Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 25 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 25°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

Loạt câu hỏi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước muốn Trung ương tìm lời giải

Hình sự & tố tụng hình sự
17/05/2019 06:26
Phóng viên
aa
Loạt vấn đề liên quan đến chiến lược kinh tế - xã hội, liên quan đến đổi mới và các thành phần kinh tế..., được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gợi mở trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10, sáng nay, 16/5, để Trung ương và các đại biểu tham dự thảo luận, cho ý kiến, xem xét và quyết định.


Trân trọng đăng toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

“Thưa các đồng chí Trung ương,

Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,

Theo chương trình được Trung ương thông qua, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII sẽ bàn về các nội dung: Đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; chuẩn bị cho việc chỉ đạo tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng; và một số vấn đề quan trọng khác.

Trước hết, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi xin nhiệt liệt hoan nghênh, chào mừng các đồng chí đã về dự Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí đã dành cho chúng tôi tình cảm trìu mến, thân thiết và luôn luôn ủng hộ Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thực hiện tốt những nhiệm vụ trong thời gian vừa qua.Về chương trình, nội dung họp lần này, các đồng chí đã vừa nghe Bộ Chính trị báo cáo và đã được nêu khá đầy đủ trong các tờ trình và các báo cáo của Bộ Chính trị, tôi không nhắc lại.

Sau đây, tôi xin phát biểu một số ý kiến có tính chất gợi mở, nêu vấn đề để các đồng chí quan tâm trong quá trình nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến.

1. Về chuẩn bị đề cương các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng Theo quyết định của Trung ương, chúng ta đã thành lập các tiểu ban để chuẩn bị các văn kiện. Nói văn kiện là nói chung, văn bản có nhiều.

Văn kiện trung tâm là Báo cáo chính trị. Cùng với Báo cáo chính trị thì sẽ có Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và nhìn lại 30 năm (1991 - 2021) thực hiện Cương lĩnh, để làm nền, có cách nhìn toàn diện, tổng thể để chúng ta định hướng bàn về chiến lược, nhiệm vụ sắp tới để thực hiện có hiệu quả Cương lĩnh. Trung ương đã quyết định chưa đặt vấn đề sửa đổi Cương lĩnh. Tôi nói rõ ý đó.

Nói Báo cáo chính trị là trung tâm không có nghĩa là chỉ có Báo cáo chính trị. Báo cáo chính trị nêu toàn diện tất cả các vấn đề trên tất cả các lĩnh vực, làm định hướng có tính đường lối, có tính chính trị để sắp tới triển khai các công việc. Cùng với Báo cáo chính trị có Báo cáo tổng kết Cương lĩnh; có 2 báo cáo chuyên đề quan trọng.

Một là, Báo cáo về kinh tế - xã hội. Đặc biệt lần này, chúng ta tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2011 - 2020 để làm cơ sở xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm tới. Kinh tế là trung tâm, lâu nay thường có Báo cáo kinh tế - xã hội nhưng là Báo cáo chuyên đề, nó không trùng với Báo cáo chính trị, nó phải cụ thể hơn.

Báo cáo chuyên đề thứ 2 rất quan trọng là Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và việc thi hành Điều lệ Đảng, để xem xét có cần thiết phải sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội sắp tới hay không? Nếu có sửa thì chúng ta phải tổng kết.

Nhưng Báo cáo kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt cũng là 2 báo cáo chuyên đề đi sâu vào 2 lĩnh vực khó, phức tạp và đặc biệt quan trọng. Nội dung các Báo cáo này không được trái với Báo cáo chính trị, phải theo Báo cáo chính trị, nhưng lại không nhắc lại Báo cáo chính trị một cách chung chung, có điều kiện nói cụ thể hơn.

Tóm lại, các văn kiện trình ra Đại hội XIII là rất quan trọng, trong đó trung tâm là Báo cáo chính trị. Chính vì thế, Trung ương đã quyết định thành lập các tiểu ban, chứ không phải chỉ có một tiểu ban, đó là Tiểu ban Văn kiện, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội, Tiểu ban Điều lệ Đảng. Tiểu ban Văn kiện có nhiệm vụ tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh.

Tiểu ban Kinh tế - Xã hội thì vừa làm báo cáo kinh tế để phục vụ cho Báo cáo chính trị, đồng thời chủ yếu tập trung tổng kết thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm qua và xây dựng chiến lược 10 năm tới.

