Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Năm học mới: Khó khăn và hy vọng!

Xét xử
29/08/2021 10:30
Uyên Na
aa
Dịch COVID-19 đang có diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều nơi, đặt ra bài toán không dễ giải là làm thế nào để vừa phòng, chống dịch hiệu quả vừa bảo đảm “dừng đến trường, không dừng học”.


Các bé có một lễ khai trường vô cùng đặc biệt, một mình hát quốc ca trước màn hình trực tuyến… (Ảnh minh họa)

Các bé có một lễ khai trường vô cùng đặc biệt, một mình hát quốc ca trước màn hình trực tuyến… (Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh đó, khi ngày khai trường đã cận kề và nhiều nơi đã công bố khung chương trình năm học 2021 - 2022, ngành Giáo dục đang đứng trước một năm học mới chưa có tiền lệ…

Nhiều tỉnh lùi tựu trường

Trước thềm năm học mới, nhiều địa phương lùi thời gian tựu trường năm học mới 2021 - 2022 do ảnh hưởng dịch COVID-19. Sở GD-ĐT Hải Dương lùi thời gian tổ chức tựu trường với học sinh lớp 1 cho đến khi có thông báo mới. Sở đề nghị các trường thông tin kịp thời cho phụ huynh học sinh.

Trước đó, Hải Dương ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 với học sinh lớp 1 tựu trường ngày 23/8; học sinh các khối, lớp còn lại sẽ tựu trường vào ngày 1/9. Ngày khai giảng là 5/9. Sở GD-ĐT tỉnh này đang xây dựng kế hoạch cho ngày khai giảng năm học 2021 - 2022 với nhiều phương án khác nhau. Trường hợp dịch phức tạp, các trường sẽ khai giảng theo hình thức trực tuyến. Hình thức này được áp dụng với các địa phương có người mắc COVID-19, vùng cách ly, phong tỏa.

Tại Bắc Giang, theo kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022, học sinh lớp 1 tựu trường vào ngày 23/8. Nhưng do dịch COVID-19, Lục Ngạn, Sơn Động quyết định lùi thời gian tựu trường của học sinh lớp 1 đến 1/9. TP Bắc Giang cho học sinh lớp 1 lùi ngày tựu trường đến khi có thông báo mới. Trường học tại các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng và một số xã, thị trấn của huyện Lạng Giang, Yên Thế vẫn đón học sinh lớp 1 đến trường vào 23/8.

Sở GD-ĐT Bắc Ninh quyết định lùi thời gian tựu trường của trẻ mầm non, học sinh phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên đến khi thông báo mới. Trước đó, tỉnh này quyết định học sinh lớp 1 tựu trường ngày 23/8; trẻ mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên sẽ đồng loạt tựu trường vào ngày 1/9.

Tại Hà Tĩnh, lùi thời gian tựu trường năm học 2021-2022 đến khi có thông báo mới. Theo kế hoạch thời gian ban đầu ngày tựu trường là 1/9, riêng lớp 1 tựu trường vào ngày 23/8. Tại Đắk Lắk, Sở GD-ĐT cho lùi thời gian tựu trường của học sinh lớp 1 trễ hơn 1 tuần thay vì cho tựu trường từ 23/8 như trong kế hoạch trước đó.

Tương tự, Sơn La cũng quyết định cho học sinh tạm dừng đến trường do huyện Phù Yên ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, chưa rõ nguồn lây. Sở GDĐT Sơn La cũng lên các phương án cho các tình huống cụ thể. Trước đó, tỉnh này quyết định cho học sinh tựu trường sớm nhất từ 16/8 nhằm có quỹ thời gian, phòng cho tình huống dịch Covid-19 bùng phát.

Tại Nghệ An, Sở GD-ĐT ra văn bản tạm dùng hoạt động của các trung tâm Tin học, ngoại ngữ, kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ chính khóa và các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập từ ngày 17/8 cho đến khi có thông báo mới.

Trong khi đó, TP Hà Nội sẽ tổ chức khai giảng theo hình thức trực tuyến, có truyền hình trực tiếp trên HTV1 vào ngày 5/9…

Học trực tuyến có thể kéo dài

Tại TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc thường trực Sở GD-ĐT cho biết, năm nay học sinh trên địa bàn sẽ không có ngày tựu trường và khai giảng tập trung do ảnh hưởng của dịch bệnh. Sở đã xây dựng 3 kịch bản dạy học tương ứng với tình hình kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn. Học sinh có thể phải học trực tuyến ít nhất 4-6 tuần đầu năm học hoặc có thể kéo dài đến hết học kỳ I.

