Nga vừa tiến hành cuộc diễn tập quy mô lớn ở vùng biển Syria, cuộc diễn tập này được coi như một lời cảnh cáo với lực lượng Mỹ ở Biển Ả Rập và gửi đi thông điệp răn đe đối với hành động của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.
Kể từ khi cuộc nội chiến ở Syria nổ ra do làn sóng cách mạng “Mùa xuân Ả Rập”, Mỹ và Nga đã trở thành những “người chơi” quan trọng, đối lập nhau trong cuộc nội chiến ở quốc gia này. Mỹ phản đối chính phủ Assad còn Nga thì ở lập trường ngược lại.
Trong giai đoạn hiện tại, với sự hỗ trợ của Nga, lực lượng Chính phủ Syria đã kiểm soát phần lớn đất nước, trong khi Mỹ lựa chọn rút khỏi Syria vì chiến lược bị thu hẹp và nhiều yếu tố khác, Washington chỉ duy trì một số lượng nhỏ quân đội ở các khu vực sản xuất dầu của Syria để ngăn chặn Nga.
Có thể nói rằng, hiện có một khoảng cách rất lớn sức mạnh quân sự giữa lực lượng Mỹ và Nga đóng tại Syria. Tuy nhiên, ở vùng Biển Ả Rập cách Syria không xa, thì Quân đội Mỹ lại đang triển khai 2 nhóm tác chiến tàu sân bay. Một khi xảy ra chiến sự, 2 nhóm tàu sân bay có thể nhanh chóng vượt qua Biển Đỏ và Kênh đào Suez, đến vùng biển ngoài khơi của Syria.
Để đối phó với các mối đe dọa của Mỹ từ phía biển, Nga đã tổ chức diễn tập quân sự tại cảng Tartus hôm 27/3 vừa qua. Văn phòng báo chí Hạm đội Biển Đen cho biết, 3 tàu hộ vệ tên lửa Đô đốc Grigorovich, Đô đốc Makarov và Đô đốc Essen đã tiến hành diễn tập đẩy lùi một cuộc tấn công tên lửa giả định của kẻ thù, và phóng tên lửa hành trình Kalibr trong cuộc tập trận ngoài khơi bờ biển Syria. Đáng chú ý, trong cuộc tập trận này, các lực lượng đặc nhiệm Nga đã tiến hành khoa mục đổ bộ lên tàu bằng máy bay để chiếm quyền kiểm soát.
Nga lựa chọn tổ chức diễn tập quân sự vào thời điểm này, ngoài việc cảnh cáo Mỹ, thì còn vì hai lý do khác. Thứ nhất, cảng Tartus là căn cứ quân sự duy nhất của Nga bên ngoài Liên Xô cũ. Cảng được Syria cho thuê 49 năm, có ý nghĩa rất lớn đối với việc triển khai ở nước ngoài của Hải quân Nga. Với sự tham dự của Nga vào cuộc nội chiến ở Syria, cảng Tartus đã trở thành một “nút” quan trọng cho việc “truyền máu” của Nga cho Syria.
Vũ khí, thực phẩm và các vật liệu khác của Nga được chuyển đến Syria thường được tập kết tại cảng Tartus và trong cuộc chiến ở Idlib, Nga đã bổ sung xe tăng và xe bọc thép mới cho Chính phủ Syria. Do vậy, lực lượng phiến quân ở Syria đã nhiều lần muốn tấn công cảng Tartus, mặc dù các cuộc tấn công không thành công, nhưng vẫn làm cho Nga “hết hồn”.
Nhiều tàu chiến và máy bay chiến đấu của Nga đã được triển khai tại cảng Tartus, chỉ cần một sơ suất nhỏ sẽ khiến phiến quân có cơ hội tạo ra những ảnh hưởng xấu đến lợi ích của Nga ở Syria. Thông qua việc tổ chức các cuộc diễn tập quân sự và đổ bộ đánh chiếm tàu bằng máy bay, lực lượng của Nga tại cảng Tartus có thể nâng cao ý thức và khả năng sẵn sàng chiến đấu, đối phó với các tình huống phát sinh.
Thứ hai, khi lực lượng Chính phủ Syria tấn công Idlib, các tổ chức phiến quân ở đây đã nhanh chóng bị đánh bại và buộc phải rút lui. Điều này làm cho những người ủng hộ phía sau của lực lượng này (Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ) đã không thể “bình chân như vại” và buộc phải tham chiến. Ankara đã đưa nhiều lực lượng đến Idlib tiêu diệt nhiều phương tiện chiến đấu của Quân đội Syria như xe tăng, xe bọc thép và máy bay chiến đấu.
Việc Ankara cố gắng chiếm đóng Idlib chủ yếu là để bảo vệ quyền phát ngôn của đất nước này trong vấn đề Syria và khẳng định vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ như là một cường quốc khu vực. Tuy nhiên, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đã làm tổn hại nghiêm trọng đến sự toàn vẹn của các lãnh thổ và chủ quyền của Syria. Là một đồng minh của Syria, Nga không thể ngồi và theo dõi Thổ Nhĩ Kỳ cản trở Quân đội Syria thu hồi Idlib. Do đó, các cuộc tập trận của Nga tại cảng Tartus cũng có vai trò răn đe nhất định đối với Thổ Nhĩ Kỳ, các cuộc tập trận này cũng gửi đi một thông điệp với Ankara rằng, Nga đứng chung một chiến hào với Syria.
Mặc dù Nga muốn thông qua diễn tập quân sự để cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng điều này không có nghĩa là mâu thuẫn giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ rất khó giải quyết. Trên thực tế, là quốc gia bị Mỹ trừng phạt, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lợi ích chung trên lĩnh vực quân sự, ngoại giao, kinh tế, và hai bên chỉ tồn tại mâu thuẫn trong vấn đề Syria.
Trước đây, khi Mỹ duy trì quân đội tại Syria hỗ trợ lực lượng người Kurd và kiềm chế Nga, để đối phó với Mỹ và bảo vệ lợi ích của bản thân, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có lợi ích chung về vấn đề này. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, Nga cơ bản đã kiểm soát được tình hình Syria, cùng với đó, Mỹ cũng rút phần lớn lực lượng khỏi quốc gia này và chỉ duy trì một số binh lính ở đây, điều này làm cho sự khác biệt giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được mở rộng và khiến tình hình ở Syria trở nên phức tạp hơn.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.