Hà Nội 32 °C
TP Hồ Chí Minh 31 °C
Hải Phòng 32 °C
Đà Nẵng 33 °C
Yên Bái 29 °C
  • Hà Nội Hà Nội 32°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 31°C
  • Hải Phòng Hà Nội 32°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 33°C
  • Yên Bái Hà Nội 29°C

Mê đắm 'dòng chảy' ẩm thực Tây Hồ

Dân sự & tố tụng dân sự
01/07/2024 08:54
Linh Chi
aa
Nhắc đến nền ẩm thực Hà thành có lẽ sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua những món ngon trứ danh gắn liền với quận Tây Hồ. Theo dòng chảy thời gian, quang cảnh, phố xá nơi đây đều thay đổi, duy chỉ có ẩm thực Tây Hồ xưa và nay vẫn vậy, vẫn mang trong mình những tinh hoa ẩm thực được chắt lọc qua bao thế hệ.
Bánh rán mặn Võng Thị nổi tiếng trong nền ẩm thực Thủ đô nhờ vào nước sốt đặc sánh gia truyền.
Bánh rán mặn Võng Thị nổi tiếng trong nền ẩm thực Thủ đô nhờ vào nước sốt đặc sánh gia truyền.

Bánh tôm Hồ Tây - nét riêng ẩm thực Hà thành

Được mệnh danh là món ngon nức tiếng vùng đất Kinh Kỳ, bánh tôm hồ Tây đã đi vào tiềm thức của biết bao thế hệ người dân, là một nét không thể thiếu trong trăm nét tinh hoa của ẩm thực Hà thành.

Gọi bánh tôm Hồ Tây là món ăn đi theo dòng chảy thời gian, bởi dù xuất hiện từ những năm 30 của thế kỉ trước nhưng đến nay món ăn này vẫn có chỗ đứng trong lòng người Hà Nội.

Nhìn lại khoảng những năm 1954, khi bánh tôm Hồ Tây thực sự nổi tiếng, câu nói “lên hồ Tây ăn bánh tôm” hay “ăn bánh tôm ở hồ Tây” đã trở thành khẩu ngữ quen thuộc của người Hà Nội xưa.

Không chỉ vậy, người ở tỉnh xa nếu có dịp đặt chân đến Thủ đô nhất định sẽ tìm đến bánh tôm nóng hồ Tây, để được một lần thưởng thức món đặc sản trứ danh của đất này. Chỉ cần một lần thế thôi cũng đã đủ ấn tượng.

Bởi lẽ, ở cái thời mà người ta chỉ nghĩ xem ăn cái gì cho no lại xuất hiện một món vừa ngon, giá cả lại hợp lý thì nghiễm nhiên bánh tôm hồ Tây là lựa chọn hàng đầu lúc bấy giờ.

Chưa kể vì tọa lạc ở một địa điểm đẹp nên ăn bánh tôm hồ Tây không chỉ để thưởng thức hương vị mà còn để ngắm trời, ngắm đất, ngắm người, ngắm cảnh.

Đó cũng là điểm đặc biệt khiến bánh tôm hồ Tây trở thành nơi liên hoan lý tưởng cho cả gia đình, là nơi đám học sinh tốt nghiệp chia tay nhau, là nơi hẹn hò của nhiều mối tình.

Ngày nay, thời thế thay đổi, cuộc sống hiện đại mang đến nhiều món ăn phong phú, từ món Việt đến món Tây chẳng thiếu thứ gì. Người ta cũng không còn ăn chỉ để no mà còn phải thưởng thức, nhấm nháp, khẩu vị cũng vì thế mà sành hơn.

Tuy vậy, bánh tôm hồ Tây vẫn là lựa chọn yêu thích của nhiều người, là món ăn ngon để lấp bụng buổi xế chiều.

Dạo quanh hồ Tây, nhất là đoạn phủ Tây Hồ không khó để bắt gặp một hàng bánh tôm ngon, thưởng thức một miếng bánh tôm nóng giòn, thơm ngọt, trong khung cảnh yên bình của hồ Tây, tạo nên một buổi chiều tuyệt vời mà ít ai có thể chối từ được.

Gọi bánh tôm Hồ Tây là món ăn đi theo dòng chảy thời gian còn bởi cách làm và cách thưởng thức của nó không bị thay đổi nhiều.

Ngày trước, bánh được làm từ chính những con tôm của hồ Tây, giống tôm nhỏ con, chắc thịt vỏ mềm và ăn rất ngọt.