Như vậy, nói Đại hội XIII không phải chỉ cho đến năm 2026 (giai đoạn 2021 - 2026) mà phải có tầm nhìn chiến lược dài hơn, nhìn lại cả quá khứ và hướng tới tương lai. Bộ Chính trị đã cho định hướng mốc là đến năm 2026 là mốc kết thúc nhiệm kỳ Đại hội XIII, đến năm 2030 là mốc 100 năm thành lập Đảng và đến năm 2045 là mốc 100 năm thành lập nước.

Vậy chúng ta định hướng, hình dung ra nước ta vào năm 2030 sẽ là thế nào? Đến năm 2045, nước ta sẽ như thế nào? Đây là những vấn đề rất lớn, vô cùng khó. Vừa qua họp Bộ Chính trị, họp lãnh đạo chủ chốt, tôi đã nói: Tất cả các địa phương phải theo cách này, không phải chỉ tập trung lo chuẩn bị nhân sự mà phải tập trung xây dựng văn kiện đại hội. Báo cáo trình ra Đại hội không giống như báo cáo thành tích hằng năm, mà cũng phải phân tích quá trình của địa phương, đơn vị mình hiện tại và sắp tới hình dung xem địa phương ta đến năm 2030 sẽ ra sao, đến năm 2045 sẽ là như thế nào.

Đây là việc khó lắm, không dễ, cho nên các đồng chí phải nghiên cứu, chuẩn bị hết sức công phu. Như vậy, lần này so với lần trước có cái khác là không chỉ nhìn trước mắt mà còn nhìn lâu dài, có nhìn về quá khứ để tổng kết cả quá trình.

Tôi chỉ nói một ví dụ: Thời kỳ quá độ là thế nào? Đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế là thế nào? Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không? Đổi mới chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân lực, phương thức, lề lối làm việc… hiểu cho đúng những cái đó.

Hay bây giờ nói kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; vừa qua kinh tế thị trường phát triển như thế được chưa? Có bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa không? Có lệch về phía nào không? Các thành phần kinh tế, các chế độ sở hữu như thế nào? Bây giờ chế độ sở hữu của ta như thế nào? Công hữu, tư hữu, hỗn hợp… Các thành phần kinh tế thì có nhà nước, tập thể, tư nhân, sở hữu hỗn hợp, có đầu tư nước ngoài.

Chúng ta cứ thu hút đầu tư nước ngoài vào thật nhiều, ký kết thật nhiều thì rất hoan nghênh, nhưng đầu tư vào đây thì ta sẽ quản lý thế nào? Có phụ thuộc vào người ta không? Có giữ được độc lập tự chủ không? Trong khi đó, yêu cầu là hội nhập kinh tế nhưng phải độc lập tự chủ.

Bây giờ kinh tế tư nhân đang phát triển rất tốt. Hôm qua tôi có nói: Đừng có kỳ thị với kinh tế tư nhân, phải công bằng, tôi đề nghị sắp tới nơi nào làm tốt phải biểu dương, khen thưởng, thậm chí phong danh hiệu anh hùng cho doanh nghiệp tư nhân.

Không kỳ thị, nhưng đồng thời anh nào có sai thì yêu cầu họ sửa. Nhà nước cũng thế, không phải nhà nước tất cả cái gì đều tốt.

Kinh tế nhà nước có mặt tốt, nhưng vừa qua có rất nhiều thất thoát. Nhưng từ chỗ thất thoát như thế mà dẫn đến coi nhẹ kinh tế nhà nước, chuyển tất cả sang tư nhân thì có đúng không?... Tôi nói ví dụ những vấn đề như vậy có cần bàn không? Lần này tôi nói mang tầm chiến lược là như thế.

Tôi nói đây là những vấn đề vô cùng quan trọng, rất khó và phức tạp. Tại cuộc họp của Tiểu ban Văn kiện, tôi đã khái quát 8 vấn đề khó và phức tạp nhất sắp tới phải tập trung, không phải chỉ Trung ương mà tất cả các địa phương.

Đi khảo sát các nơi, vừa rồi đã nhắc các đoàn rồi, không phải xuống nghe các báo cáo chung chung, phải đi khảo sát, trao đổi những vấn đề tôi vừa nêu trên đây. Tôi nói ví dụ, Thành phố Hồ Chí Minh, 10 năm nữa, 15 năm nữa sẽ là thế nào? Có hình dung được hết không? Hà Nội sẽ là thế nào?

Cứ nói thành phố thông minh, thành phố xanh, vậy nội hàm cụ thể là gì, hoặc nước ta đến năm 2030 sẽ là nước công nghiệp phát triển hay là một nước phát triển, hay là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nội hàm của nó là gì?

