“Bỉm (tã giấy) sẽ phân huỷ trong thời gian bao lâu?” – câu hỏi mà nhiều người thắc mắc và chắc chắn rằng, họ sẽ sửng sốt khi biết đáp án: Bỉm kéo dài “đời sống” đến hơn 5 thế hệ con người.
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người đang phải gánh chịu. Đặc biệt là đối với bỉm dùng một lần, được thừa nhận là rất tiện dụng cho phụ huynh nhưng lại là rác thải "bốc mùi" gây ô nhiễm. Việc người dân vô tư thải bỉm qua sử dụng ra môi trường góp phần làm tăng gánh nặng xử lý rác thải. Vì vậy, việc tuyên truyền để mọi người có ý thức là giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường.
Chắc chắn khi đọc xong loạt bài viết “Sự nguy hiểm của BỈM khi thải ra môi trường” của Pháp luật Plus - Báo Pháp luật Việt Nam, mọi người sẽ cân nhắc hơn trước khi lựa chọn sử dụng bỉm, tã dùng một lần.
Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam là vấn đề nhức nhối và đáng báo động. Là địa phương đứng thứ hai trong cả nước về mức độ xả rác thải, TP Hà Nội luôn đau đáu với bài toán xử lý rác thải sinh hoạt.
Người dân vô tư vứt rác bừa bãi ra vỉa hè, lề đường gây mất vệ sinh, khó khăn cho giao thông đi lại. Thậm chí, nhiều người còn vứt tuỳ tiện, sai giờ quy định, không đúng chỗ khiến bất kỳ đâu cũng thấy rác thải ngổn ngang vì công nhân vệ sinh môi trường chưa kịp thu gom.
Dọc các con phố trên địa bàn TP Hà Nội, không khó để chúng ta bắt gặp những hình ảnh túi rác to, nhỏ nằm cạnh lòng đường, chiếm vỉa hè của người đi bộ. Thậm chí còn có những nơi rác chất đống tại các cột điện, cột đèn tín hiệu giao thông… Đi sâu vào ngõ, ngách cũng xuất hiện không ít bãi rác tự phát.
Không chỉ ở Hà Nội, tại các tỉnh/TP khác trên cả nước cũng vậy, tình trạng rác thải ra môi trường luôn là vấn đề “nóng” cần giải quyết cấp bách, được ưu tiên hàng đầu.
Như tại TP HCM, theo số liệu Sở Tài nguyên & Môi trường thống kê, mỗi ngày đêm TP thải ra khoảng 9.400 tấn rác sinh hoạt (chưa kể rác công nghiệp), mỗi năm còn tăng thêm 10%.
Còn ở khu vực nông thôn, với hơn 63 triệu người sinh sống (chiếm hơn 65% số dân), mỗi ngày tại khu vực này lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng hơn 28 - 30 nghìn tấn.
Tuy nhiên, hiện công tác quản lý, thu gom, xử lý đang gặp không ít khó khăn và bất cập… khiến tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng ở nhiều địa phương, ngay cả những tỉnh miền núi như Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Hòa Bình….
Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2021, mỗi ngày có khoảng 917 tấn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, trong đó tỷ lệ được thu gom và xử lý cũng mới đạt 89,2% và 93%.
Toàn tỉnh hiện đã bố trí được 1.387 điểm tập kết, thành lập 162 công ty, tổ hợp tác xã, tổ vệ sinh môi trường chuyên trách… nhưng vẫn còn phát sinh điểm tồn lưu rác thải.
Không khó để bắt gặp những túi bỉm xuất hiện trên các xe thu gom rác, bởi đây là một loại rác thải khá phổ biến. Chị M - một công nhân vệ sinh môi trường cho biết những loại tã giấy, bỉm thường được người dân cuộn tròn rồi bỏ vào túi bóng và vứt chung vào túi rác của gia đình.
