Dưới chân núi Tản Lĩnh, có một ngôi làng thuốc Nam chữa bách bệnh nổi tiếng của mạn Sơn Tây, Hà Nội… đó là thôn Yên Sơn. Những ngôi nhà của người Dao nằm chênh vênh trên những sườn núi dải nhựa mới cùng với nghề thuốc bí truyền nổi tiếng “chữa bách bệnh”. Chính nghề thuốc Nam truyền thống đã giúp cuộc sống người Dao tại Yên Sơn thay da đổi thịt từng ngày.
Cách trung tâm Hà Nội hơn 70km về phía Bắc, làng thuốc Nam Yên Sơn ( xã Ba Vì, Sơn Tây, Hà Nội) nằm cheo leo trên những vách núi Tản Lĩnh, thuộc quần thể Vườn Quốc gia Ba Vì. Gọi là “làng chữa bách bệnh” vì nơi đây vốn là vùng thuốc Nam có tiếng của đồng bào Dao, chưa kể là làng có nhiều thầy lang giỏi nổi tiếng trong và ngoài Hà Nội. Người ta vẫn truyền tai nhau về Yên Sơn mua thuốc chữa bệnh có tác dụng rất tốt.
Người Dao ở cả ba thôn của xã Ba Vì đều thuộc dòng Dao quần chẹt, ở phía Tây dãy Tản Viên Sơn. Trước đây, cộng đồng dân tộc Dao chỉ quen với việc du canh du cư trên khu vực núi cao Tản Lĩnh. Sau cuộc vận động hạ sơn vào năm 1968, đặc biệt từ khi thành lập Khu bảo tồn Vườn Quốc gia Ba Vì năm 1991, người Dao Yên Sơn di chuyển định cư dưới chân núi. Vốn có gốc làm thuốc, ban đầu phục vụ việc chữa bệnh cho cộng đồng người Dao trong vùng. Đến nay, nhờ hạ sơn và các thay đổi của xã hội, họ thức thời hơn, chuyển mình sang phát triển nghề thuốc để tăng thu nhập.
Trưởng thôn Yên Sơn, bà Lê Thị Lân cho biết: “Toàn thôn có hơn 80% hộ gia đình làm thuốc Nam. Các loại thuốc được sản xuất rất đa dạng, chữa được bách bệnh từ đau ốm vặt, đau răng đến các bệnh nan y, nam khoa khó chữa như vô sinh, hiếm muộn…”.
Thuốc Nam Yên Sơn vốn nổi tiếng khắp các vùng Hà Nội, Phú Thọ, Sơn La, Hải Dương… Có một nét lạ ở đất Yên Sơn đó là người ta chỉ thấy toàn phụ nữ làm thầy thuốc, rất hiếm khi có người nào là nam giới theo nghề. Theo lương y Triệu Thị Thanh, việc bốc thuốc ở đây chủ yếu là việc của phụ nữ, đàn ông phụ nấu thuốc và đi kiếm thuốc trên núi cao.
Anh Vũ Đức Mạnh (Hai Bà Trưng – Hà Nội) cho biết anh rất tin tưởng thuốc tại Yên Sơn. Anh hay lên mua cao, thuốc mát gan hay thuốc bổ cho mọi người trong gia đình uống. Vì vậy, anh thường cất công đi về đây mua thuốc cho chuẩn nhất để về sử dụng hoặc biếu tặng bạn bè, họ hàng.
“Phất” lên nhờ nghề thuốc
Nhờ sự phát triển “chóng mặt” của làng nghề làm thuốc Nam Yên Sơn, chỉ sau 3 năm bộ mặt kinh tế nơi đây đã thay đổi.
Làng từ 150 hộ nghèo, hiện tại chỉ còn khoảng 40 hộ nghèo và sắp tới số lượng đó sẽ tiếp tục giảm. Con đường lầy lội xưa kia cũng được thay bằng hệ thống đường nhựa bê tông hóa.
Những ngôi nhà “tiền tỷ” như biệt thự mọc lên len lỏi trong những rặng dài cây rừng.
Dòng người đổ về mua thuốc Nam người Dao Yên Sơn ngày một đông. Nhiều hộ gia đình kết nối được nhiều mối buôn bán lớn ở nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Nam Định, Hà Nam... Không chỉ mở rộng thị trường trong nước, nhiều hộ đã xuất được thuốc sang nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản... Còn chị em người Dao thức thời hơn trong việc quảng bá các sản phẩm thuốc khi không chỉ đem đi các hội chợ mà còn quảng cáo trên facebook, zalo…
Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại Yên Sơn đã “phất” lên nhanh chóng nhờ làm và kinh doanh thuốc Nam. Họ bắt đầu kết nối với những đại lý dưới xuôi, tìm nguồn xuất đi nước ngoài để tăng thêm thu nhập. Nhiều người xây được nhà tiền tỷ, mua ô tô sang, cho con đi du học nhờ làm thuốc, bán thuốc Nam. Quả thực, thuốc đã thay đổi cả một làng bản!
Dừng chân tại một cơ sở làm thuốc khá quy mô tại Yên Sơn, ngay chân dốc xóm 1, khu xưởng nấu cao rộng 50m2, có 8 nồi nấu cao dược hoạt động 24/24.
