản của doanh nghiệp xăng dầu, 3 bị cáo lĩnh án 40 năm tù

Cao Bằng: Tham ô tài sản của doanh nghiệp xăng dầu, 3 bị cáo lĩnh án 40 năm tù

Lợi dụng việc được giao quản lý cửa hàng xăng dầu, nhóm đối tượng đã tham ô hàng tỷ đồng tiền của doanh nghiệp.
Miếng đất “xẻ” tình bằng hữu!

Miếng đất “xẻ” tình bằng hữu!

Hai người đàn ông tình thân như thủ túc bỗng chốc chỉ vì món lợi vật chất mà tình cảm sứt mẻ, đưa nhau thưa kiện tại tòa. Kết quả thì ai cũng đạt được mục đích nhưng không nụ cười chiến thắng nào nở trên môi vì họ mãi mãi mất đi một người bạn, một mối bang giao nhiều năm vun đắp không tiền bạc nào mua được.
Hoãn phiên xử vụ án á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang

Hoãn phiên xử vụ án á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang

Do thiếu người đại diện của người bị hại, phiên toà sơ thẩm xử vụ án cô gái trẻ từng là á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang phải tạm hoãn.
Tham ô tài sản, cựu kế toán trưởng Viện vệ sinh dịch tễ TW nhận án tử hình

Tham ô tài sản, cựu kế toán trưởng Viện vệ sinh dịch tễ TW nhận án tử hình

Trong phiên xét xử ngày 23/9, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng (SN 1971, cựu Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) mức án tử hình về tội 'Tham ô tài sản'.
Cựu Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ bị phạt 3 năm tù vì gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng

Cựu Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ bị phạt 3 năm tù vì gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng

Ngày 23/9, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" với 2 bị cáo nguyên Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ và nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Phú Yên: Các bị hại đều bãi nại

Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Phú Yên: Các bị hại đều bãi nại

Ngày 12/01/2024, TAND tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Xuân Châu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Thành (Cty Việt Thành - phường Tân Phong, quận 7, TP.Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, bản án sơ thẩm ngay sau đó, đã bị kháng cáo.
Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn: Trả hồ sơ vụ án để điều tra lại

Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn: Trả hồ sơ vụ án để điều tra lại

HĐXX toà án nhân dân thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hoá) quyết định trả hồ sơ vụ án "Gây rối trật tự công cộng" xảy ra ở nhà máy gạch Long Thành để điều tra lại.
Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án

Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án

Các Luật sư đã đề nghị Hội đồng xét xử dừng phiên toà, làm rõ dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp, làm sai lệch hồ sơ vụ án nêu trên để đảm bảo việc xét xử diễn ra công tâm, khách quan, toàn diện trong vụ án “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn.
Lĩnh 8 năm tù vì mang dao sang hàng xóm tìm chìa khóa

Lĩnh 8 năm tù vì mang dao sang hàng xóm tìm chìa khóa

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn vừa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Ma Thế Hồ (SN 1979, trú tại thôn Nà Giảo, xã Yến Dương, huyện Ba Bể) về tội "Giết người”, do mang dao đi tìm chìa khóa.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.