Năm học mới: Khó khăn và hy vọng! ảnh 1

Sở GD-ĐT TP.HCM thống kê hiện có 249 trường học trưng dụng làm khu cách ly, 453 trường làm điểm tiêm vaccine, có 1.960 giáo viên và 5.898 học sinh thuộc diện F0, F1. Khi hoàn thành nhiệm vụ chống dịch, các cơ sở giáo dục cũng mất ít nhất 2 tuần để sửa chữa, cải tạo lại. Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, ngành giáo dục sẽ chuẩn bị cho kịch bản học trực tuyến đến hết học kỳ I và xác định dạy học trực tuyến là phương thức dạy học ổn định trong năm học 2021-2022. Nhưng ông cũng không phủ nhận thực tế học sinh lớp 1, lớp 2 sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi học trực tuyến.

Năm học vừa qua, trẻ 5 tuổi không được đến trường đầy đủ nên việc làm quen chữ viết, tập viết không có nhiều thời gian. Tương tự, học sinh lớp 1 chỉ có học kỳ I được học tập trung đầy đủ, sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán, các em học trực tuyến một thời gian và kết thúc năm học trong vội vã. Nên việc học trực tuyến với lớp 1, 2 sẽ gặp nhiều khó khăn… Như vậy, năm học này khi chương trình - sách giáo khoa mới được thực hiện với lớp 2 và lớp 6, thầy trò đều bỡ ngỡ vì nội dung, chương trình mới hoàn toàn và thầy trò chưa được gặp nhau làm quen như những năm trước.

Nhưng sự vất vả không chỉ vì độ khó trong chương trình học tăng lên, mà ngay với học sinh lớp 1, khi trường lớp thầy cô hoàn toàn mới mẻ, các con đến trường học trực tiếp còn gian nan, nữa là học trực tuyến. Tất cả những khó khăn ấy, đã và đang là điều hiện hữu trước thềm năm học mới!

Mặt khác, việc tổ chức dạy và học online trong năm học vừa qua được hiểu là giải pháp tình thế. Sẽ rất khó để đưa ra đánh giá liên quan tới chất lượng. Do đó, khi xác định học trực tuyến có thể kéo dài tùy vào tình hình dịch bệnh, nhiều địa phương, gia đình có hoàn cảnh khó khăn để bảo đảm mọi trẻ trong độ tuổi đều được học. Và không chỉ vậy, đó còn là những gia đình mà bố mẹ không có thời gian “kèm” con nhỏ khi chúng cần sử dụng thiết bị để học...

Cùng với đó, năm học mới, những biến động về nghề nghiệp, nơi ở, sinh kế, của các gia đình do ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh tế khó khăn, dẫn tới nguy cơ học sinh bỏ học, thiếu thiết bị học tập… sẽ là những thách thức rất lớn với ngành giáo dục…

An toàn thì mới đến trường

PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương như hiện nay, quan điểm chỉ đạo của Bộ GD-ĐT với nhiệm vụ năm học trước hết là phải bảo đảm an toàn. An toàn thì mới đến trường, đến trường thì phải an toàn.

Hai là, xây dựng kế hoạch nhà trường bảo đảm linh hoạt trong tổ chức thực hiện, bao gồm cả dạy học trực tuyến và trực tiếp. Dịch bệnh phức tạp nên phải thích ứng để bảo đảm chương trình, không vì dịch COVID-19 mà không hoàn thành.

Ba là, giữ được chất lượng dạy học.

Ông Thành bày tỏ: “Tôi hiểu nỗi lo lắng của phụ huynh học sinh là nếu học trực tuyến thì sẽ học như thế nào, có bảo đảm chất lượng hay không? Tôi khẳng định là khi xây dựng chương trình giáo dục, các trường phải tính toán nhiều kịch bản. Trường hợp học sinh không thể đến trường thì học trực tuyến, còn thời gian nào có thể học trực tiếp thì phải coi đó là thời gian vàng để tương tác giữa thầy và trò.

Việc xây dựng kế hoạch học tập trực tuyến để bảo đảm nội dung phù hợp là điều hết sức quan trọng. Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn 3 năm nay và chúng tôi đang hướng dẫn các trường chủ động ngay từ đầu. Chúng tôi đã ban hành Thông tư 09 chỉ đạo các Sở GD-ĐT, các trường bảo đảm tăng cường phát triển công nghệ thông tin dạy học trực tuyến, bảo đảm việc tương tác giữa thầy và trò thuận lợi. Học sinh cũng chuẩn bị tâm thế, không phải đến giờ mới vào mạng để học. Chúng tôi mong các vị phụ huynh hỗ trợ, đôn đốc con em bởi đây là cơ hội để các em có năng lực tự học cao hơn”…

Hơn nữa, năm học 2021-2022 là năm học quan trọng với việc triển khai chương trình - sách giáo khoa mới ở lớp 1, 2, 6 và nhiều đổi mới, đặc biệt là các môn tích hợp. Theo ông Nguyễn Xuân Thành, chương trình mới vẫn là những kiến thức phổ thông cơ bản, phần lớn có trong chương trình hiện hành, tương đồng với các quốc gia trên thế giới. Chỉ có điều, chương trình mới sắp xếp những nội dung kiến thức ấy trong mỗi môn học cũng như các môn học để bảo đảm không có sự trùng lặp kiến thức, giảm bớt các kiến thức hàn lâm.