Thêm vào đó là một chút khoai lang ở bãi sông Hồng thái sợi làm cho bánh ngọt và có mùi thơm nhẹ. Ăn kèm với bánh tôm là rau muống chẻ, mà phải là rau muống bè có ở ao hồ Hà Nội thì ăn mới mềm và không chát.

Bánh tôm thời hiện đại vẫn giống đến 8, 9 phần so với trước kia, có điều một số thành phần của bánh đã ít nhiều thay đổi. Điển hình như khoai lang thái sợi và rau muống chẻ không còn phổ biến nữa, ở nhiều nơi người ta đã giản lược bớt hai nguyên liệu này. Hay những con tôm được sử dụng để chiên cùng bánh giờ đây to hơn, ăn đã miệng hơn.

Dù có ít nhiều thay đổi về diện mạo, nhưng cái quan trọng là bánh tôm hồ Tây vẫn giữ được nguyên vẹn hương vị cổ truyền của nó.

Một phong vị quen thuộc qua bao năm tháng để cho bất cứ ai muốn thưởng thức cũng phải bất ngờ khi cảm nhận được mùi vị ngon lành của bánh tôm rất nóng, rất giòn, rất thơm ngậy với thứ nước chấm pha có nghề với đủ vị mặn, ngọt, chua, cay.

Giờ đây, bánh tôm hồ Tây không chỉ đơn thuần là món đặc sản của Hà Nội mà đã lan rộng đến nhiều nơi, đáp ứng nhu cầu và sở thích của đông đảo thực khách.

Tuy bánh tôm ở đâu cũng có thể làm nhưng hương vị bánh tôm hồ Tây chỉ ở Hà Nội mới có, có lẽ bởi vậy mà những thực khách từ xa tới đây thưởng thức bánh tôm Hồ Tây một lần và nhớ mãi, người Hà Nội đi xa đều nhớ về món ăn đặc sắc của quê hương yêu dấu.

Bánh cuốn 70 năm tuổi trên phố Thụy Khuê

Quán bánh cuốn tuổi đời 70 năm trên phố Thụy Khuê. (Nguồn: Vân Anh)
Quán bánh cuốn tuổi đời 70 năm trên phố Thụy Khuê. (Nguồn: Vân Anh)

“Bánh cuốn rẻ nhất Hà Nội”, “Hàng bánh cuốn già bằng cả đời người”,… là những cái tên được đặt cho hàng bánh cuốn mở bán từ 6h đến 14h hàng ngày trong con ngõ số 29 phố Thụy Khuê, Tây Hồ.

Tọa lạc trên con phố đầy các quán ăn, cách dăm ba mét lại có một hàng quà sáng, thế nhưng hàng bánh cuốn nổi tiếng lâu năm này vẫn luôn là lựa chọn ăn sáng của nhiều gia đình, có nhiều nhà đã là khách quen ở đây đến hơn chục năm có lẻ.

Được biết, quán được mở bán từ những năm 1950, lúc đó quán có tên “Bánh cuốn bà Nguyệt”, giá một đĩa còn được tính bằng tiền hào.

Sau này, quán được gia đình người con là ông Phạm Văn Chính kế nghiệp, tên quán được đổi lại thành “Bánh cuốn Thụy Khuê”. 40 năm qua, hình ảnh ông Chính chăm chú múc từng muỗng bột lên chiếc nồi hơi, tỉ mỉ tráng bánh đã trở nên quen thuộc trong lòng nhiều thực khách, già trẻ, lớn bé đủ cả.

Điều đặc biệt tạo nên danh tiếng của quán ăn không chỉ là sự lâu đời mà còn bởi chất lượng và hương vị của món bánh cuốn. Một trong những điều làm ông Chính tâm đắc nhất đó là vỏ bánh được làm từ gạo tẻ ngon, xay nhuyễn bằng cối đá truyền thống.

Sau đó, bột được lọc qua nước để loại bỏ tạp chất chỉ lấy bột nõn. Đây là công thức được truyền lại từ thời của mẹ ông và vẫn được ông duy trì suốt những năm qua. Về phần nhân, nước chấm và cách làm cũng tương tự như các hàng bánh cuốn khác tại Hà Nội.

Tuy nhiên, chính vì vỏ bánh được làm mịn, bảo đảm độ dai mà vẫn mềm đã làm nổi bật hương vị của mộc nhĩ, nấm hương và thịt. Sự kết hợp hài hoà tạo nên một món ăn tuy đơn giản nhưng vô cùng ngon miệng.