Từ năm 2001, chúng ta đã xác định đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, giờ đã trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa? Khó lắm các đồng chí ạ, phải hiểu biết rất sâu sắc cả lý luận và thực tiễn, cả trong nước và quốc tế. Đấy, văn kiện là thế đấy, không phải cốt có báo cáo.

Tôi tạm nêu 8 nhóm vấn đề khó và phức tạp, còn nhiều vấn đề khác nữa, đòi hỏi trí tuệ của Trung ương đóng góp xây dựng các văn kiện. Văn kiện là định hướng để làm chứ không phải để nói.

Tôi nêu một số trọng tâm của Hội nghị lần này để chúng ta bàn, thảo luận cho thật tốt đề cương các văn kiện. Từ đó mới ra cách làm, phân công thế nào, từng nhóm thế nào, khảo sát thế nào, nghiên cứu lý luận thế nào.

Tôi cũng muốn nhấn thêm một số ý này để các đồng chí thấy vị trí, yêu cầu, tính chất rất quan trọng của Đại hội sắp tới.

Tại Đại hội, nhân sự là rất quan trọng và rất khó rồi, nhưng vấn đề nội dung này càng quan trọng hơn, để sau này khi Đại hội công bố ra, nhân dân thấy phấn khởi, tin tưởng vào đường lối của Đảng. Vừa qua, Trung ương đã cho thành lập các tiểu ban, các tiểu ban hoạt động rất tích cực, họp thường xuyên, hội thảo khá nhiều.

Bộ Chính trị cũng đã nghe, các tiểu ban cũng họp mấy lần rồi nhưng vẫn cảm thấy chưa yên tâm, mới là bước đầu, nhưng đây là bước mở đầu rất quan trọng. Lần này, Trung ương thảo luận kỹ, thống nhất được định hướng thì anh em làm sẽ thuận, là rất tốt.

Hội nghị Trung ương chúng ta tập trung cho ý kiến về tư tưởng chủ đề, tiêu đề, kết cấu đề cương, chưa phải đi sâu vào nội dung. Lần này, đối với Trung ương, tôi đề nghị cũng nên đổi mới, phải thực sự cầu thị, đổi mới cách làm.

Khi họp với các đồng chí lão thành, tôi đã nói: Mời các đồng chí lão thành có kinh nghiệm, các đồng chí lãnh đạo dù tuổi cao nhưng còn trí tuệ, tận dụng tối đa trí tuệ của các đồng chí, các tầng lớp trí thức, nhà khoa học trong và ngoài nước.

Hôm vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị lắng nghe ý kiến góp ý của một số chuyên gia, nhà khoa học. Cách làm đó rất tốt, nên làm nhiều hơn nữa, chia làm nhiều chủ đề, nhiều chuyên đề, nhiều đối tượng nghe, cọ xát, thảo luận.

Đề cương các văn kiện trình Hội nghị lần này mới nêu định hướng, có tính chất mở với nhiều phương án khác nhau để Trung ương thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo, lựa chọn một bước, sau đó tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị theo quy trình, qua các bước đóng góp tại đại hội đảng bộ các cấp và lấy ý kiến nhân dân, cuối cùng Trung ương sẽ quyết định để trình ra Đại hội đại biểu toàn quốc.

Riêng về kết cấu của các báo cáo thì cần được quyết định sớm ngay tại Hội nghị này để kịp hoàn chỉnh dự thảo Đề cương và biên soạn nội dung chi tiết. Về cách viết cũng nên có sự đổi mới sao cho sinh động, ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.2. Về định hướng chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Để thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ Chính trị cần ban hành Chỉ thị về vấn đề này. Đây là công việc hết sức quan trọng, bảo đảm thành công của đại hội đảng bộ các cấp và góp phần cho thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vì vậy cần được các đồng chí Trung ương cho ý kiến.

Thời gian qua, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị khóa XI về vấn đề này; khẳng định những kết quả, bài học kinh nghiệm cần được kế thừa, phát huy; đồng thời chỉ rõ những hạn chế, khiếm khuyết cần rút kinh nghiệm và kịp thời điều chỉnh; xác định rõ những vấn đề thực tế đặt ra nhưng chưa có quy định, cần bổ sung thêm.

Trên cơ sở đó, xây dựng dự thảo Chỉ thị mới trình Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến để hoàn chỉnh trước khi ban hành.