Vô tư vứt rác thải ra môi trường là vậy nhưng ít ai biết rằng, thời gian để mọi thứ phân huỷ sẽ mất đến hàng trăm năm. Và chắc hẳn, ai cũng biết, hạn chế dùng đồ nhựa, túi nilon bởi thời gian phân huỷ lâu thì bỉm – thứ thông dụng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, có cấu tạo tưởng chừng như đơn giản từ bông và vải lại có thời gian phân huỷ từ 500 – 800 năm. Trong khi đó, thời gian phân huỷ của giầy da từ 25-40 năm, lon thiếc từ 80-100 năm…
Năm 2020, Công ty An Phát Holding - một đơn vị chuyên về sản phẩm và nguyên vật liệu nhựa sinh học phân hủy cũng đưa ra số liệu về thời gian phân hủy của bỉm, tã lót có thời gian từ 250 - 500 năm.
Một túi rác thải sinh hoạt, bên trong có các nhãn hiệu bỉm, tã giấy có nguồn gốc đa dạng từ nước ngoài (Nhật Bản), lẫn Việt Nam.
Dù ở nông thôn hay thành thị, bỉm là món đồ dùng không thể thiếu của trẻ sơ sinh, đồng hành cùng các bà mẹ trong suốt hành trình nuôi dạy con từ lúc sinh ra đến khoảng 2-5 tuổi hay trước khi các bé có thể tự đi vệ sinh. Không chỉ trẻ em, bỉm dùng cho người già cũng được sử dụng phổ biến, đặc biệt là những trường hợp bị ốm đau, bệnh tật, không thể tự đi vệ sinh được hoặc bị mất ý thức.
Tuy nhiên, theo số liệu về dân số Việt Nam trong năm 2021 thì đã có 1.545.374 trẻ được sinh ra. Chỉ cần làm một thống kê nhỏ thôi về số bỉm thải ra môi trường, nhiều người cũng giật mình vì lượng rác thải khổng lồ từ việc sử dụng bỉm mỗi ngày. Điều ngạc nhiên, ngân sách mua sắm bỉm hàng tháng của các gia đình có trẻ nhỏ đứng trong "top" ngân sách sau học phí, tiền sữa và thực phẩm.
Người dân hầu như đều có thói quen đưa bỉm đã qua sử dụng, bỏ chung vào rác thải sinh hoạt của gia đình. Vậy, đã bao giờ họ quan tâm đến các vật liệu sản xuất bỉm dùng một lần để sử dụng đúng cách và vứt bỏ chúng an toàn chưa?
Câu trả lời chắc chắn là chưa?
Trông bề ngoài có vẻ cấu tạo khá đơn giản nhưng không, khi "mổ xẻ" một chiếc bỉm ra chúng ta sẽ thấy, bỉm dùng một lần được tạo thành bởi nhiều vật liệu và hợp chất khác nhau. Trong đó, lớp ngoài cùng được làm bằng màng polyethylen, lớp bên trong được làm từ polypropylene - những hợp chất hữu cơ tổng hợp rất bền, là nguyên nhân chính khiến cho bỉm lại có thời gian phân hủy lâu như vậy.
Thử hỏi, để sản xuất ra số lượng bỉm lớn như vậy, sẽ phải tốn bao nhiêu tấn bột giấy và nhựa, đã phải chặt bao nhiêu cây xanh để làm nguyên liệu hay đã có bao nhiêu điện, nước, hóa chất tẩy rửa… được nhà máy sử dụng trong quy trình sản xuất chỉ để các bé sử dụng trong một đêm. Đó còn chưa kể đến lượng nước xả thải của nhà máy được đổ ra sông, ra biển.
Ở Việt Nam, rác thải từ bỉm, tã giấy chiếm môt lượng khá lớn.
“Qua một ngày, một đêm hay chỉ sau một giấc ngủ, hàng triệu chiếc bỉm được bỏ vào thùng rác, như vậy, số lượng bỉm bẩn thải ra môi trường sẽ là bao nhiêu?” – câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc.
Ít ai biết rằng, sự tồn tại của bỉm qua sử dụng trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Nếu bỉm bẩn bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) cho biết, hiện nay tại Hà Nội, bình quân mỗi ngày phát sinh khoảng hơn 6.000 tấn rác thải sinh hoạt.
