| ||
Nguyên thủy, rắn được xem là vị thần cai quản thủy vực, mang lại mưa thuận gió hòa cho mùa màng. Hình ảnh rắn quấn quanh cây cột nhà, hoặc ẩn mình dưới những gốc đa cổ thụ thường xuất hiện trong các câu chuyện dân gian, biểu trưng cho sự linh thiêng và quyền uy. Tuy nhiên, trong văn hoá tín ngưỡng dân gian, rắn còn được gắn liền với những giai thoại rùng rợn, là hiện thân của ma quỷ, mang đến những điềm báo xấu. Chính sự đối lập này đã xây dựng nên một hình tượng vừa quen thuộc vừabí ẩn, khơi gợi trí tò mò của bao thế hệ.
Người xưa dùng 12 con vật để phân biệt và làm căn cứ để tính toán lịch pháp cũng như tính tuổi, 12 con vật này được gọi là 12 con giáp hay còn gọi là 12 chi, gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi năm đều có 1 con giáp để tính, mỗi tháng, mỗi ngày và mỗi canh giờ đều được tính toán dựa vào 12 chi này, đây là lịch pháp của người xưa, được gọi là âm lịch hoặc nông lịch. Trong 12 con giáp, được chia ra thành 2 thái cực là Âm và Dương, số lẽ thuộc dương và số chẵn thuộc âm. Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất có 5 móng, riêng Ngọ (ngựa có 1 móng) vì số lẽ nên thuộc về dương; Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi đều có 4 móng nên thuộc về âm, trong đó Tỵ không có chân nhưng vẫn thuộc về Âm vì một đều hết sức khác biệt, đó là lưỡi rắn có 2 đầu nên thuộc về Âm.
![]() |
Hình ảnh mãng xà trên Cửu đỉnh triều Nguyễn. |
Rắn là loài động vật thuộc máu lạnh, người xưa quan niệm về rắn rất thực tế. Không phải là con vật hung ác nhất, nhưng lạilà con vật đủ gây nên tai họa dựa vào đặc tính của mình, vì lưỡi rắn luôn thè ra khỏi miệng nên được người xưa gán cho những người độc mồm, độc miệng hoặc các việc ác của con người, (khẩu Xà tâm Phật, cõng rắn cắn gà nhà…). Không phải ai tuổi Rắn cũng bị chi phối bởi những quan niệm trên, đây chỉ là cách để người xưa mô tả về tính cách của các con vật trong tất cả mọingười chúng ta, mỗi con người đều có tính ác trong mỗi thân tâm, tính ác này được biểu đạt qua hình ảnh của con rắn. Tronglĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo hoặc trong lĩnh vực y tế, hình ảnh con rắn luôn hiện hữu và đôi khi còn là biểu tượng trong một số lĩnh vực.
Theo quan điểm dân gian, rắn là loài vật có tính thiêng rất cao nên một số nước có phong tục thờ rắn. Trong việc xuất hànhđi xa, người xưa quan niệm: “gặp rắn thì đi, gặp quy thì lại” thểhiện quan niệm của người xưa, khi đi xa thì việc gặp rắn trên đường là một điềm lành. Tính thiêng của rắn còn thể hiện qua việc trả thù, ngày xưa mỗi khi người dân gặp rắn bò vào nhà, tùy theo loại rắn độc hay không mà chủ nhà có thể tiên đoán được những vận hạn mà mình gặp phải. Nếu rắn không có độc và không hại ai thì chủ nhà sẽ tìm cách đuổi ra ngoài, không giế thại vì lo ngại rắn sẽ trả thù. Bên cạnh đó, cũng có không ítnhững giai thoại về rắn được lưu truyền trong dân gian, ví dụnhư ngọc rắn. Mỗi khi có người bị rắn độc cắn, lấy ngọc rắn ra để vào vết cắn thì nọc độc sẽ được hút hết. Rắn là loài vật không có chân, thân hình trơn tuột nên ngọc rắn sẽ nằm trong miệng, không phải con nào cũng có mà chỉ có trên những con rắn đã sống lâu năm và tánh thiêng cực kỳ cao. Mỗi khi ăn mồi, rắn sẽ nhả viên ngọc ra, khi ăn xong lại ngậm ngọc vào miệng, vì vậy để có được một viên ngọc rắn để trị độc của các danh y thời xưa không phải là chyện dễ.
![]() |
Hình ảnh Rắn thần trên Tháp Chàm. |
Con rắn hay được coi là tượng trưng cho cái ác, nhưng thể hiện qua tính ẩn, cụ thể là chưa diễn ra hành động cho việc ác đó mà chỉ đơn thuần là suy nghĩ ác và nói lời ác mà thôi. Nên vào năm Tỵ (rắn) người xưa thường dạy con cháu phải có tâm hướng thiện và nói những điều lành, tránh sanh tâm ác hại người hại mình và phảiluôn luôn đề phòng thị phi. Đặc biệt là những người tuổi Tỵ, năm 2025 sẽ gặp Thái Tuế và năm tuổi nên đa số sẽ rất dễ bị tai tiếng.
Trong các kinh điển của Phật giáo và điển tịch của các bậc tiền nhân, có vô số những câu chuyện vừa mang tính chất tâm linh, vừa mang tính chất giáo dục. Rắn tượng trưng cho cái ác của mỗi con người, cái ác này không chỉ tiềm ẩn trong đời nàymà đã được tích tụ từ nhiều đời nhiều kiếp, thể hiện qua hành động là Tham, Sân, Si. Bản thân mỗi con người đều có tính thiện và tính ác, làm sao để việc thiện phải nhiều hơn việc ác, lờinói, suy nghĩ và hành động cũng vậy, phải thể hiện việc thiện ra ngoài, việc ác thì ẩn và tiêu diệt.
Năm Tỵ này, hãy xem hình ảnh con rắn như một lời nhắc nhở để chúng ta luôn tỉnh táo, tu dưỡng bản thân. Bằng việc làm lành lánh dữ, nuôi dưỡng những điều tốt đẹp, mỗi người chúng ta đều có thể hóa giải những "con rắn" bên trong, hướng tới mộtcuộc sống an lành và hạnh phúc. Bởi dù là loài bò sát, rắn vẫn có thể tu luyện thành ngọc. Điều này gợi nhắc chúng ta rằng, mỗi con người đều có khả năng hoàn thiện bản thân, vượt qua những giới hạn và trở thành phiên bản tốt đẹp nhất của mình.
Cuối cùng, có thể nói, hình tượng con rắn không chỉ đơnthuần là một con vật trong tự nhiên mà còn là một biểu tượngvăn hóa sâu sắc, chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu xa. Việc tìm hiểu và khám phá ý nghĩa của hình tượng này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chính mình và cuộc sống xung quanh. Thông qua đó, để giáo dục và nhắc nhở mọi người luôn không ngừng hoàn thiện chính mình, làm lành lánh dữ, đạt được an vui trong cuộc sống nhân sinh.
Đại đức Thích Đồng Quý