Đề nghị các đồng chí quan tâm thảo luận thật cụ thể về Tờ trình và dự thảo Chỉ thị, tập trung làm rõ mục đích, yêu cầu, nội dung đại hội đảng bộ các cấp và công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử cấp ủy, đặc biệt là yêu cầu về phẩm chất, năng lực, cơ cấu, số lượng cấp ủy các cấp; tỉ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc; độ tuổi tham gia cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và về bầu cử cấp ủy...

Thưa các đồng chí, Nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng.

Vì vậy, đề nghị Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy trí tuệ, tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn”.

bài liên quan
Chân dung nhân sự chủ chốt tỉnh An Giang và Kiên Giang trước ngày hợp nhất

Chân dung nhân sự chủ chốt tỉnh An Giang và Kiên Giang trước ngày hợp nhất

Trong số 52 tỉnh, thành sắp sáp nhập theo Nghị quyết mới của Quốc hội, An Giang và Kiên Giang là một trong những địa phương có điểm đặc biệt: Ba trong bốn lãnh đạo chủ chốt (Bí thư, Chủ tịch hai tỉnh) đều là nhân sự được Bộ Chính trị điều động từ nơi khác về, chỉ duy nhất Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang là người địa phương.
Trình Quốc hội Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Trình Quốc hội Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Kết quả sau sắp xếp, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 06 thành phố trực thuộc trung ương và 28 tỉnh.
Cao Bằng: Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026

Cao Bằng: Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026

Chiều 10/6, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Startup Việt trong kỷ nguyên mới (Bài 3): Pháp luật & hội nhập: Hai cánh cửa mở lối cho startup Việt

Startup Việt trong kỷ nguyên mới (Bài 3): Pháp luật & hội nhập: Hai cánh cửa mở lối cho startup Việt

Muốn khởi nghiệp vươn tầm quốc tế, doanh nghiệp không chỉ cần sản phẩm tốt mà phải có hành lang pháp lý vững chắc và chiến lược hội nhập chủ động. Đó là thông điệp cốt lõi từ hai Nghị quyết 59 và 66.
Startup Việt trong kỷ nguyên mới (Bài 2): Trụ cột đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Startup Việt trong kỷ nguyên mới (Bài 2): Trụ cột đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Nghị quyết 57-NQ/TW xác lập trụ cột đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là động lực then chốt thúc đẩy phát triển quốc gia đã đặt nền móng cho khát vọng quốc gia khởi nghiệp bền vững.
Startup Việt trong kỷ nguyên chuyển đổi mới- Bài 1: Những nghị quyết là động lực kinh tế tư nhân

Startup Việt trong kỷ nguyên chuyển đổi mới- Bài 1: Những nghị quyết là động lực kinh tế tư nhân

Với kỳ vọng “cởi trói” cho khu vực kinh tế tư nhân, Nghị quyết 68 - NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 139 NQ-CP của Chính phủ được đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy cải cách mạnh mẽ thị trường vốn, mở ra hướng đi mới nhằm tháo gỡ nút thắt tài chính cho doanh nghiệp.
Mới nhất
Đọc nhiều
Công an tỉnh An Giang phối hợp tiêu huỷ hơn 1.500 công cụ hỗ trợ và vũ khí thô sơ

Công an tỉnh An Giang phối hợp tiêu huỷ hơn 1.500 công cụ hỗ trợ và vũ khí thô sơ

Ngày 22/6/2025, Công an tỉnh An Giang phối hợp Công ty cổ phần Thép Miền Tây tổ chức tiêu hủy hơn 1.500 công cụ hỗ trợ và vũ khí thô sơ các loại đã tiếp nhận, vận động thu gom, thu hồi trên địa bàn. Thừa ủy quyền Ban Giám đốc Công an tỉnh An Giang, Thượng
Khởi công Dự án Đường dẫn ra Cảng tổng hợp TP Hà Tiên với tổng mức đầu tư 1.177 tỉ đồng

Khởi công Dự án Đường dẫn ra Cảng tổng hợp TP Hà Tiên với tổng mức đầu tư 1.177 tỉ đồng

Ngày 22/6, tại TP Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) đã diễn ra Lễ khởi công Dự án Đường dẫn ra Cảng tổng hợp thành phố Hà Tiên – một công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thành phố Hà Tiên nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 3 tập thể và 1 cá nhân ở Nghệ An

Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho 3 tập thể và 1 cá nhân ở Nghệ An