Hàng ngày, ông Chính và vợ dậy từ 4h để chuẩn bị các nguyên liệu như pha bột, xào nhân, dọn dẹp vệ sinh quán. Mỗi ngày hai vợ chồng ông Chính làm khoảng 5 - 7kg gạo, cho ra hơn 200 đĩa bánh. Cuối tuần khách đông hơn, số lượng có thể lên đến 300 đĩa.

Vất vả là vậy nhưng 1 suất bánh cuốn ông Chính bán chỉ 13 nghìn đồng, thêm chả, thịt là 20 nghìn đồng. Trong khi mặt bằng giá chung của món ăn này ở Hà Nội, dao động từ 25 nghìn đến 30 nghìn đồng một đĩa. Trước mức giá rẻ bất ngờ, nhiều thực khách vẫn thường đùa đây là “quán bánh cuốn rẻ nhất Hà Nội”.

Thậm chí có người còn bảo ông Chính tăng giá lên để có lời lãi nhưng ông nhất quyết không tăng, chấp nhận lấy công làm lãi để phục vụ những khách hàng lâu năm đã quen thuộc với giá cả của quán.

Bánh rán mặn Võng Thị - “nhỏ mà có võ”

Bánh tôm hồ Tây là món ăn đi theo dòng chảy thời gian. (Nguồn: TQ)
Bánh tôm hồ Tây là món ăn đi theo dòng chảy thời gian. (Nguồn: TQ)

Dù “trốn” trong con ngõ khuất trên con phố sầm uất Lạc Long Quân, nhưng khi nhắc đến bánh rán mặn, người dân quanh đây đều biết đến quán bánh rán nổi tiếng khắp chốn của gia đình chị Nguyễn Thị Mai Hoa.

Không biển hiệu, không chỗ ngồi khang trang nhưng cứ khoảng 16h chiều, con ngõ 242 Lạc Long Quân, Tây Hồ lại nô nức người ra, người vào, khách đến ngồi kín những chiếc ghế nhựa, hơn chục người xếp hàng, hào hứng chờ đợi lượt gọi món.

Đó cũng là lúc không khí khu vực bếp lộ thiên trở nên sôi động với 7 chiếc bếp “đỏ lửa”, những chiếc chảo ngập dầu hoạt động hết công suất.

Từng chiếc bánh sau khi nặn được đi qua lần lượt 6 chảo dầu lớn, mỗi chảo lại có nhiệt độ khác nhau cho đến khi vỏ bánh vàng ruộm, giòn tan. Chủ quán cho biết rằng việc rán bánh qua nhiều lượt dầu giúp bánh luôn giữ được độ nóng và giòn ngon.

Nhân bánh được chế biến tỉ mỉ với nhiều loại nguyên liệu như miến, nấm hương, mộc nhĩ, thịt heo và được nêm nếm đậm đà bằng các loại gia vị.

Điểm đặc biệt nhất của quán là phần nước chấm chua ngọt, pha hơi sền sệt, có vị cay, được rưới trực tiếp vào bát bánh đã được xắt miếng vừa ăn, kèm theo một chút đu đủ xanh.

Nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng bánh rán mặn Võng Thị nổi tiếng khắp Thủ đô nhờ vào nước sốt đặc sánh gia truyền không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu.

Về giá thành, quán phục vụ thực khách hai loại bánh rán: ngọt và mặn. Bánh rán mặn có giá là 9 nghìn đồng/chiếc, bánh rán ngọt là 6 nghìn đồng/chiếc, giá có phần nhỉnh hơn so với mặt bằng chung.

Thế nhưng theo thực khách tại quán, bánh tuy “nhỏ mà có võ”, một phần vừa no lâu lại vừa ngon nên xứng đáng với giá thành. Nhiều người còn “nghiện” bánh rán ở đây, sẵn sàng xếp hàng chờ đợi để được thưởng thức.

Được biết, quán bánh rán gia truyền này có tuổi đời hơn 30 năm. Trước đây, quán nằm ở phố Thụy Khuê, khu vực gần chợ Bưởi.

Sau này vì nhiều lý do, quán được chuyển đến ngõ 242 đường Lạc Long Quân, Tây Hồ. Khách đến đây đa dạng mọi lứa tuổi từ người già tới trẻ nhỏ, nhưng nhiều nhất là các bạn trẻ.