Có đến 8 nồi cao được chất củi liên tục, theo chủ cơ sở này phải 4 người túc trực liên tục. Mỗi mẻ thuốc lấy về được nấu trong 20 ngày, cho ra thành phẩm là 1 tạ cao thuốc Nam với đủ loại thảo dược để chữa bệnh, tăng cường sức khỏe.
Mỗi tháng xưởng sản xuất được 1.5 tạ cao, thu nhập khoảng 300 triệu có tháng cao điểm thì thu nhập hơn. Hiện tại, chủ cơ sở này đã xây được cơ ngơi gần 2 tỷ nhờ làm thuốc và buôn bán các sản phẩm thuốc Nam.
Vừa trông các nồi cao còn nóng, bà Lý (một người làm tại xưởng) cho biết: “Mẻ cao này đã có người đặt rồi. Giờ chỉ nấu và chế biến ra thành phẩm cho khách. Khách ở tận TP Hồ Chí Minh mua về để buôn”. Công việc tuy vất vả nhưng đem lại thu nhập đáng kể cho bà, hơn việc làm nương rẫy hay làm thuê tự do dưới Hà Nội.
Nguy cơ cạn kiệt thuốc quý
Hàng trăm năm nay người Dao ở Ba Vì đã tận dụng nguồn thuốc quý với hơn 280 loại trên khu vực núi Tản Lĩnh để chế biến.
Trước đây, khi làng nghề còn sản xuất manh mún thì nguồn thuốc tại chỗ vẫn đủ để phục vụ nhu cầu làm thuốc của các hộ người Dao.
Tuy nhiên, cuộc sống đổi thay từng ngày, dưới tác động mạnh mẽ của “cơn lốc” cơ chế thị trường, việc sản xuất thuốc Nam của người Dao ở Ba Vì cũng bị cuốn theo. Nguồn thuốc trên núi Tản Lĩnh, khu Ba Vì đang dần cạn kiệt vì sức ép khai thác chóng mặt.
Bà Triệu Thị Lý (một chủ sản xuất tại Yên Sơn) cho biết: “Chúng tôi bắt đầu phải đi những vùng xa hơn như Phú Thọ, Yên Bái để kiếm thuốc. Bắt đầu đi rừng từ sáng sớm và trở về khi tối muộn, đợt nào nhiều thì vài ba ngày, mỗi lần khoảng vài tạ thảo dược để về chế biến. Nhưng rồi cũng phải lo vì nguồn thuốc đang cạn kiệt từng ngày”.
Hợp tác xã Dịch vụ thuốc Nam dân tộc Dao Ba Vì được thành lập nhằm khai thác và bảo tồn có hiệu quả nhiều loài thuốc quý.
Mặt khác, giúp người dân kết nối thương mại, phát triển kinh tế và phát huy tối đa nghề truyền thống. Những năm qua, nhiều hộ dân ở đây đã xây dựng được vườn thuốc Nam tại gia đình.
Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Lân cho biết: “Việc trồng cây thuốc vẫn chưa đạt nhiều hiệu quả, vì chủ yếu là trồng các cây thuốc phổ thông.
Mặt khác, khu vực trồng thuốc chưa phù hợp với tính chất của các cây thuốc và kĩ thuật canh tác chưa cao nên chưa đạt nhiều hiệu quả. Việc lấy nguyên liệu vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thuốc tự nhiên trên núi”.
Mặt khác, cả Yên Sơn người dân đều sống ở độ cao trung bình 400m, diện tích canh tác mỗi hộ cũng khá hạn chế.
Ngoài việc điều kiện canh tác ít ỏi thì người dân nơi đây cũng không có nghề phụ. Họ đành tận dụng nghề thuốc lưu truyền từ cha ông truyền lại và phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu trên núi Tản để bốc thuốc. Người Dao coi đó là cái nghiệp mưu sinh.
Dù trong họ vẫn còn nhiều trăn trở về tương lai, về số phận nguồn thuốc đang ngày cạn kiệt, nhưng họ vẫn cố gắng giữ nghề và cách tốt nhất phát triển bền vững.
Trước khó khăn, trăn trở của đồng bào Dao về nghề thuốc Nam, hy vọng của họ vẫn được hỗ trợ từ những các cấp, các ngành, doanh nghiệp và chính quyền địa phương để có những hướng phát triển phù hợp.
Một mặt giúp họ phát huy thế mạnh nghề quý, vừa tạo kế sinh nhai bền vững. Đồng thời, có những phương hướng giữ gìn nguồn thuốc quý hoặc có cách giải quyết vấn đề sản xuất tại gia đình để tự cung cấp nguyên liệu sản xuất.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Hoàng Văn Niệm liên hệ đặt mua vảy tê tê và các sản phẩm khác của động vật hoang dã từ nước ngoài, vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh, sau đó gửi xe khách đưa về xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Cùng với công tác dân vận mang tính truyền thống, công tác dân vận trên Internet và mạng xã hội đang trở thành vấn đề cấp thiết, đòi hỏi sự nhạy bén và sáng tạo. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị của những chiến sĩ tác chiến không gian mạng mà còn là sứ
Đây là dịp để các cán bộ, chiến sỹ, cựu chiến binh Đại Đoàn Đồng Bằng Sư đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh cùng ôn lại chặng đường vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.