Các tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021- 2025, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
Tin bài khác
Công an tỉnh Quảng Nam triệt phá đường dây đánh bạc qua mạng với quy mô hơn 350 tỷ đồng

Công an tỉnh Quảng Nam triệt phá đường dây đánh bạc qua mạng với quy mô hơn 350 tỷ đồng

Bước đầu, Công an tỉnh Quảng Nam đã triệu tập và bắt giữ 34 đối tượng có liên quan để điều tra hành vi “tổ chức đánh bạc” và “đánh bạc”.
Công an tỉnh Quảng Ninh triệt phá đường dây mua bán gần 600 kg cần sa, khởi tố 26 đối tượng

Công an tỉnh Quảng Ninh triệt phá đường dây mua bán gần 600 kg cần sa, khởi tố 26 đối tượng

Tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án ma túy cần sa trên không gian mạng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, bắt giữ tổng số 26 đối tượng trong đường dây với số lượng ma túy cần sa mua bán, tiêu thụ đặc biệt lớn.
Mất tiền tỷ bởi thủ đoạn giả danh Công an gọi điện lừa đảo

Mất tiền tỷ bởi thủ đoạn giả danh Công an gọi điện lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tuyên truyền cho người thân, bạn bè về phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này.
Bắt tạm giam 8 thanh niên chém người giữa đường tại Đà Nẵng

Bắt tạm giam 8 thanh niên chém người giữa đường tại Đà Nẵng

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát hình sự) - Công an TP Đà Nẵng vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 8 đối tượng về tội “gây rối trật tự công cộng”.
Tạm giữ hình sự tài xế xe container trong vụ TNGT trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Tạm giữ hình sự tài xế xe container trong vụ TNGT trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Sau vụ tai nạn, tài xế xe khách là Phạm Đức T. và phụ xe Nguyễn Văn T. (trú tỉnh Hải Dương) tử vong tại chỗ, nhiều hành khách bị thương.
Bắt đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tài sản trong đình, chùa ở Hải Dương

Bắt đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm cắp tài sản trong đình, chùa ở Hải Dương

Bước đầu, Định khai nhận, trong khoảng thời gian từ ngày 17/5 đến ngày 08/6, lợi dụng lúc đêm khuya đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm ở các đình chùa trên địa bàn tỉnh Hải Dương...
Việt Nam – Campuchia đẩy mạnh hợp tác đấu tranh với tội phạm ma túy

Việt Nam – Campuchia đẩy mạnh hợp tác đấu tranh với tội phạm ma túy

Đại tá Ngô Thanh Bình, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã có cuộc gặp xã giao trực tuyến với Ngài Đại tướng Khing Sà-rạt, Cục trưởng Cục Chống tội phạm ma túy, Tổng cục Công an quốc gia, Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia.
Quảng Nam: Bắt tạm giam đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 11 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt tạm giam đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 11 tỷ đồng

Lê Tiến Dũng bị Công an tỉnh Quảng Nam bắt tạm để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền "khủng".
Triệt xóa băng nhóm tội phạm chiếm đoạt tài sản của hàng trăm nghìn bị hại trên cả nước

Triệt xóa băng nhóm tội phạm chiếm đoạt tài sản của hàng trăm nghìn bị hại trên cả nước

Một băng nhóm tội phạm chiếm đoạt tài sản của hàng trăm nghìn bị hại trên cả nước vừa bị lực lượng chức năng Bộ Công an triệt xoá.
Triệt phá đường dây ma túy xuyên quốc gia từ Kon Tum ra Quảng Ninh tiêu thụ

Triệt phá đường dây ma túy xuyên quốc gia từ Kon Tum ra Quảng Ninh tiêu thụ

Công an Quảng Ninh phối hợp triệt phá đường dây ma túy từ Lào – Kon Tum về Quảng Ninh, thu giữ 3kg ma túy đá, bắt giữ 5 đối tượng liên quan.
tong bi thu to lam lam viec voi 2 tinh an giang kien giang

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang

Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
tien giang dieu tra vu chu doanh nghiep gao nghi bi lua hon 420 ty dong

Tiền Giang: Điều tra vụ chủ doanh nghiệp gạo nghi bị lừa hơn 420 tỷ đồng

Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
quang ninh can canh xe tai cho dat chay ram rap suot ngay dem dan lo hong duong o nhiem

Quảng Ninh: Cận cảnh xe tải chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, dân lo hỏng đường, ô nhiễm

Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
trao quyet dinh bo nhiem thu truong bo tu phap nguyen thanh tu

Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú

Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.