Từ khi gia đình tôi chuyển vào Tây Nguyên sinh sống, mua được một mảnh đất xây nên một ngôi nhà tài chính cũng cạn kiệt, gia đình tôi bắt đầu rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Ảnh minh họa. (Ảnh: AJ)
Cuộc sống từ ở nông thôn ra thành phố để mưu sinh không phải là chuyện dễ dàng, cha mẹ tôi quan niệm rằng: "An cư xong mới lập nghiệp”. Nên đã cố gắng dốc hết toàn bộ tài chính để mua một mảnh đất, xây nên một ngôi nhà và xây thêm ít chuồng trại nho nhỏ để chăn nuôi heo.
Cũng chính từ đấy gia đình tôi bước vào một ngã rẽ khác, cuộc sống khó khăn hơn rất nhiều. Cha tôi ở nhà chăn nuôi, còn mẹ tôi buôn bán lẻ mũ, dép ở ngoài chợ. Nhưng cũng chỉ được dăm ba đồng hàng ngày chỉ đủ cơm nước cho gia đình.
Còn tiền bố tôi chăn nuôi vì không có vốn nên chăn nuôi tự ươm giống để nuôi, khi bán được lứa heo cũng chỉ đủ để chị em chúng tôi học hành. Còn rất nhiều việc cha mẹ tôi phải lo.
Cái lo lắng của cha mẹ tôi không chỉ có việc tài chính trong gia đình mà cái lo lắng nhất của cha mẹ tôi là sợ chị em chúng tôi ăn chơi đua đòi, phá phách. Môi trường thành phố có rất nhiều cám dỗ, cha mẹ tôi mà lơ là không quan tâm là chị em chúng tôi hư hỏng ngay.
Cũng cũng chính từ lo lắng đó cha mẹ tôi rèn tôi nhiều hơn, bắt đầu giao việc cho tôi đi lấy nước cơm thừa ở quanh khu vực tôi sống để về nấu lại cho heo ăn.
Tôi nhớ lúc đấy nhà tôi có chiếc xe đạp, đằng sau có gác ba ga tôi dùng thanh gỗ buộc ngang gác ba ga trên chiếc xe đạp, để hai thùng sơn để lên hai đầu của thanh gỗ, đạp xe đi đến từng nhà để lấy.
Cứ tầm 4-5 giờ chiều tôi lại ngồi trên “con ngựa sắt”, vi vu trên những con đường vào từng nhà để lấy nước cơm thừa, canh cạn về nấu cho heo.
Khi tôi đến từng nhà để lấy nước cơm thừa về, mọi người ở đấy vui lắm nói chuyện chào hỏi với tôi rất niềm nở. “ Cháu chào bác, cho cháu tới xin nước cơm về nấu cho heo ăn ạ. Nước cơm đấy cháu vào lấy đi, ngoan nhỉ, còn nhỏ thế này mà đã phụ giúp cha mẹ rồi à…”. Chính những lời nói động viên như thế khiến tôi cảm thấy hạnh phúc và tiếp tục cố gắng.
Hàng ngày cứ biểu chiều đi lấy nước cơm về nấu cho heo, ra đường gặp ông bà hàng xóm đi tập thể dục tôi lại chào hỏi “cháu chào ông ạ, ông chào cháu”, gặp các cô các bác anh chị lớn tuổi hơn mình ở ngoài đường tôi cũng chào hỏi, mặc dù đạp xe về chở nặng những vẫn cười tươi niềm nở để chào hỏi mọi người, cảm thấy tôi và mọi người ở đấy gần gũi và yêu thương nhau hơn.
Cũng chính vì quý mến mọi người ở đấy có những trái cây chín lại đưa cho tôi như quả mít, bơ, sầu riêng, ổi…tôi cảm thấy giá trị của tình yêu thương với hàng xóm láng giềng nó nằm ở đấy, tôi cảm thấy hạnh phúc. Vì họ nhớ tới tôi, yêu thương tôi và tôi cũng thế.
Có hôm đi lấy nước cơm gặp cô giáo dạy mình tôi cũng gật đầu chào cô, nở một nụ cười thật tươi. Hôm sau đi học gặp lại cô, cô nói với tôi: ”Cô thấy công việc của em làm, cô rất yêu quý em. Em cứ cố gắng học tập thật tốt để sau này em không phải vất vả như bây giờ nữa. Cô tin em sẽ làm được…”. Cũng chính sự chân tình, lời động viên của cô giáo dạy tôi nên tôi đã cố gắng phấn đấu học hành. Giờ đây tôi đã không phải đạp xe đi lấy nước cơm nữa, nghĩ lại lời động viên của cô giáo trân quý biết bao.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Báo Bình Định)
Ở thời điểm có những lúc tôi thèm được như các bạn cùng trang lứa với tôi, các bạn được ba mẹ đưa đi học rồi đón về, ăn sáng còn được ba mẹ mua cho mang tới tận lớp… Tôi không nhận được những điều đó, khiến trong lòng tôi cảm thấy rất tủi thân, cũng có sự so bì giữa mình với các bạn.
