Những năm trước, việc truy cập thông tin trên Internet còn xa lạ đối với người dân tại các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang).
Ngày nay, xu hướng làng thông minh và du lịch xanh hậu Covid-19 sẽ góp phần thay đổi cuộc sống thôn thôn của người nông dân.
Thông qua Internet, những nông dân người dân tộc Dao như anh Triệu Quý Bảo (thôn Nà Lòa, xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) có thể tự tin tìm kiếm các thông tin phục vụ sản xuất. Anh tìm được giải pháp chăn nuôi ếch phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Lứa ếch đầu tiên khoảng 1000 con, mang về cho gia đình anh Bảo khoản lãi hơn 10 triệu đồng. Từ số vốn này, anh tiếp tục phát triển chăn nuôi ếch và đầu tư chăn nuôi thêm 200 con ngan.
Thôn Nà Lòa, xã Xuân Lập có 91 hộ với 457 nhân khẩu chủ yếu người dân tộc Dao, Mông sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo của thôn là hơn 70%. Là địa bàn vùng sâu, vùng xa nên việc tiếp cận mạng Internet của người dân rất hạn chế. Cũng nhờ có Internet mà người dân nơi đây có thể tìm hiểu áp dụng các giải pháp kinh tế phù hợp với thế mạnh nông nghiệp bản địa, thu hút du khách đến thăm quan.
Những năm gần đây Internet đã phủ sóng đến tận các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Lâm Bình. UBND huyện cũng đã trang bị máy tính làm việc có kết nối Internet cho cán bộ công chức, viên chức các xã. Từ đầu năm đến nay huyện tổ chức khoảng 80 cuộc họp trực tuyến đến xã và tiến tới thực hiện “Phòng họp không giấy” và ứng dụng “Giao việc tức thời-nhắc việc thông minh”.
So sánh với các vùng sâu vùng xa khác tại Việt Nam, cộng đồng huyện Lâm Bình đã có nhiều giải pháp sáng tạo. Huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Tuyên Quang, cách thủ đô Hà Nội khoảng 280km, diện tích tự nhiên khoảng 78.152 ha, với dân số trên 33.000 người, bao gồm 12 dân tộc thiểu số. Là huyện vùng sâu, vùng xa, vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, địa hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao mà chủ yếu là núi đá vôi và khe sâu; độ che phủ rừng chiếm trên 75%. Hiện nay, tuy kết quả giữ rừng và hệ sinh thái đa dạng như vậy nhưng Lâm Bình vẫn là huyện nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo rất cao, khoảng hơn 30% so sánh với tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước năm 2020 là dưới 4%. Sinh kế người dân phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp.
Vì vậy để đạt được mục tiêu: “phát triển kinh tế bền vững tăng mức sống cho từng người dân”, huyện Lâm Bình đang phối hợp với các chuyên gia xây dựng các mô hình quản lý bảo tồn phát triển khai thác tự nhiên bền vững, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, theo phương thức thông minh gắn kết chặt chẽ với lợi ích kinh tế của cộng đồng cư dân dân tộc thiểu số tại đây. Đáng nói, năm 2019, huyện đã đặt ra định hướng nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, mà trước mắt là xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch thông minh gắn với chương trình OCOP.
Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh, một nhà nghiên cứu lâu năm về mô hình Làng du lịch văn hóa thông minh theo chuẩn OCOP, định nghĩa: “Làng du lịch văn hóa thông minh là hệ thống hữu cơ tổng thể kết nối các thành tố trong hệ thống bằng công nghệ số nhằm đạt mục tiêu về mặt quản trị lẫn quy hoạch. Về quản lý, tất cả các các hoạt động theo quy trình mang tính hệ thống, logic, khoa học. Về quy hoạch phải chuẩn chỉ, phù hợp, bền vững, đồng thuận. Sáng kiến này cần sự chung tay của tất cả các thành phần cộng đồng và chính quyền địa phương để nâng cao lợi thế vùng, cải thiện đời sống người nông dân Việt Nam”.
Theo đó, quy trình xây dựng mô hình bao gồm các bước chính như: Xác định mục tiêu chiến lược lâu dài về phát triển kinh tế du lịch; Xây dựng 2 hệ thống hạ tầng song song là hạ tầng cứng và hạ tầng mềm theo chuẩn nông thôn mới; và xây dựng hạ tầng về công nghệ thông tin.
Mô hình làng du lịch văn hoá thông minh được thí điểm tại huyện Lâm Bình có thể trở thành giải pháp cho các vùng sâu vùng xa ở các tình khác như Sơn La, Thái Bình, Lâm Đồng, Bến Tre… Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam, cả nước có hơn 33 triệu người sống ở thành thị, chiếm 34,4% dân số; trong khi đó, cả nước có hơn 63,1 triệu người sống ở nông thôn, chiếm 65,6% dân số cả nước. Phần lớn lao động ở nông thôn vẫn phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, kinh tế không ổn định.
Du lịch nông thôn theo chuẩn OCOP mới được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam từ khoảng 6 năm trước, đem lại thêm nguồn thu nhập cho người nông dân từ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã “giáng một đòn mạnh” vào ngành du lịch Việt Nam kể từ đầu năm 2020. Theo Thủ tướng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cuộc khủng hoảng Covid-19 khiến du lịch Việt Nam thiệt hại khoảng 23 tỷ USD trong năm nay.
Sau khi đại dịch được kiểm soát tốt ở Việt Nam, du lịch đang có xu hướng chuyển đổi xanh và bền vững, theo kịch bản kích cầu du lịch mới nhất của Tổng cục Du lịch. Theo đó, mô hình làng văn hóa thông minh sẽ trở thành một giải pháp tiềm năng trong công cuộc đổi mới và phát triển bền vững nông thôn, đặc biệt với các khu vực vùng sâu vùng xa, cân bằng giữa hai nhiệm vụ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Sắp tới, TAND huyện Quốc Oai sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Hủy hoại tài sản” xảy ra tại Công ty TNHH Bình Minh. Do có tình tiết mới và nhiều tình tiết chưa được làm rõ, luật sư tham gia vụ án đã có kiến nghị HĐXX tạm đình chỉ vụ án.
Ngày 29/09/2024, lễ ra mắt sản phẩm và các giấy phép công bố thuộc thương hiệu HAMYY SKIN với mục tiêu xây dựng thương hiệu Việt, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp của người Việt đặt tiêu chuẩn quốc tế.
Bộ Công Thương đã ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ba ơi, con yêu Ba, con nhớ Ba nhiều lắm. Nếu có kiếp sau, con chỉ mong Ba đừng rời xa con. Hãy ở lại bên con lâu hơn, để con được sống trọn vẹn với tình thương của Ba, để con có thể gọi “Ba ơi” như bao người khác.
Do mâu thuẫn, trên đường chở ông Phúc về nhà, Long dùng tay đánh liên tiếp vào vùng đầu, ngực, bụng và tay ông Phúc. Khi về đến nhà, Long tiếp tục đánh ông Phúc dẫn đến tử vong.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.