Nhiều thực khách tìm tới quán vì tò mò trước cảnh khách xếp hàng dài chờ mua bánh rán nhưng sau khi thưởng thức lại trở thành khách “ruột” lúc nào không hay.

bài liên quan
Mới nhất
Đọc nhiều
Từ 1/7/2025: Tăng nặng xử phạt hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Từ 1/7/2025: Tăng nặng xử phạt hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Từ 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2024 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2024 chính thức có hiệu lực.
Đoàn Phật giáo Nepal tham quan tổ chức Pháp hội tại Việt Nam

Đoàn Phật giáo Nepal tham quan tổ chức Pháp hội tại Việt Nam

Đoàn Giáo hội Phật giáo Nepal do ngài H.E Khentrul Kunchok Tenzin Rinpoche dẫn đầu và tăng đoàn gồm 9 vị Tăng, Ni từ Tu viện Thegchen Lekshey Ling thuộc dòng Truyền thừa Karma Kagyu đến tham quan và hoạt động tôn giáo tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Khánh Hoà.
Quyết tâm đảm bảo tiến độ các dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Quyết tâm đảm bảo tiến độ các dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 316/TB-VPCP ngày 24/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát tiến độ các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Tin bài khác
Từ 1/7/2025: Tăng nặng xử phạt hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Từ 1/7/2025: Tăng nặng xử phạt hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Từ 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi năm 2024 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế năm 2024 chính thức có hiệu lực.
Đoàn Phật giáo Nepal tham quan tổ chức Pháp hội tại Việt Nam

Đoàn Phật giáo Nepal tham quan tổ chức Pháp hội tại Việt Nam

Đoàn Giáo hội Phật giáo Nepal do ngài H.E Khentrul Kunchok Tenzin Rinpoche dẫn đầu và tăng đoàn gồm 9 vị Tăng, Ni từ Tu viện Thegchen Lekshey Ling thuộc dòng Truyền thừa Karma Kagyu đến tham quan và hoạt động tôn giáo tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Khánh Hoà.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo việc sử dụng dầu ăn chăn nuôi được

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo việc sử dụng dầu ăn chăn nuôi được 'phù phép'' thành thực phẩm cho người

Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cảnh báo hành vi sử dụng dầu ăn nhập khẩu với mục đích dành cho thức ăn chăn nuôi chế biến thành dầu ăn để chế biến thực phẩm cho người là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Sửa đổi tiêu chí phân bổ vốn Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Sửa đổi tiêu chí phân bổ vốn Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa có ý kiến đối với kiến nghị của Bộ Tài chính về tình hình thanh toán vốn các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo về dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người

Ngày 24/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, việc sử dụng dầu ăn chăn nuôi chế thành thực phẩm cho người vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Chiều nay hơn 1,1 triệu học sinh sẽ làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT

Chiều nay hơn 1,1 triệu học sinh sẽ làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT

Từ 14h chiều nay, thí sinh dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đến điểm thi làm thủ tục dự thi, nghe phổ biến quy chế trước khi chính thức bước vào kỳ thi trong 2 ngày 26-27/6.
Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học là bước đi chiến lược

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học là bước đi chiến lược

aTheo lãnh đạo Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học là một bước đi chiến lược, nhằm trang bị, nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần đưa đất nước phát triển trong bối cảnh hội nhập.
Hàng chục nghìn tấn dầu thức ăn chăn nuôi

Hàng chục nghìn tấn dầu thức ăn chăn nuôi 'biến hóa' thành dầu ăn cho người

Một đường dây sản xuất và tiêu thụ dầu ăn giả với quy mô "khủng" vừa bị Công an tỉnh Hưng Yên phối hợp với các cơ quan chức năng triệt phá.
Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Lịch thi và những lưu ý quan trọng dành cho thí sinh

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Lịch thi và những lưu ý quan trọng dành cho thí sinh

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025, sẽ diễn ra trong bốn ngày: 25, 26, 27 và 28/6/2025. Cụ thể, ngày 25/6 là thời gian để thí sinh đến làm thủ tục dự thi, nhận thẻ dự thi và rà soát thông tin cá nhân. Hai ngày chính thức coi thi là 26 và 27/6, với ngày 28/6 được dành làm ngày dự phòng.
Trao tặng Huân chương Lao động của Chủ tịch nước tại Bình Dương

Trao tặng Huân chương Lao động của Chủ tịch nước tại Bình Dương

Chiều 23/6, UBND TP Bến Cát tổ chức chương trình họp mặt tổng kết, gặp gỡ và tri ân các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn TP Bến Cát.