UBTVQH vừa thông qua dự thảo Nghị quyết việc lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai sửa đổi. Đối tượng lấy ý kiến gồm người Việt Nam trong và ngoài nước; bộ, ngành; TANDTC; VKSNDTC; Kiểm toán Nhà nước, cơ quan Nhà nước ở địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu...
Việc lấy ý kiến nhân dân tập trung vào nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; trường hợp, tiêu chí, điều kiện thu hồi đất; việc lập và thực hiện khu tái định cư; hình thức lấy ý kiến và trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình khi làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, nguyên tắc áp dụng pháp luật; quyền và trách nhiệm của Nhà nước với vai trò đại diện chủ sở hữu đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ); giao, cho thuê, chuyển mục đích SDĐ; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai... cũng được lấy ý kiến lần này.
Từ 3/1 - 15/3/2023, người dân có thể góp ý trực tiếp bằng văn bản; tham gia góp ý tại hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ TN&MT; cơ quan thông tấn báo chí.
Trí tuệ, quyền của người dân với vấn đề thiết thực với tất cả mọi người đã đến lúc được phát huy. Tuy nhiên, mọi người có phát huy được hay không, nhất là với lĩnh vực có những vấn đề rất khó hiểu như Luật Đất đai? Có thể lấy ví dụ có nhiều người hiểu khái niệm “kế hoạch SDĐ” hay không? Dù luật đã nêu khái niệm “kế hoạch SDĐ là việc phân chia quy hoạch SDĐ theo thời gian để thực hiện trong kì quy hoạch”. Nhưng nếu muốn hiểu khái niệm này thì lại phải hiểu cả khái niệm “quy hoạch SDĐ là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian cho các mục tiêu KT-XH, đảm bảo cơ sở khoa học và thực tế của các mục tiêu phát triển KT-XH để việc SDĐ phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và từng ngành sản xuất”.
Chính vì đây là vấn đề rất khó góp ý, nên Chủ tịch QH đã lưu ý rõ về cơ chế lấy ý kiến cần rõ ràng, phải làm sao để người dân đọc qua dự thảo phát hiện ra vấn đề, tránh việc khi triển khai mới phát sinh hàng loạt vướng mắc. “Chỉ nêu ra mấy nội dung thì chuyên gia còn không hiểu để góp ý thì người dân hiểu và góp ý làm sao”, lãnh đạo QH đặt câu hỏi.
Chủ tịch QH đề xuất địa phương cử người trách nhiệm, hiểu biết về lĩnh vực để làm báo cáo viên, nêu ra các vấn đề vướng mắc, phương án sửa đổi, xem xét tác động đến người dân và DN. Chính phủ nêu rõ vai trò cơ quan chủ trì, cơ quan soạn thảo với việc lấy ý kiến, nhất là ở những địa bàn trọng điểm, vấn đề trọng tâm, đối tượng chịu tác động lớn nhất. Và việc lấy ý kiến cũng không chỉ dừng ở bình luận đánh giá, mà còn cần đưa ra các giải pháp.
Nhiều ý kiến khác của ĐBQH cũng cho rằng quá trình tổng hợp ý kiến cũng cần được giám sát, tránh trường hợp ý kiến rất sát nhưng không được tổng hợp, hoặc tổng hợp khác đi. Cần tránh việc những ý kiến rất xác đáng, sắc sảo, cần thiết nhưng cơ quan quản lý Nhà nước thấy không phù hợp nên không đưa vào. Cần đảm bảo việc lấy ý kiến sao cho trung thực, khách quan; đa dạng kênh tổng hợp ý kiến; tránh việc mình chỉ tổng hợp những gì thuận lợi cho mình, dẫn đến lệch lạc…
Một vấn đề khác trong việc lấy ý kiến cũng được lưu ý cần chấn chỉnh, là làm sao để có cơ chế phản hồi, để người góp ý kiến biết được quan điểm của mình có được tiếp thu hay không? Giải quyết được những vấn đề trên, tin rằng dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ nhận được nhiều ý kiến tâm huyết xác đáng, phù hợp thực tế.
Tại phiên họp lần thứ 41, dự kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 2-2025) liên quan tinh gọn bộ máy.
Sáng 29/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Sáng 25/10, tại thị trấn Vĩnh An, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã tổ chức Hội nghị công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã của huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2023-2025.
Đây là vấn đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh tại phiên họp sáng 9/10, cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2023 tuy có nhiều chuyển biến nhưng vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, lãng phí, là nguy cơ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực. Do đó, cần tiếp tục siết chặt kỷ cương - kỷ luật tài chính…
Các cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước vừa mở cao điểm “90 ngày, đêm” tuyên truyền, hướng dẫn người dân tích hợp giấy tờ trên ứng dụng VneID cho người dân.
Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác tổ chức lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho công chức Tư pháp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Cao Bằng.
Ngày 27/3, Công an An Giang thông tin, lực lượng Công an cùng người dân đã kịp thời bắt giữ hai đối tượng cướp giật điện thoại sau khi chúng liều lĩnh nhảy xuống sông Long Xuyên để tẩu thoát.
200 cán bộ chiến sỹ cùng với các lực lượng chức năng khác thuộc Chuyên án ... đã được triển khai hoàn toàn bí mật, triệt phá thành công ổ nhóm sản xuất ma túy lớn.
Ngày 27/3, Công an An Giang thông tin, lực lượng Công an cùng người dân đã kịp thời bắt giữ hai đối tượng cướp giật điện thoại sau khi chúng liều lĩnh nhảy xuống sông Long Xuyên để tẩu thoát.
Nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành loạt chính sách hỗ trợ tài chính và miễn giảm phí, lệ phí cho các dự án trên địa bàn.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.