Kiến thức phổ thông cơ bản giống nhau nên học sinh có thể yên tâm, ông Thành nhấn mạnh. Có thể nói, trong hoàn cảnh dịch bệnh, với ý chí không bao giờ lùi bước trước khó khăn và khả năng sáng tạo không giới hạn, chúng ta tin tưởng một năm học mới với những khởi đầu mới trong khó khăn và rồi khó khăn nào cũng vượt qua. Những ngày này, một số trường, một số địa phương đã bắt đầu năm học mới với lễ khai trường trực tuyến. Các bé lớp 1, lớp 2 một mình hát quốc ca trước màn hình vô cùng xúc động. Một năm học đặc biệt của những nỗ lực và sự cố gắng với tất cả các nhà trường và các gia đình. Tin rằng, trong gian khó, chúng ta sẽ có những thế hệ học sinh mới chủ động trong học tập, dẫu dịch bệnh buộc chúng ta “dừng đến trường, nhưng không dừng học”…

Trong điều kiện phải học trực tuyến kéo dài, nội dung học tập trên lớp của học sinh được tinh giản để phù hợp bối cảnh dịch bệnh. Theo đó, 10 môn sẽ điều chỉnh nội dung dạy học, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Nguyên tắc là tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành, tích hợp một số nội dung thành các chủ đề, điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục. Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn là không dạy, đọc thêm, không làm, không thực hiện, không yêu cầu…

bài liên quan
Hải Phòng có 210 học sinh là F0

Hải Phòng có 210 học sinh là F0

Theo số liệu thống kê từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP, Hải Phòng hiện có 210 học sinh thuộc diện F0, trong đó có 9 học sinh mầm non, 47 học sinh tiểu học, 115 học sinh THCS và 39 học sinh THPT. Bắt đầu từ ngày 6/12, khoảng 80.000 học sinh của huyện Thủy Nguyên cũng dừng đến trường để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh.
Hải Phòng:  Xuất hiện 19 F0 tại 1 xưởng may, hơn 2.200 học sinh huyện Tiên Lãng dừng đến trường

Hải Phòng: Xuất hiện 19 F0 tại 1 xưởng may, hơn 2.200 học sinh huyện Tiên Lãng dừng đến trường

Ngay sau khi phát hiện 01 ổ dịch xuất hiện tại xưởng may của hộ ông Vũ Văn Hiếu (thôn Đốc Hành, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng) với 19 ca F0, khoảng 2.200 học sinh trên địa bàn huyện Tiên Lãng đã dừng đến trường để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.
Học sinh tử vong do điện thoại phát nổ khi học online: Nạn nhân bị bỏng quá nặng do áo khoác bốc cháy

Học sinh tử vong do điện thoại phát nổ khi học online: Nạn nhân bị bỏng quá nặng do áo khoác bốc cháy

Sau khi chiếc điện thoại phát nổ, lửa bén vào áo khóa mà nam sinh đang mặc rồi bùng cháy khiến Q. bị bỏng nặng, tử vong.
Vụ một bé gái 6 tuổi tử vong ở phường Xuân Đỉnh: Bé đã mất trước khi lớp học online diễn ra

Vụ một bé gái 6 tuổi tử vong ở phường Xuân Đỉnh: Bé đã mất trước khi lớp học online diễn ra

Chiều ngày 16/9, thông tin một bé gái 6 tuổi tử vong tại phường Xuân Đỉnh khiến cho nhiều người xót xa, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự việc đau lòng này.
Hà Nội yêu cầu các trường không được thu phí dạy học online

Hà Nội yêu cầu các trường không được thu phí dạy học online

Sở GD&ĐT yêu cầu các nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học online đảm bảo tính khoá học, chất lượng nhưng không được thu bất kỳ khoản tiền nào đối với học sinh, phụ huynh, kể cả Hội cha mẹ học sinh huy động sự đóng góp.
Bé trai bị điện giật tử vong thương tâm khi đang học trực tuyến