Việc sử dụng ồ ạt các loại sản phẩm dùng một lần như bỉm trong đời sống hằng ngày là tác nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm đất và nước trở nên trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, đời sống của con người.
Không thể phủ nhận sự tiện ích của bỉm khi vừa tiện cha mẹ, lợi cho bé nhưng lại có “tuổi thọ” phân huỷ trong môi trường tự nhiên khiến ai cũng “sốc” khi biết điều này.
PV Pháp luật Plus đã có cuộc khảo sát tại các siêu thị, cửa hàng bán bỉm trên địa bàn TP Hà Nội nhận thấy, trên thị trường hiện nay có khá nhiều nhãn hàng thiết kế đa dạng ở trong và ngoài nước để các phụ huynh thoải mái lựa chọn.
Khảo sát một vòng quanh các hội nhóm trên Facebook, các tài khoản đều bình luận khẳng định bỉm là lựa chọn tối ưu của các bà mẹ chăm con toàn thời gian và dùng bỉm rất sạch sẽ, khô thoáng, tiết kiệm thời gian…
Tại các công viên hoặc khu vui chơi trong siêu thị, trung tâm thương mại, điều dễ nhận thấy là cảnh các em bé chạy loăng quăng với cái mông phồng to vì mang bỉm.
Một số sản phẩm tã bỉm phổ biến tại Việt Nam, được các bà mẹ tin dùng.
Dùng bỉm cho con – “cuộc sống bỉm sữa” của các mẹ trở nên nhàn nhã hơn rất nhiều. Chị Phạm Thảo (Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) khẳng định sự tiện lợi của bỉm: “Sử dụng bỉm có rất nhiều lợi ích, con trai mình sẽ không bị dính chất bẩn khi vệ sinh nên quần áo lúc nào cũng sạch sẽ, 4-5h mới thay bỉm một lần nên không phải thay quần áo nhiều lần đồng nghĩa với việc không phải giặt giũ".
Sau khi tháo bỉm bẩn, chị Thảo cuộn tròn rồi bỏ vào túi bóng buộc kỹ, vứt chung vào túi rác của gia đình.
Cho rằng, bỉm là phát minh vĩ đại của loài người, là sự đột phá trong việc chăm sóc trẻ, nhất là hiện nay, bỉm rất đa dạng về chủng loại, mức giá, chất lượng tốt nên đối với chị Phạm Thị Hải Anh (Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội), bỉm là chân ái, giảm 90% sự cực nhọc vất vả của người chăm sóc trong hành trình nuôi dạy con cái.
Nhận thấy nhiều lợi ích của việc sử dụng bỉm cho trẻ, nhất là bỉm Mijuku đang dùng thì cũng như nhiều bà mẹ khác, chị Hải Anh không có hoạt động xử lý nào trước khi thải bỉm bẩn ra môi trường. Theo đó, chị Hải Anh bỏ vào thùng rác thải sinh hoạt của gia đình và sau đó đưa đi vứt ở thùng rác trước ngõ.
Cũng như các bà mẹ nuôi con nhỏ khác, chị Trần Thị Nhung (phường Phúc La, quận Hà Đông) lo lắng nếu không dùng bỉm cho cháu Nguyễn Tường Vy (SN 2020) thì sẽ dùng phương pháp nào thay thế.
Chị Nhung cho biết: “Mỗi ngày, tôi thay 4 cái bỉm cho con và mỗi tháng tốn khoảng trên dưới 1 triệu đồng mua bỉm. Để tiết kiệm tiền, tôi vẫn tiếp tục dùng bỉm cho bé thêm một thời gian nữa hoặc đến khi bé được 2 tuổi, sau đó tập dần cho bé gọi mỗi khi đi vệ sinh”.
Một chiếc bỉm đã qua sử dung lẫn trong túi rác thải sinh hoạt.
