Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức.
Bộ Nội vụ đề nghị Thủ tướng bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức.
Trong văn bản gửi Thủ tướng ngày 28/5 báo cáo về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đã nêu các bất cập, tồn tại của công tác bồi dưỡng, cấp chứng chỉ cho công chức, viên chức.
Theo Bộ Nội vụ thì quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp vì hiện nay các cơ sở đào tạo đã có quy định về chuẩn đầu ra phải đạt trình độ ngoại ngữ, tin học theo các cấp độ tương ứng.
Bên cạnh đó, còn sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Pháp luật Plus, về việc, Bộ Nội vụ đề nghị Thủ tướng bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức, ông Lưu Bình Nhưỡng-ĐBQH khóa XIII cho hay:
“Theo quy định trước kia, yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch, thăng hạng đối với công chức, viên chức đã và đang gây nhiều bất cập, tốn kém và lãng phí thời gian tiền bạc, đặc biệt là “vấn nạn” chứng chỉ giả, chứng chỉ thật.... học giả.
Điều này dẫn đến giảm sút lòng tin của nhân dân vào đội ngũ cán bộ công chức, họ hoài nghi cán bộ mang tiêu chuẩn đó không được trong sáng, đánh đồng người có học thật với cả bằng giả hoặc là bằng thì bằng thật nhưng trình độ giả…
Việc Bộ Nội vụ đề xuất Thủ tướng bỏ quy định về chứng chỉ tin học và ngoại ngữ, điều này sẽ được cử tri và người dân cả nước đồng tỉnh ủng hộ.
Tuy nhiên, chúng ta càng quy định các tiêu chuẩn này sát với thực tế bao nhiêu thì chính chúng ta đang tiết kiệm các nguồn lực cho xã hội và chúng ta có quyền nâng cao năng lực chuyên môn.
Để thực hiện điều này, trước hết chúng ta phải hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này một cách cụ thể".
"Theo tôi, phải phân ra làm hai loại: Một là, tiêu chuẩn chính để đáp ứng yêu cầu chính của công việc gọi là tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Hai là, yêu cầu với tư cách là điều kiện để bảo đảm thực hiện các chuyên môn nghiệp vụ đó.
Như vậy, quá trình chúng ta nghiên cứu để hoàn thiện các quy định pháp luật về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học,… tức là các điều kiện căn bản về chuyên môn nghiệp vụ và các điều kiện cơ bản để đáp ứng các yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn thì cần xác định rõ ràng trình độ, yêu cầu sử dụng để đưa ra quy định phù hợp”- ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng phân tích.
Bộ Nội vụ cho rằng cần bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức.
Đề nghị cắt giảm các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo hướng tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng trong cùng một nhóm ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí làm việc làm.
Như vậy sẽ giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
Bộ Nội vụ cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Đồng thời, kiến nghị lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành cần khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được giao quản lý theo hướng không yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; nghiên cứu quy định về chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức, chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp cho phù hợp với yêu cầu, tính chất hoạt động nghề nghiệp của công chức, viên chức; xem xét lồng ghép các chương trình bồi dưỡng do bộ quản lý chuyên ngành quy định.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết cần quan tâm duy trì giữ chân cán bộ tốt, có năng lực, phẩm chất ngang tầm nhiệm vụ để không “chảy máu chất xám” khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Đó là một trong những yêu cầu trọng tâm được Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại buổi kiểm tra, làm việc, đôn đốc 2 dự án cao tốc trục ngang và trục dọc tại đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 12/12, Bộ Nội vụ cho biết, những ngày qua, trên mạng xã hội chia sẻ nhiều thông tin không đúng sự thật liên quan đến nội dung đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Các báo cáo và ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, năm 2024, các phong trào thi đua tiếp tục phát triển sâu rộng, sôi nổi ở các cấp, các ngành, các vùng, miền, địa phương trong cả nước.
Chiều tối 9/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp, làm việc với đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp, tập đoàn dòng họ Nghiêm, dòng họ Trang từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 129/CĐ-TTg ngày 9/12/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể vừa ký Quyết định số 144/QĐ-BCĐQGKTTT ngày 16/12/2024 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo này.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1576/QĐ-TTg ngày 16/12/2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch).
Cơ quan chức năng Công an tỉnh Thanh Hoá vừa tiến hành thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của Công ty TNHH Security 24.
Tại khu vực biên giới Tây Nam, nhịp giao thương đặc biệt sôi động ở Đồn biên phòng cửa khẩu (BPCK) quốc tế Mộc bài (Tây Ninh) và Đồn BPCK Mỹ Quý Tây (Mộc Bài).
Có nhiều người hỏi tôi: “Anh theo tôn giáo nào vậy?” Mỗi lần như thế, tôi thường mỉm cười và đáp: “Đạo nào cũng dạy con người ta ăn hiền ở lành.” Nhưng nếu hỏi đâu là đạo khó nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: “Đạo làm người.”
HĐXX cấp phúc thẩm nhận thấy bị hại vắng mặt tại phiên tòa và bị cáo Trịnh Thu Trang có đơn kháng cáo kêu oan cũng như một số tình tiết cần làm rõ...nên quyết định tạm hoãn phiên tòa.
Ngày 16/12, Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Mạnh Hùng (37 tuổi, ngụ xã Đông Quan, huyện Đông Hưng) và Vũ Văn Đắc (38 tuổi, ngụ phường Thanh Bình, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương), để điều tra về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông".
Tài xế Đoàn Đức Vinh (28 tuổi, ngụ huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) lái xe tải chở 30 tấn gạch đi qua cầu chỉ cho phép xe tải trọng tối đa 5 tấn, làm sập cầu gây thiệt hại trên 500 triệu đồng nên bị khởi tố, bắt tạm giam.
Mặc dù Trần Thế Hùng chống trả quyết liệt hòng chạy trốn, song các thành viên trong Ban Chuyên án đã mưu trí, dũng cảm quật ngã, khống chế thành công đối tượng. Tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 28.207 viên ma túy tổng hợp cùng các vật chứng liên quan khác.
Công an huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) vừa có quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với 6 bị can về tội "Cố ý gây thương tích" khiến nữ học sinh bị gãy đốt sống cổ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố bắt tạm giam ông Đỗ Văn Luận (SN 1982), Chủ tịch UBND phường Nếnh, thị xã Việt Yên (Bắc Giang) về hành vi nhận hối lộ.
Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, ra chỉ thị, nếu địa phương nào để những tồn tại về ma túy thì lãnh đạo công an nơi đó phải chịu trách nhiệm.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.