Bé trai bị điện giật tử vong thương tâm khi đang học trực tuyến

Trong lúc ngồi học trực tuyến, do máy tính hết pin, trong quá trình cắm sạc đã xảy ra sự cố điện giật khiến 1 bé trai khoảng 10 tuổi tử vong.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đắk Lắk: Đề nghị truy tố nữ chủ hụi lập 22 dây hụi, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng

Đối tượng Tâm đã lập 22 dây hụi rồi rủ người dân tham gia, đóng tiền. Sau đó, người này đã chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng.
Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Bắc Kạn: Điều tra nguyên nhân người phụ nữ trẻ tử vong trong lán

Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn cho biết, đang điều tra nguyên nhân người phụ nữ tử vong tại lán gần nhà (nghi là ăn lá ngón).
Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Hành vi quấy rối tình dục ngoài trụ sở: Vẫn có thể bị xử lý về kỷ luật lao động!

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Tin bài khác
Bắc Giang: Tuyên án Chung thân đối với giáo viên mầm non lừa đảo chiếm đoạt hơn 83,2 tỷ đồng

Bắc Giang: Tuyên án Chung thân đối với giáo viên mầm non lừa đảo chiếm đoạt hơn 83,2 tỷ đồng

TAND tỉnh Bắc Giang vừa mở phiên tòa xét xử, tuyên án chung thân đối với bị cáo Nguyễn Thị Huế (SN 1983), trú tại thôn Dĩnh Tân, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cao Bằng: Tham ô tài sản của doanh nghiệp xăng dầu, 3 bị cáo lĩnh án 40 năm tù

Cao Bằng: Tham ô tài sản của doanh nghiệp xăng dầu, 3 bị cáo lĩnh án 40 năm tù

Lợi dụng việc được giao quản lý cửa hàng xăng dầu, nhóm đối tượng đã tham ô hàng tỷ đồng tiền của doanh nghiệp.
Miếng đất “xẻ” tình bằng hữu!

Miếng đất “xẻ” tình bằng hữu!

Hai người đàn ông tình thân như thủ túc bỗng chốc chỉ vì món lợi vật chất mà tình cảm sứt mẻ, đưa nhau thưa kiện tại tòa. Kết quả thì ai cũng đạt được mục đích nhưng không nụ cười chiến thắng nào nở trên môi vì họ mãi mãi mất đi một người bạn, một mối bang giao nhiều năm vun đắp không tiền bạc nào mua được.
Hoãn phiên xử vụ án á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang

Hoãn phiên xử vụ án á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang

Do thiếu người đại diện của người bị hại, phiên toà sơ thẩm xử vụ án cô gái trẻ từng là á khôi bị sát hại rồi phân xác phi tang phải tạm hoãn.
Tham ô tài sản, cựu kế toán trưởng Viện vệ sinh dịch tễ TW nhận án tử hình

Tham ô tài sản, cựu kế toán trưởng Viện vệ sinh dịch tễ TW nhận án tử hình

Trong phiên xét xử ngày 23/9, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hoàng (SN 1971, cựu Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) mức án tử hình về tội 'Tham ô tài sản'.
Cựu Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ bị phạt 3 năm tù vì gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng

Cựu Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ bị phạt 3 năm tù vì gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng

Ngày 23/9, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" với 2 bị cáo nguyên Chủ tịch UBND huyện Đất Đỏ và nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.
Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Phú Yên: Các bị hại đều bãi nại

Vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Phú Yên: Các bị hại đều bãi nại

Ngày 12/01/2024, TAND tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Xuân Châu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Thành (Cty Việt Thành - phường Tân Phong, quận 7, TP.Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, bản án sơ thẩm ngay sau đó, đã bị kháng cáo.
Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn: Trả hồ sơ vụ án để điều tra lại

Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn: Trả hồ sơ vụ án để điều tra lại

HĐXX toà án nhân dân thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hoá) quyết định trả hồ sơ vụ án "Gây rối trật tự công cộng" xảy ra ở nhà máy gạch Long Thành để điều tra lại.
Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án

Vụ “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn, có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án

Các Luật sư đã đề nghị Hội đồng xét xử dừng phiên toà, làm rõ dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp, làm sai lệch hồ sơ vụ án nêu trên để đảm bảo việc xét xử diễn ra công tâm, khách quan, toàn diện trong vụ án “Gây rối trật tự công cộng” ở Nhà máy gạch Long Thành Bỉm Sơn.
Lĩnh 8 năm tù vì mang dao sang hàng xóm tìm chìa khóa

Lĩnh 8 năm tù vì mang dao sang hàng xóm tìm chìa khóa

Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Kạn vừa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Ma Thế Hồ (SN 1979, trú tại thôn Nà Giảo, xã Yến Dương, huyện Ba Bể) về tội "Giết người”, do mang dao đi tìm chìa khóa.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.