PV tiếp tục cuộc khảo sát tại các bệnh viện chuyên về sản, nhi tại Hà Nội, những bà mẹ tại đây đánh giá cao những hữu ích khi dùng bỉm cho trẻ. Tuy nhiên, khi PV hỏi tác hại và thời gian phân huỷ của bỉm ngoài môi trường thì phụ huynh nào cũng khẳng định KHÔNG BIẾT.
Chị Hà (Hà Đông) cho biết, mấy năm dùng bỉm cho con, sau khi sử dụng, chị thường bỏ vào túi rác của gia đình rồi đưa ra xe rác trước nhà. Vì quá tiện lợi nên gia đình chị luôn mua sẵn bỉm để trong nhà cho con dùng. Về thời gian phân huỷ hoàn toàn của bỉm, chị Hà chưa nghe bao giờ và tỏ vẻ bất ngờ. Tuy nhiên, vì sự tiện lợi mà bỉm mang lại nên bắt buộc chị vẫn phải dùng cho con.
Cũng như chị Hà, chị H. (quận Nam Từ Liêm) bất ngờ khi biết thông tin bỉm mất tới 500 năm mới phân huỷ được trong môi trường tự nhiên. Dù vậy, chị vẫn phải dùng bỉm cho trẻ, tuy không thường xuyên, với số lượng nhưng vẫn không thể bỏ hẳn. Chị H. dùng bỉm cho con từ lúc sinh ra đến nay là 2 tuổi, trong thời gian đó, cứ 3-4h chị thay bỉm cho con một lần. Nói về việc xử lý bỉm sau khi sử dụng, chị H. cho biết, nếu cháu đi nhẹ, chị sẽ cho vào túi rác sinh hoạt của gia đình, còn đi nặng thì chị buộc riêng và đưa ra bỏ ở thùng rác.
Hiện nay, dù bỉm được coi là loại rác thải khó phân hủy và có thể gây tác động lớn tới môi trường, nhưng việc thu gom chúng lại không có gì khác biệt so với các loại rác hữu cơ khác.
Cô Nguyễn Thị Dung – Giáo viên một trường mầm non tại quận Thanh Xuân cho biết, chị và các giáo viên khác đều không tin thời gian phân huỷ của bỉm lại lâu như vậy. “Mấy năm qua, tôi luôn phải sử dụng bỉm cho trẻ, loại nào cháu cũng mặc được. Nhiều khi chưa kịp mua bỉm, tôi thấy cực kỳ bất tiện, mất thời gian. Vì vậy, dùng bỉm - tôi có thêm cánh tay nối dài để chăm lo cho con” – chị Dung bày tỏ.
Ở Việt Nam và trên thế giới, sau khi sử dụng, hầu hết các bà mẹ đều không xử lý bỉm bẩn trước khi thải ra môi trường. Đặc biệt là với những mẹ có con nhỏ thì điều đáng chú ý nhất chính là những chiếc bỉm giấy bẩn chưa qua xử lý.
Có lẽ việc kêu gọi các bà mẹ trẻ không dùng bỉm cho con là vô ích, chỉ mong sao các mẹ cân nhắc chỉ sử dụng bỉm cho con vào ban đêm hoặc khi đi ra ngoài, còn ban ngày hãy tập cho bé có thói quen kêu khi cần hoặc đi vệ sinh theo giờ. Mặt khác, phụ huynh nên bắt đầu việc chấm dứt mặc bỉm cho con khi bé 1 tuổi.
Tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương 350 tỉ đồng để đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất, thời gian triển khai từ năm 2024 - 2027.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chơi và có ý định xuất cảnh trái phép trở về Trung Quốc bằng đường biển thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện và bắt giữ.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
Phát hiện đối tượng vi phạm giao thông, tổ công tác đã yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra, nhưng nam thanh niên không những không chấp hành mà tiếp tục tăng ga bỏ chạy và đã đâm vào một đồng chí trong tổ công tác bị thương, sau đó tiếp tục bỏ chạy.
Từ tháng 6/2024 đến khi bị bắt, bọn chúng đã tổ chức cho nhiều người dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa vay tiền với mức lãi suất từ 3.000 đồng đến 20.000 đồng/triệu/ngày (tương đương với 100 - 600%).
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.