Nhưng lại mau chóng quên đi vì lại phải nhớ tới nhiệm vụ chiều về đi lấy nước cơm cho heo, mình không lấy nước cơm về con heo nó sẽ đói không có gì ăn, lại sợ bố mẹ la mắng, nhà mình nghèo cố gắng thôi.
Tối cứ thế vừa đi học, vừa đi lấy nước cơm thừa, canh cạn về để nấu cho heo. Một hôm bố ngồi uống nước gọi tôi vào, Bố hỏi tôi: “ Thế con lấy nước cơm cho heo con cảm thấy thế nào? Có vất vả không con?”.
Tôi trả lời bố rằng: “ Con mệt lắm bố ạ, suốt ngày phải đạp xe đi lấy thôi, không được đi đâu chơi cả”. Bố tối chỉ tủm tỉm cười rồi đưa cho tôi một cuốn tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy”. Bổ bảo với tôi con hãy đọc và cảm nhận nó, rồi con xem việc đi lấy nước cơm về nuôi heo có đáng hay không?.
Thời gian sau tôi cũng đọc hết cuốn tiểu thuyết ấy, tôi thấy có chi tiết về nhận vật Paven trong cuốn tiếu thuyết còn đi rửa bát thuê sống qua ngày. Tôi nghĩ lại với bản thân, mình đi lấy nước cơm về nuôi heo là việc đáng làm thôi. Vì giúp được cha mẹ, vừa giữ gìn được môi trường sống.
Thế là tôi lại tiếp tục đạp xe đi lấy nước cơm cho heo hết ba năm, sau đó gia đình tôi mua được chiếc xe máy năm mươi phấn khối. Tôi vẫn tiếp tục đi lấy, bằng chiếc xe máy mới không còn phải đạp “con ngựa sắt” đi lấy nước cơm nữa.
Cuối cùng tôi đã tiếp tục theo con đường học hành, rèn luyện phấn đấu, dù đi đâu hay làm gì tôi luôn được mọi người yêu thương, chia sẻ. Điều đó khiến tôi cảm thấy hạnh phúc.
Giờ đây tôi ngẫm lại một điều, mọi khó khăn chỉ là thử thách, chúng ta nhìn vào một vấn đề nó lạc quan hơn, yêu thương nhau hơn thì hạnh phúc sẽ đến với chúng ta. Có điều quan trọng chúng ta có thấy được những điều tốt đẹp, những điều hạnh phúc đang tồn tại xung quanh chúng ta hay không mà thôi.
Sáng 17/6, đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm và chúc mừng Báo Pháp luật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).
Pháp luật có thể đưa ra những phép tính rõ ràng, nhưng tình thân thì không thể quy đổi bằng con số. “Di chúc của cha – Giọt nước mắt của mẹ” không chỉ là vụ việc chia thừa kế đơn thuần, mà là lời nhắc nhở: Trong mọi quyết định liên quan đến tài sản, hãy dành chỗ cho sự lắng nghe, chia sẻ và tình thương giữa những người ruột thịt.
Chiều 10/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật (Nghị quyết).
Vụ việc một người đàn ông leo lên ngai vàng triều Nguyễn tại điện Thái Hòa, Đại nội Huế làm gãy phần tựa phía trước gây xôn xao dư luận. Theo luật sư, hành vi phá hoại bảo vật quốc gia có thể bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, việc xử lý còn phụ thuộc vào mức độ thiệt hại, tình trạng sức khỏe tâm thần của đối tượng để đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vừa có Báo cáo về việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của Pháp luật Plus, đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng siết chặt công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Chiều 23/6, tại Nam Định, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình về kết quả triển khai, thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương và một số nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
Chiều 23/6, sau một tuần nghị án, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt tổng cộng 36 năm tù đối với 4 bị cáo cùng ngụ huyện An Biên về tội "giết người", gồm: Lương Quốc Bảo (12 năm tù), Lưu Quốc Trường (11 năm tù), Lưu Văn Thao (9 năm tù) và Lương Văn Chuyền
Liên quan đến việc hơn 1.000 chai nước mắm bị vứt bỏ ở tỉnh Quảng Nam, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa sẽ phối hợp với chính quyền kiểm tra xưởng sản xuất của Công ty CP chế biến thủy sản T.H.
Cục Hàng không Việt Nam vừa thông tin về tình hình vận chuyển hàng không 6 tháng đầu năm đầu năm 2025. Theo đó, sản lượng hành khách thông qua các Cảng hàng không 6 tháng đầu năm đạt 59,7 triệu khách, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.